Đề kiểm tra tổng hợp học kì I môn: Ngữ văn khối: 6 - Trường THCS Phan Chu Trinh

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1266Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tổng hợp học kì I môn: Ngữ văn khối: 6 - Trường THCS Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tổng hợp học kì I môn: Ngữ văn khối: 6 - Trường THCS Phan Chu Trinh
 UBND HUYỆN ĐĂKG LONG
TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH
ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN
KHỐI: 6. THỜI GIAN: 90’
* ĐỀ 1:
 I/ Phần trắc nghiệm: 2đ
 Câu 1: Ý nghĩa nổi bật của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là gì?
 A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
 B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
 C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.C
 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
 Câu 2: Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?
 A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
 B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
 C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.
 D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
 Câu 3: Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
 A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
 B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
 C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
 D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
 Câu 4: Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào? 
 A. Phản ánh hiện thực cuộc sống. 	 C. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp.
	 B. Giáo dục con người. 	 D. Truyền đạt kinh nghiệm.
 Câu 5: Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt?
 A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác.
 B. Do có một thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức.
 C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển.
 D. Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt
 Câu 6: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm phía sau?
	 A. Định, toan, dám, đừng . 	 	C. Khóc, cười, hát, đọc.
	 B. Ăn, ngủ, chạy, đi. 	 	 D. Giặt, là, ủi, hấp.
 Câu 7: Khi kể chuyện tưởng tượng, cần phải tưởng tượng như thế nào? 
	 A. Càng xa rời hiện thực càng tốt.
 B. Có lôgic, có ý nghĩa, dựa trên những điều có thật.
 	 C. Càng li kì, bay bổng càng tốt.
 	 D. Kể đúng như nó vốn có trong thực tế.
 Câu 8: Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên:
 A. Kể theo trình tự thời gian tự nhiên 	 
 B. Việc gì xảy ra trước, kể trước 	 	 
 C. Việc gì xảy ra sau, kể sau
 D. Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau. 
 II/ Phần tự luận: 8đ 
 Câu 1: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”?
 Câu 2: Cho đoạn văn sau:
 Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
Tìm các động từ xuất hiện trong đoạn văn trên? 1đ
 Câu 3: Tập làm văn:
 Kể chuyện hai mươi năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra? 6đ
HẾT.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM 
I/ Phần trắc nghiệm: 2đ
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
D
D
A
A
B
D
II/ Phần tự luận:
 Câu 1: Ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” 1đ
 - Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. (0,5đ)
 - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt. (0,5đ)
 Câu 2:(1đ) 
 Tìm đủ động từ: đi, bỏ, về , chơi, ngồi, dệt, trông thấy, cầm, cắt, nói.
 Câu 3: Tập làm văn : 
 a. Về hình thức: - Bài văn bố cục rõ ràng, mạch lạc (0,5đ).
	 - Chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5đ)
 b. Về nội dung:
 - Mở bài: Giới thiệu lí do về thăm trường cũ. 1đ
 - Thân bài: 3đ
 + Mái trường em sau 20 năm sẽ có thay đổi gì (Cây cối, vườn hoa đổi thay, có xây dựng thêm những tầng mới)
 + Thầy cô có gì thay đổi, em sẽ nói gì với thầy cô.
 + Các bạn em thay đổi thế nào(Thành đạt, sự nghiệp thăng tiến)
 - Kết bài: 1đ Cảm nghĩ của em về mái trường
* ĐỀ 2: 
I/ Phần trắc nghiệm: 2đ
 Câu 1: Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” không nhằm nêu lên bài học gì ?
	 A. Phải biết quan sát xung quanh	
 B. Phải mở rộng hiểu biết, không chủ quan kiêu ngạo.	 
 C. Phê phán kẻ hiểu biết nông cạn lại huyênh hoang.	
 D. Phê phán thói tự ti quá mức.
 Câu 2: Dòng nào thể hiện đúng nhất chủ đề của truyện “Mẹ hiền dạy con”:
 A. Thể hiện tình thương của mẹ Mạnh Tử với con.
 B. Thể hiện tình cảm của Mạnh Tử với mẹ.	
 C. Trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho.
 D. Nêu ra bài học dạy con nên người.
 Câu 3: Dòng nào không nói đúng chức năng của Chỉ từ?
	A. Làm phụ ngữ trong cụm danh từ C. Làm chủ ngữ trong câu
	B. Làm vị ngữ trong câu D. Làm trạng ngữ trong câu
 Câu 4: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Sơn hà. B. Tổ quốc.
 C. Phụ huynh. D. Pa- ra- bôn.
 Câu 5: Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng?
 A. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích.
 B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
 C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
 D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
 Câu 6: Đâu là sự việc khởi đầu trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
 A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn.
 B. Vua Hùng muốn kén cho con gái một người chồng.
 C. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
 D. Vua Hùng cho Sơn Tinh đón con gái.
 Câu 7: Chủ đề của một văn bản là gì?
 A. Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản.
 B. Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.
 C. Là nội dung cần được làm sáng tỏ trong văn bản.
 D. Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 Câu 8: Trong văn tự sự, nhân vật có liên quan như thế nào với sự việc?
 A. Liên quan nhiều.
 B. Liên quan ít.
 C. Liên quan nhiều hoặc ít.
 D. Không có liên quan gì.
 II/ Phần tự luận: 8đ 
 Câu 1: (1đ) Phân biệt nghĩa của các cặp từ sau:
 a. “Viết” và “vẽ”. (0,5đ)
 b. “Tát ” và đấm”. (0,5đ)
 Câu 2 : (1đ)
 Hãy sắp xếp lại các sự việc sau theo đúng trình tự truyện “Thánh Gióng ”:
 (1)Thánh Gióng lên ba mà chẳng biết nói, biết cười.
 (2) Thánh Gióng yêu cầu vua cho làm ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
 (3) Đời Hùng Vương thứ sáu có hai vợ chồng ông lão đã già mà vẫn chưa có con.
 (4) Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ.
 (5) Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt ra trận, giết giặc.
 (6) Dân nhớ công ơn lập đền thờ người anh hùng cứu nước.
 (7) Thắng giặc, Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời.
 Câu 3 : Tập làm văn (6đ)
 H·y ®ãng vai M· L­¬ng trong truyÖn “C©y bót thÇn” ®Ó kÓ l¹i c©u chuyÖn Êy ?
HẾT.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM 
I/ Phần trắc nghiệm: 2đ
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
D
A
B
D
C
 II/ Phần tự luận : 8đ
 Câu 1 : (1đ)
 a. “Viết” và “vẽ” đều dùng dụng cụ giống nhau, nhưng “viết” là tạo ra chữ, còn “vẽ” là tạo ra hình ảnh sự vật. (0,5đ)
 b. “Tát ” và đấm”đều là hoạt động đánh của tay. Nhưng “tát ” là đánh vào mặt bằng bàn tay xoè, còn “đấm” là đánh bằng nắm tay. (0,5đ)
 Câu 2 : (1đ)
 Sắp xếp : (3), (1), (2), (4), (5), (7), (6)
 Câu 3 : (6đ)
a. Về hình thức: - Bài văn bố cục rõ ràng, mạch lạc (0,5đ).
	 - Chữ viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả (0,5đ)
 b. Về nội dung:
 - Më bµi : Giíi thiÖu hoµn c¶nh nh©n vËt M· L­¬ng (1® )
 - Th©n bµi:(3 ®)
 + M· l­¬ng dèc lßng häc vÏ, ®­îc thÇn th­ëng bót thÇn
 + M· L­¬ng ®em tµi n¨ng phôc vô nh©n d©n
 + M· L­¬ng dïng bót thÇn trõng trÞ ®Þa chñ vµ tên vua gian ¸c
 - KÕt bµi( 1® ) M· L­¬ng l¹i vÒ sèng,vÏ gi÷a lßng d©n
.HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_NGU_VAN_6_KY_I.doc