40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án)

doc 25 trang Người đăng dothuong Lượt xem 900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 12 (Kèm đáp án)
ĐỀ THI THỬ ĐẶC SẮC CHINH PHỤC
ĐIỀM 9 – 10 MÔN SINH SỐ 12
Câu 1: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm nổi trội là
	A. chỉ gồm các dòng thuần chủng khác nhau.
	B. tần số alen trội bao giờ cũng bằng tần số alen lặn.
	C. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
	D. tần số kiểu gen đồng hợp bao giờ cũng bằng tần số kiểu gen dị hợp.
Câu 2: Trong loài người Homo erectus, đặc điểm nào sau đây chỉ có ở người cổ Bắc Kinh (Xinantrop)?
	A. Đi thẳng đứng.	B. Biết dùng lửa.
	C. Có lồi cằm	D. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động bằng đá.
Câu 3: Khi có sự phát tán hoặc di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc vì
	A. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên rất khác so với của quần thể gốc. 
	B. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng trong quá trình di cư của chúng.
	C. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng vì chưa thích nghi kịp thời với điều kiện sống mới.
	D. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể gốc.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn nguyên liệu tiến hóa?
	A. Biến dị tổ hợp được tạo ra qua quá trình sinh sản là nguyên liệu thứ cấp. 
	B. Đột biến gen xuất hiện với tần số thấp, là nguyên liệu sơ cấp.
	C. Nguyên liệu tiến hóa của quần thể có thể được bổ sung bởi sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác vào.
	D. Thường biến không di truyền được nên không có ý nghĩa đối với tiến hóa.
Câu 5: Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?
	A. Không gây hiện tượng nhờn thuốc.
	B. Không gây ô nhiễm môi trường.
	C. Có hiệu quả cao, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.
	D. Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.
Câu 6: Giả sử có một chủng vi khuẩn E.coli đột biến khiến chúng không có khả năng phân giải đường lactôzơ cho quá trình trao đổi chất. Đột biến nào sau đây không phải là nguyên nhân làm xuất hiện chủng vi khuẩn này?
	A. Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng. 
	B. Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
	C. Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
	D. Đột biến ở gen cấu trúc Y làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Câu 8: Ở ngô, gen nằm trong tất cả các lạp thể của một tế bào sinh dưỡng bị đột biến. Khi tế bào này nguyên phân bình thường, kết luận nào sau đây là đúng?
	A. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình. 
	B. Tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình tạo nên thể khảm.
	C. Chỉ một số tế bào con mang đột biến và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột biến.
	D. Gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp.
Câu 9: Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
	A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ. 
	B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố.
	C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ.
	D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.
Câu 10: Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô tế bào.                                                               (2) Cho sinh sản sinh dưỡng.
(3) Nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.       (4) Tự thụ phấn bắt buộc.
Ở thực vật, để duy trì năng suất và phẩm chất của một giống có ưu thế lai. Phương pháp sẽ được sử dụng là:
	A. (1), (2). 	B. (1), (2), (3).   	C. (1), (2), (3), (4)	D. (1), (3).
Câu 11: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những tế bào sơ khai được giữ lại và nhân lên là những tế bào
(1) được hình thành sớm nhất.
(2) có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
(3) có khả năng tăng kích thước.
(4) có khả năng phân chia và duy trì thành phần hóa học thích hợp của mình.
Số đặc điểm đúng là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 12: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
(1) Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
(2) Trong diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện càng muộn thì thời gian tồn tại càng dài.
(3) Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
(4) Diễn thế thứ sinh không thể hình thành nên những quần xã sinh vật tương đối ổn định.
Số phát biểu đúng là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 13: Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 14: Bao nhiêu hoạt động sau đây của con người góp phần vào việc khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng.        (2) Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.
(3) Tiết kiệm năng lượng điện.                 (4) Giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính.
	A. 3	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 15: Khi nói về các bằng chứng tiến hoá, một học sinh đã đưa ra các nhận định sau: 
(1) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(2) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin trong prôtêin giống nhau càng nhiều.
(3) Nếu trình tự axit amin trong một loại prôtêin giống nhau giữa 2 cá thể thì chứng tỏ 2 cá thể đó thuộc 1 loài.
(4) Trong tế bào của các loài sinh vật khác nhau đều có thành phần axit amin giống nhau là một loại bằng chứng tế bào học.
Các nhận định đúng gồm:
	A. (2), (3)	B. (1), (3), (4).	C. (1), (2).	D. (1), (2), (4).
Câu 16: Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.
(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác.
(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi?
	A. 2	B. 3	C. 5	D. 6
Câu 17: Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:
(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm. 
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.
(3) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Các phát biểu đúng là:
	A. (1), (2), (3), (4)	B. (1), (2), (4), (5).	C. (1), (3), (4)	D. (1), (2), (3), (4), (5).
Câu 18: Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy ở tất cả các tế bào đều có sự xuất hiện của 94 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một số nhận xét được rút ra như sau:
(1) Các tế bào trên đang ở kì sau của quá trình giảm phân 1.
(2) Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao hoặc hội chứng Claiphentơ.
(3) Thai nhi không thể mắc hội chứng Tơcnơ.
(4) Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ.
(5) Có thể sử dụng liệu pháp gen để loại bỏ những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi.
Số kết luận đúng là:
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 19: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, cho một số phát biểu nào sau đây:
(1) Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố ít gặp nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
(2) Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đều trong môi trường và các cá thể không có tính lãnh thổ.
(3)Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và các cá thể có tính lãnh thổ cao.
(4) Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và các cá thể thích sống tụ họp.
Số phát biểu đúng là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 20: Cho các phát biểu sau đây về ưu thế lai:
(1) Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở cơ thể mang nhiều cặp gen đồng hợp trội nhất.
(2) Lai thuận nghịch có thể làm thay đổi ưu thế lai ở đời con.
(3) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có ưu thế lai cao.
(4) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế cao làm giống vì chúng không đồng nhất về kiểu hình.
(5) Phương pháp sinh sản sinh dưỡng là phương pháp phổ biến nhất để duy trì ưu thế lai ở thực vật.
(6) Phương pháp sử dụng hai dòng thuần chủng mang các cặp gen tương phản để tạo con lai có ưu thế lai được gọi là lai khác dòng kép.
Số phát biểu không đúng là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 21: Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh. 
(2) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
(3)Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
(4)Loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A.
(5)Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 22: Cho các phát biểu sau về cấu trúc của lưới thức ăn trong hệ sinh thái:
(1) Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.
(2) Cấu trúc của lưới thức ăn luôn được duy trì ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống.
(3) Khi bị mất một mắt xích nào đó, cấu trúc của lưới thức ăn vẫn không thay đổi.
(4) Lưới thức ăn càng đa dạng thì có tính ổn định của hệ sinh thái càng cao.
(5) Mỗi bậc dinh dưỡng trong lưới thức ăn chỉ bao gồm một loài.
(6) Tổng năng lượng của các bậc dinh dưỡng phía sau luôn nhỏ hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng phía trước.
(7) Trong quá trình diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã được hình thành sau luôn phức tạp hơn quần xã được hình thành trước.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 23: Một gen nhân đôi liên tiếp 4 lần. Giả sử rằng 5-Brôm Uraxin chỉ xâm nhập vào một sợi mới đang tổng hợp ở một trong hai gen con đang bước vào lần nhân đôi thứ hai thì tỉ lệ gen đột biến so với gen bình thường được tạo ra từ quá trình nhân đôi trên là bao nhiêu?
	A. 1/15	B. 1/7	C. 1/14	D. 1/16
Câu 24: Thế hệ xuất phát của một quần thể có 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Quần thể tự thụ qua 5 thế hệ, các cá thể có kiểu hình lặn bị chết ngay ở giai đoạn phôi. Cấu trúc di truyền của quần thể F5 là :
	A. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1.	B. 
	C. 	D. 
Câu 25: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các nuclêôtit là 5’– GXATGAAXTTTGATXX –3’. Tỉ lệ  trên đoạn mạch thứ hai của gen là
	A. 9/7	B. 7/9	C. 4/3	D. 3/4.
Câu 26: Ở một loài thực vật, xét 1 gen có 2 alen thuộc 1 cặp NST thường. Nếu giả sử quần thể bao gồm các loại cây thể lưỡng bội, tam nhiễm và tứ nhiễm đều có khả năng sinh giao tử bình thường và các giao tử đều sống sót thì theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai cho đời con có sư phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1: 2: 1?
	A. 3	B. 8	C. 9	D. 15
Câu 27: Lai hai dòng chuột đuôi dài và đuôi ngắn được F1 toàn chuột đuôi dài, cho F1 giao phối được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 đuôi dài: 1 đuôi ngắn. Xác suất để đời con của một tổ hợp lai giữa 2 chuột F1 thu được 2 con đuôi dài và 2 con đuôi ngắn là:
	A. 54/256	B. 12/256	C. 81/256	D. 108/256.
Câu 28: Ở E.coli, trong quá trình dịch mã của một phân tử mARN, môi trường đã cung cấp 199 axit amin để hình thành nên một chuỗi polipeptit. Gen tổng hợp nên phân tử mARN này có tỉ lệ A/G = 0,6. Khi đột biến gen xảy ra, chiều dài của gen không đổi nhưng tỉ lệ A/G = 60,43% đột biến này thuộc dạng:
	A. Thay thế 4 cặp G-X bằng 4 cặp A-T.	B. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
	C. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.	D. Thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp G-X.
Câu 29: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzym có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzym B qui định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Thực hiện một phép lai (P) giữa một cây hoa xanh với một cây hoa trắng, đời F1 thu được 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng. Nếu cho các cây hoa đỏ và hoa trắng ở F1 giao phấn với nhau thỉ tỉ lệ cây hoa đỏ xuất hiện ở đời lai là:
	A. 37,5%	B. 25%	C. 62,5%.	D. 12,5%.
Câu 30: Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể tứ nhiễm ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?
	A. AAA, AO, aa. 	B. Aaa, AO, AA.	C. AAA, AO, Aa.	D. AAa, aO, AA.
Câu 31: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, xét phép lai: P:. Tỉ lệ kiểu hình đực mang tất cả các tính trạng trội ở F1 chiếm 8,75%. Cho biết không có đột biến xảy ra, hãy chọn kết luận đúng?
	A. Theo lí thuyết, ở đời F1 có tối đa 112 kiểu gen. 
	B. Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1 chiếm tỉ lệ 21,25%.
	C. Trong số các con cái có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng ở F1, tỉ lệ cá thể có kiểu gen đồng hợp là 10%.
	D. Cho con đực P đem lai phân tích, ở Fb thu được các cá thể dị hợp về tất cả các cặp gen là 25%.
Câu 32: Nếu trong quá trình giảm phân ở tất cả các tế bào sinh trứng của châu chấu cái (2n=24) đều hoàn toàn bình thường, còn ở tất cả các tế bào sinh tinh của châu chấu đực đều không có sự phân li của nhiễm sắc thể giới tính thì tính theo lí thuyết, khi 2 con châu chấu này giao phối với nhau sẽ tạo ra loại hợp tử chứa 23 nhiễm sắc thể với tỉ lệ là:
	A. 25%.  	B. 50%       	C. 75%.     	D. 12,5%.
Câu 33: Có 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen  giảm phân hình thành giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo, tỷ lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
(1) 6:6:1:1.              	   	(2) 2:2:1:1:1:1.	(3) 2:2:1:1.                 (4) 3:3:1:1.
(5) 1:1:1:1.                      	(6) 1:1.	(7) 4: 4: 1: 1          (8) 1:1:1:1:1:1:1:1.
Số các phương án đúng là
	A. 1, 2, 5, 7, 8. 	B. 1, 3, 5, 6, 7.	C. 2, 4, 5, 6, 8	D. 2, 3, 4, 6, 7.
Câu 34: Nếu các gen trên cùng một nhiễm sắc thể liên kết không hoàn toàn thì phép lai cho đời con có số kiểu gen nhiều nhất trong số các phép lai sau là:
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 35: Ở ruồi giấm, hai gen B và V cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, trong đó B quy định thân xám trội hoàn toàn so với b quy định thân đen, V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với v quy định cánh cụt; gen D nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d quy định mắt trắng. Cho ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ giao phối với ruồi đực thân đen, cánh cụt, mắt trắng được F1 có 100% cá thể mang kiểu hình giống ruồi mẹ. Các cá thể F1 giao phối tự do thu được F2. Ở F2, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%.Cho các phát biểu sau:
(1) Kiểu gen của ruồi cái F1 là 
(2) Tần số hoán vị gen của con ruồi đực F1 là 20%.
(3) Nếu cho ruồi cái F1 lai phân tích thì ở đời con, loại ruồi đực có thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%. 
(4) Cho các con ruồi cái có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2 giao phối với con ruồi đực F1, ở thế hệ con, trong những con ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ thì con ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ 72,3%.
Số phát biểu đúng là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 36: Ở một loài thú, xét 3 gen: gen A có 3 alen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen B có 4 alen, gen C có 5 alen, gen B và gen C cùng nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Cho các phát biểu sau:
(1) Số loại giao tử đực được tạo ra tối đa trong quần thể là 80.
(2) Số loại giao tử cái được tạo ra tối đa trong quần thể là 60.
(3) Số loại kiểu gen tối đa được tạo ra trong quần thể là 3030.
(4) Số loại kiểu gen dị hợp về 2 trong 3 cặp gen được tạo ra tối đa trong quần thể là 1500.
Số phát biểu đúng là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 37: Ở người, tính trạng thuận tay là do một locus trên NST thường chi phối, alen A quy định thuận tay phải là trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Ở một quần thể người, người ta nhận thấy có 16% dân số thuận tay trái, nếu quần thể này cân bằng di truyền về locus nghiên cứu thì xác suất để một cặp vợ chồng đều thuận tay phải trong quần thể nói trên sinh ra hai đứa con đều thuận tay phải là bao nhiêu?
	A. 61,23%	B. 2,56%	C. 7,84%. 	D. 85,71%.
Câu 38: Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A qui định có sừng, a qui định không sừng. Biết rằng, ở cơ thể cừu đực, A trội hơn a, nhưng ngược lại , ở cừu cái, a lại trội hơn A. Trong 1 quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ đực: cái bằng 1:1, cừu có sừng chiếm 70%. Người ta cho những con cừu không sừng giao phối tự do với nhau. Tỉ lệ cừu không sừng thu được ở đời con là:
	A. 7/34	B. 10/17	C. 17/34.	D. 27/34.
Câu 39: Lai ruồi giấm  mắt đỏ tươi thuần chủng với ruồi đực có mắt trắng thuần chủng người ta thu được 100% ruồi cái F1 có mắt đỏ tía và 100% ruồi đực F1 có mắt đỏ tươi. Cho ruồi  F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau người ta thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình : 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tía, 3/8 số ruồi F2 có mắt đỏ tươi và 2/8 sốruồi F2 có mắt trắng. Biết rằng không có hiện tượng đột biến xảy ra và không có hiện tượng gen gây chết. Nếu cho các con ruồi mắt đỏ tía ở F2 ngẫu phối thì tỉ lệ ruồi đực mắt trắng thu được là
	A. 1/9.	B. 2/9.  	C. 4/9.      	D. 1/18.
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền nhóm máu hệ ABO và một bệnh M ở người do 2 locut thuộc 2 cặp NST khác nhau qui định. Biết rằng, bệnh M trong phả hệ là do một trong 2 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn của một gen quy định; gen quy định nhóm máu gồm 3 alen  trong đó alen  quy định nhóm máu A, alen  quy định nhóm máu B đều trội hoàn toàn so với alen  quy định nhóm máu O và quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu với 4% số người có nhóm máu O và 21% số người có nhóm máu B.
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Đáp án
1-C
2-B
3-
4-
5-
6-
7-
8-
9-
10-
11-
12-
13-
14-
15-
16-
17-
18-
19-
20-
21-
22-
23-
24-
25-
26-
27-
28-
29-
30-
31-
32-
33-
34-
35-
36-
37-
38-
39-
40-
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
- Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu có đặc điểm nổi trội là đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 2: Đáp án B
- Trong loài người Homo erectus, đặc điểm biết dùng lửa chỉ có ở người cổ Bắc Kinh (Xinantrop) 
Câu 3: Đáp án D
- Nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể gốc nên tạo ra tần số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc.
Câu 4: Đáp án D
- Phương án A, B, C đúng.
- Phương án D không đúng. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi vật chất di

Tài liệu đính kèm:

  • docethithuthptqgmonsinhhocnam2017hayvakhodeso12filewordcoloigiai.doc