Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 9 - Tuần 24

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2231Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 9 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 9 - Tuần 24
Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 24
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu 1: Viễn Phương viết bài thơ "Viếng lăng Bác" trong thời điểm nào?
	A. Năm 1976.	C. Sau khi miền Nam giải phóng.
	B. Lăng Bác khánh thành.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 2: Bài "Mùa xuân nho nhỏ" được viết giống thể thơ của tác phẩm nào? 
	A. Đêm nay Bác không ngủ 	C. Đồng chí
	B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 	D. Đoàn thuyền đánh cá 
Câu 3: Nhận xét nào đúng khi nói về các hình ảnh "con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến" trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"? 
	A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân 
	B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống 
C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có 
D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết được cống hiến của nhà thơ 
Câu 4: Nhà thơ đã thể hiện điều gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"? 
	A. Tình yêu thiên nhiên đất nước 	C. Khát vọng cống hiến cho đời
	B. Tình yêu cuộc sống 	D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có mấy hình ảnh mùa xuân?
	A. Một	B. Hai	C. Ba	D. Bốn
Câu 6: Nhận xét nào đúng về bài thơ "Viếng Lăng Bác" của Viễn Phương? 
A. Thể thơ 5 chữ, nhạc điêu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
B. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, đẹp và gợi cảm , lời thơ bình dị mà cô đúc.
C. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Câu 7: Câu thơ " Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" sử dụng phép tu từ gì?
	A. So sánh 	B. ẩn dụ 	C. Hoán dụ 	D. Nhân hoá 
Câu 8: Phần chú thích sau, ứng với tác giả nào?
	“Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong ngững cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ”
	A. Viễn Phương	B. Thanh Hải	C. Hữu Thỉnh
Câu 9: Nhận xét nào đúng khi nói về giọng điệu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?
	A. Hào hùng, mạnh mẽ, sâu lắng	C. Trong sáng, trữ tình, thiết tha, gần gũi dân ca
	B. Nghiêm trang, thành kính	D. Cả A, B, C.
Câu 10: Làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) gồm mấy bước?
	A. Ba bước	 B. Bốn bước	C. Năm bước	D. Sáu bước
Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu 1 Tong bài thơ "Sang thu", sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? 
	A. Từ một mùi hương 	C. Từ một dòng sông
	B. Từ một đám mây 	D. Từ một cánh chim
Câu 2: Hai câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về" Sử dụng phép tu từ nào? 
	A. Nhân hoá 	B. So sánh 	C. Hoán dụ 	D. Điệp từ
Câu 3: ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ "Sang thu"?
A. Sử dụng câu thơ ngắn gọn, chính xác.
B. Sử dụng linh hoạt, phong phú các phép tu từ so sánh, ẩn dụ.
C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, giàu sức biểu cảm.
D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa triết lý. 
Câu 4; Cách gọi " Người đồng mình" trong bài thơ “Nói với con”dùng chỉ đối tượng nào? 
	A. Những người ở cùng làng C. Những người cùng nhà
	B. những người cùng thôn xã D. Những người sống cùng miền đất, cùng quê hương
Câu5: Cụm từ "Lên thác xuống ghềnh" là: 
Tục ngữ 	B. Thành ngữ 	C. Quán ngữ 
Câu 6: Nghĩa tường minh là gì? 
	A. Nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán từ những từ ngữ trong câu. 
	B. Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu 
C Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn ý.
D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh
Câu 7: Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: "... Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy" 
	A. Nghĩa tường minh 	B. Hàm ý 	C. Nghĩa khái quát
Câu 8: Câu nào sau đây có chứa hàm ý? 
A.Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão.
C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
D. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 9: Câu in đậm trong tình huống sau đây chứa hàm ý gì? 
	Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào; Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? 
	A.Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ. 
 B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút. 
C Phê bình học sinh đó về việc không đi học đúng giờ.
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Câu 10: Dòng nào không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? 
Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ
B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật trong đoạn thơ, bài thơ để phân tích
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,... để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết
Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu 1: Nhận định nào là chính xác về nhà thơ Ta - go? 
	A. Là nhà thơ cổ điển của nước Anh C. Là nhà thơ cổ điển của ấn Độ
	B. Là nhà thơ hiện đại của nước Anh D. Là nhà thơ hiện đại của ấn Độ
Câu 2: Chủ đề của bài thơ " Mây và sóng" là gì? 
	A. Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt 	C. Tình anh em sâu nặng
	B. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc	D. Chọn A và B.
 Câu 3: Bài thơ "Mây và sóng"gợi cho ta suy ngẫm về điều gì trong cuộc sống? 
A. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ở ngay chính cõi đời này và chính con người tạo dựng nên.
B. Để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những đỉêm tựa ấy.
C. Niềm vui, hạnh phúc chẳng phải điều gì bí ẩn, xa xôi mà ở ngay chính cõi đời này và chính con người tạo dựng nên và để từ chối những cám dỗ trong cuộc đời, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những đỉêm tựa ấy.
Câu 4; Nhận xét nào sau đây là đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ? 
	A.Vừa lung linh, kì ảo vừa chân thực, sing động C.Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc
	B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ sâu sắc D. Gồm cả 3 ý trên
Câu 5: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác trong giai đoạn nào?
	A. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp	C. Giai đoạn sau 1975
B. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ	
Câu 6: Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào?
	A. Người nói (người viết) có trình độ văn hoá cao
	B. Người nghe (người đọc) có trình độ văn hoá cao
	C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán, hiểu hàm ý.
	D. Cả ba điều kiện trên.
Câu 7: Điểm giống nhau của ba bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ", "Con cò", "Mây và sóng": 
	A. Cùng đề cập đến tình mẹ con, thiêng liêng, thắm thiết. C. Cùng một thời điểm sáng tác.
B. Cùng sáng tác theo thể thơ tự do	 D. Cả A, B, C.
Câu 8: Một số đặc điểm sau phù hợp với bài thơ nào?
	“ Sáng tác năm 1948, viết theo thể thơ tự do, ca ngợi tình đồng chí của những người lính”
	A. Bài thơ về tiểu đội xe không kính	B. Đồng chí	C. ánh trăng
Câu 9: Dòng nào sắp xếp các bài thơ đúng theo trình tự thời gian sáng tác? (từ sáng tác trước đến sáng tác sau)
	A. Đoàn thuyền đánh cá, bài thơ về tiểu đội xe không kính, Con cò, ánh trăng.
	B. Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Nói với con, Sang thu.
	C. Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Sang thu
	D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá, Nói với con.
Câu 10: Hai bài thơ “Đồng chí” và “bài thơ về tiểu đội xe không kính” có điểm nào giống nhau?
	A. Cùng sử dụng bút pháp hiện thực	
	B. Cùng viết về hình ảnh người lính	
C. Cùng thời điểm sáng tác, cùng sử dụng bút pháp hiện thực
	D. Cùng viết về hình ảnh người lính và cùng sử dụng bút pháp hiện thực
Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 27
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu 1: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về văn bản nhật dụng? 
Đề cập đến những vấn đề gần gũi, bức thiết đang diễn ra trong cuộc sống hiện đại.
Có thể được viết bằng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
Không có giá trị như một tác phẩm văn học
Câu 2: Văn bản nào sau đây viết về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống ? 
	A.Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000	C. Cổng trường mở ra
	B. Ca Huế trên sông Hương 	D. Mẹ tôi
Câu 3: Văn bản nhật dụng nào sau đây được viết chủ yếu bằng phương thức tự sự? 
	A. Mẹ tôi C. Ca Huế trên sông Hương
	B. Cuộc chia tay của những con búp bê D. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử 
Câu 4; Văn bản nhật dụng nào sau đây sử dụng nhiều yếu tố nghị luận? 
Mẹ tôi 
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
C. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Câu 5: Khi học các văn bản nhật dụng cần lưu ý điều gì? 
A. Tạo thói quen liên hệ vấn đề được đặt ra với cuộc sống, xã hội.
B. Cần có kiến gíải, quan điểm riêng, đề xuất kiến nghị và giải pháp về những vấn đề đặt ra trong văn bản.
C. Cần vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những nội dung đặt ra trong văn bản.
D. Gồm tất cả những nội dung trên
Câu 6: Bài thơ nào được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt-khi tác giả nằm trên giường bệnh? 
	A. Mùa xuân nho nhỏ 	C. Viếng lăng Bác
	B. Con cò 	D. Nói với con
Câu 7: Dòng nào sau đây nói lên thái độ ứng xử đúng nhất đối với tiếng địa phương?
A. Giữ nguyên cách nói của địa phương, không thay đổi trong bất cứ trường hợp nào.
B. Khi ra ngoài địa phương thì nhất thiết không dùng tiếng địa phương trong giao tiếp.
C. Tôn trọng đúng mực, sử dụng phù hợp với môi trường giao tiếp.
D. Đến địa phương nào thì nhất thiết phải dùng tiếng địa phương nơi ấy.
Câu 8: Trong những dòng sau, dòng nào không có từ địa phương?
	A. Liền anh, liền chị C. Cá quả, cá rô
	B. Anh sui, chị sui D. Chi, mô, răng, rứa
Câu 9: Nhận xét về từ "kêu" trong hai câu sau:
	1. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
	- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!
	2. - Con kêu rồi mà người ta không nghe
	A. Cả hai từ "kêu" đều là từ địa phương	C. Kêu (1) từ địa phương, "kêu" (2) từ toàn dân
	B. Cả hai từ "kêu" đều là từ toàn dân	D. Kêu (1) từ toàn dân, "kêu" (2) từ địa phương
Câu 10 Những từ điạ phương tìm được trong câu ca dao sau đây là của vùng nào?
	 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 
 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
	A. Hải Phòng 	B. Hà Nội 	C. Nghệ An 	D. Nam Bộ 
Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ- Môn: Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 28
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu 1: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác truyện ngắn Bến quê?
	A. Tô Hoài, sau 1975 C. Nguyễn Minh Châu, Kháng chiến chống Mỹ
	B. Nguyễn Khải , 1954 - 1975 D. Nguyễn Minh Châu, sau 1975
Câu 2: ý nào sau đây nêu tình huống truyện ngắn của Bến quê?
A. Nhĩ bị ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nâng giấc nên anh luôn day dứt về điều đó.
B. Nhĩ bị ốm, anh muồn con mình sang bên kia sông thăm lại nơi trước kia anh đã nhiều lần sang chơi.
C. Nhĩ bị ốm nặng trong những ngày cuỗi cùng của cuộc đời mình, anh chỉ khao khát được đặt chân lên bờ kia của con sông gần nhà.
D. Nhĩ bị ốm trong những ngày dưỡng bệnh, anh luôn suy nghĩ về việc nếu khỏi bệnh anh sẽ đi thăm thú những nơi trước đây anh đã dự định mà chưa đi được.
Câu 3: ở trên giường bệnh, Nhĩ - trong truyện ngắn "bến quê", đã cảm thấy gì qua khung cửa sổ?
A. Thiên nhiên như mang một sắc màu mới, thật lạ mắt.
B. Thiên nhiên dường như nhợt nhạt và xám xịt
C. Thiên nhiên mang một sắc màu thân thuộc như nhưng gì thân thuộc nhất của quê hương.
D. Thấy mọi vật đều bình thường như mọi ngày
Câu 4: Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn "bến quê", cảm nhận điều gì về Liên, người vợ của anh?
	A. Tần tảo, chịu đựng, hi sinh 	 C. Đảm đang, tháo vát nhưng hơi đanh đá
	B. Thông minh và sống rất giản dị D. Cả A, B, C.
Câu 5: Trong dòng tâm tưởng đang đi trên bãi bồi bên kia sông, Nhĩ trong truyện ngắn "bến quê", thấy mình giống:
	A. Một khách du lịch 	B. Một nhà thám hiểm	 C. Một nhà địa chất
Câu 6; Vì sao Nhĩ trong truyện ngắn "bến quê", lại muốn được sang bên kia sông ?
A. Vì bên đấy có nhiều điều mới lạ hơn so với những nơi anh đã từng đặt chân đến
B. Vì chưa bao giờ Nhĩ đặt lên mảnh đất ấy và lúc này anh mới cảm nhận được vẻ đẹp gần gũi, bình dị thân thương mà thiêng liêng của nó.
C. Vì đấy là nơi duy nhất anh chưa chặt chân đến sau khi đã đi khắp "Xó xỉnh của thế giới" 
D. Vì Nhĩ muốn thoát ra khỏi cảnh, ốm yếu, tù túng của bản thân và không gian vắng lặng của ngôi nhà.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng về nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn "bến quê",?
A. Là người đi nhiều, biết nhiều nơi trên thế giới nhưng tình cảm với quê hương thì hời hợt.
B. Là người suốt đời chỉ mong muốn những điều nhỏ bé, bình thường mà không đạt được.
C. Là người biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp gần gũi, bình dị của cuộc sồng quê hương
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật nhất về nghệ thuật của truyện ngắn "Bến quê"?
A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo
B. Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế
C. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
Câu 9: Từ ngữ in đậm trong câu văn sau là thành phần gì?
	" Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó"
	A. Tình thái	 B. Khởi ngữ	 C. Cảm thán	D. Phụ chú
Câu 10: Nhận định sau đúng hay sai: "Liên kết câu và liên kết đoạn văn hoàn toàn giống nhau, chỗ khác nhau chỉ là hai câu có liên kết với nhau cùng nằm trong một đoạn văn hay nằm ở hai đoạn văn khác nhau."
	A. Đúng 	B. Sai
Hướng dẫn chấm TNKQ Ngữ văn - Lớp 9
(Tuần 24 - Tuần 28)
Tuần
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
24
D
A
D
D
C
B
B
A
C
B
25
A
A
C
D
B
B
B
A
C
B
26
D
A
C
D
B
C
A
B
C
D
27
C
A
B
B
D
A
C
C
D
C
28
D
C
C
A
B
B
C
C
B
A

Tài liệu đính kèm:

  • docNvan_9T2428_M.doc