Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Ngữ văn Lớp 9 Tuần 1 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang *Câu1: ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh": A. Biết kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới. Câu 2: Lối sống vô cùng giản dị của Bác biểu hiện như thế nào? A. Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ C. Ăn uống đạm bạc. B. Trang phục hết sức giản dị D. Cả A, B, C. *Câu 3: Ai là người không được nhắc đến trong phần cuối văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" khi tác giả liên tưởng cách sống của Bác với các nhà hiền triết xưa? A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Nguyễn Dữ Câu 4: Những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh": A. Kết hợp giữa kể và bình luận C. Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu B. Hình ảnh đối lập và dùng từ Hán Việt phù hợp D. Cả A, B, C Câu 5: Thành ngữ "Nói có sách, mách có chứng" thuộc phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất Câu 6: "Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa." Phần giải thích trên muốn đề cập đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất Câu 7: Thành ngữ nào liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại? A."Cãi chày cãi cối" C."Hứa hươu hứa vượn" B."Ăn không nói có" D. Cả A, B, C. **Câu 8: Câu văn sau mắc lỗi gì? “Anh ấy đã cứu sống ba em nhỏ thoát chết” A. Dùng từ không đúng nghĩa B. Thừa từ C. Không mắc lỗi gì **Câu 9: " Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa mi-li-mét, bề dài khoảng hai, ba xăng-ti-mét, một đầu nhọn, một đầu tù, có lỗ trôn để xâu chỉ." Đoạn văn thuyết minh trên sử dụng nghệ thuật gì? A. Đối thoại theo lối ẩn dụ B. Sự vật tự thuật về mình C. Nói quá và hoán dụ Câu 10: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì? A. Bài văn sinh động, hấp dẫn C. Gây hứng thú cho người đọc B. Nổi bật đặc điểm đối tượng D. Cả A, B, C Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Ngữ văn Lớp 9 Tuần 2 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1 "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của G.G. Mác-két là văn bản: A. Nghị luận B. Tự sự C. Thuyết minh D. Biểu cảm Câu 2 Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình": A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất B. Kêu gọi nhân loại hành động ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. C. Cần kích thích khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang. D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân Câu 3: G.G. Mác-két là nhà văn nước nào? A. Cô lôm bi a B. Đức C. Mỹ D. Tây Ban Nha *Câu 4 Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" gồm: A. Hai luận cứ B. Ba luận cứ C. Bốn luận cứ D. Năm luận cứ **Câu 5: Chủ đích lớn nhất mà tác giả muốn gửi tới mọi người trong văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là: A. Thông báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân B. Chỉ rõ: Chiến tranh hạt nhân làm con người mất đi khả năng được sống tốt đẹp. C. Chỉ rõ: Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hoá của tự nhiên D. Nhấn mạnh: Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của loài người. Câu 6: Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" giàu sức thuyết phục và gây ấn tượng vì: A. Lập luận chặt chẽ C. Chứng cứ xác thực, phong phú, cụ thể. B. Nhiệt tình của tác giả D. Cả A, B, C *Câu 7 Câu ca dao: "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Nhắc chúng ta phải thực hiện phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ C. Phương châm cách thức B. Phương châm lịch sự D. Cả A, B, C. Câu 8: Thành ngữ: “Dây cà ra dây muống" dùng để chỉ cách nói: A. Dài dòng rườm rà C. Ngắn gọn, rành mạch B. ấp úng, không thành lời D. Đúng vào vấn đề Câu 9: Từ nào thích hợp với dấu ba chấm? " Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là ..." A. Nói móc B. Nói leo C. Nói hớt D. Nói mát **Câu 10: ý kiến nào đúng khi nói về văn thuyếtt minh? A. Trong văn thuyết minh nếu kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả thì rất dễ bị lạc đề. B. Bài văn thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để bài sinh động, hấp dẫn. C. Bài văn thuyếtt minh nên viết như bài văn miêu tả để đối tượng được nổi bật. D. Cả A, B, C. Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Ngữ văn Lớp 9 Tuần 3 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" gồm bao nhiêu mục? A. 16 mục B. 17 mục C. 18 mục D. 27 mục Câu 2: Trong văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" tình trạng của một số trẻ em trên thế giới hiện nay như thế nào? A. Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược. B. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. C. Có nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật. D. Cả A, B , C **Câu 3: Chế độ A. Pac Thai là chế độ: A. Phân biệt người giàu, người nghèo C. Phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo B. Quy định người da đen, da màu được chung sống với người da trắng. D. Người da đen nắm quyền thống trị *Câu 4: Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" đã nêu mỗi ngày có bao nhiêu trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật? A. 35.000 trẻ em B. 40.000 trẻ em C. 45.000 trẻ em **Câu 5: Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" là văn bản: A. Thuyết minh kết hợp Nghị luận C. Nghị luận kết hợp Biểu cảm B. Thuyết minh kết hợp Tự sự D. Nhật dụng, kết hợp Nghị luận chính trị- xã hội Câu 6:Vì sao cộng đồng quốc tế ra “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”? A. Vì trẻ em là tương lai của dân tộc, nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau B. Trẻ em có quyền được sống vui tươi, thanh bình, được đi học và phát triển. Tấ cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc C. Vì thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em thế giới hiện nay đang bịđe doạ từ nhiều phía, đang rơi vào những hiểm hoạ D. Cả A, B, C Câu 7: Điều kiện của đất nước ta hiện nay có thuận lợi gì trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em? A. Đảng và Nhà nước quan tâm C. Toàn dân có ý thức cao về vấn đề này. B. Nhiều tổ chức xã hội tham gia tích cực D. Cả A, B, C. Câu 8: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp B. Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn C. Nguời nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó D. Cả A, B, C Câu 9: Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố, quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách, cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố, ông bố đáp: Quả bóng nằm ngay dưới cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao " kia kìa.. Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm cách thức B. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự *Câu 10: Khi ra đề văn thuyết minh (lớp 9): "Cây lúa Việt Nam" người ra đề có dụng ý yêu cầu học sinh dùng phương thức biểu đạt nào trong bài viết của mình? A. Miêu tả B. Thuyết minh C. Thuyết minh có yếu tố miêu tả Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Ngữ văn Lớp 9 Tuần 4 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang *Câu 1: "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Truyện dựa trên cơ sở của: A. Truyện dã sử C. Truyện của một gia đình nghèo B. Một truyện cổ tích D. Một chuyện có thật tác giả được chứng kiến **Câu 2: Chi tiết kỳ ảo cuối cùng trong "Chuyện người con gái Nam Xương"(Vũ Nương hiện về lộng lẫy, sang trọng trong thoáng chốc) có ý nghĩa: A. Làm mất tính bi kịch của thiên truyện. B. Tạo nên kết thúc có hậu, làm dịu nỗi đau ở người đọc. C. Là sự trả thù đối với sự độc ác, ích kỷ của Trương Sinh D. Cả A, B, C. Câu 3: ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương": A. Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn B. Bổ sung hoàn chỉnh cho vẻ đẹp về phẩm chất của Vũ Nương C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời D. Cả A, B, C Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương: A. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của chế độ phong kiến, cùng cuộc hôn nhân không bình đẳng giữa Trương Sinh và Vũ Nương B. Do tính đa nghi của Trương Sinh C. Do xuất hiện tình huống bất ngờ khiến Trương Sinh mất tỉnh táo, xử sự hồ đồ, độc đoán. D. Cả A, B, C **Câu 5: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào thể hiện rõ tính chất truyền kỳ trong "Chuyện người con gái Nam Xương"? A. Vũ Nương trẫm mình C. Lời nói của đứa trẻ B. Phan Lang được Linh Phi cứu D. Trương Sinh lập đàn giải oan Câu 6: Nội dung chính của tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”: A. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới xã hội phong kiến và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ. B. Lên án chế độ trọng nam khinh nữ C. Lên án chế độ phong kiến D. Ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ. Câu 7: Đoạn văn sau: Nhân ái là một trong những tình cảm đẹp của nhân dân ta, có giàu lòng nhân ái mới biết:" Thương người như thể thương thân" người viết sử dụng: A. Cách dẫn trực tiếp B. Cách dẫn gián tiếp *Câu 8: Phần gạch chân trong đoạn văn sau , tác giả sử dụng cách dẫn nào? " Suối Côn Sơn, sông Bạch Đằng, cửa Đại Sơn, núi Yên Tử, biển Vân Đồn, núi Dục Thuýtrăm núi nghìn sông mĩ lệ và hùng vĩ của Tổ quốc hiện lên trong thơ của ông (Nguyễn Trãi). Suối Côn Sơn thánh thót như tiếng đàn. Trăm nghìn vòm núi in bóng trong vịnh Hạ Long giống như những búi tóc của người đẹp soi bóng trong gương để làm duyên. A. Cách dẫn trực tiếp B. Cách dẫn gián tiếp C. Không dùng lời dẫn Câu 9: Tại sao phải tóm tắt tác phẩm tự sự? A. Giúp người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của một câu truyện B. Làm nổi bật các sự việc và nhân vật chính C. Ngắn gọn, dễ nhớ D. Cả A, B, C Câu 10: Yêu cầu nào không cần thiết khi tóm tắt văn bản tự sự? A. Ngắn gọn nhưng đầy đủ B. Thêm vào văn bản một số suy nghĩ của người tóm tắt. C. Nêu được các nhân vật và sự việc chính của văn bản Phòng GD Việt Trì Đề kiểm tra TNKQ Môn: Ngữ văn Lớp 9 Tuần 5 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang Câu 1: "Ông sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị thuộc đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử, địa lý, ... tất cả đều bằng chữ Hán." Ông là ai? A. Nguyễn Dữ C. Phạm Đình Hổ B. Ngô Thì Chí D. Ngô Thì Du *Câu 2: "... Nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức của mình về con người và cuộc sống." Đặc điểm trên ứng với: A. Truyện B. Tuỳ bút C. Ký sự Câu 3: "Hoàng Lê nhất thống chí" của nhóm tác giả Ngô gia văn phái là: A. Tiểu thuyết chương hồi C. Truyện dài nhiều tập B. Truyện truyền kỳ D. Cả A, B, C sai Câu 4: Hình tượng Nguyễn Huệ, ở hồi thứ mười bốn trong " Hoàng Lê nhất thống chí" là người: A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. C. Có tài dụng binh, oai phong, lẫm liệt B.Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén D. Cả A, B, C. *Câu 5: Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng bản chất của vua Lê Chiêu Thống trong "Hoàng Lê nhất thống chí"? A. Coi trời bằng vung C.. Tham thì thâm B. Rước voi về giày mả tổ D. Lên voi xuống chó. **Câu 6: Nhận xét sau ứng với nhân vật nào trong hồi thứ mười bốn - "Hoàng Lê nhất thống chí": " Một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao, lại còn kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch" A. Tôn Sỹ Nghị B. Lê Chiêu Thống C. Ngô Văn Sở **Câu 7: Đoạn thơ sau có mấy từ Hán Việt? "Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) A. Bảy từ B. Tám từ C. Chín từ D. Mười từ Câu 8: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được không? A. Không thể thay đổi B. Thay đổi Câu 9: Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thể diễn ra bằng mấy cách? A. Một cách B. Hai cách C. Ba cách Câu 10: Với đề bài văn thuyết minh: "Con trâu ở làng quê Việt Nam", người viết có thể sử dụng những câu tục ngữ, ca dao viết về con vật này vào bài được không? A. Nên sử dụng cho sinh động. B. Không nên vì không phù hợp với kiểu bài này Hướng dãn chấm TNKQ Ngữ văn - Lớp 9 (Tuần 1 - Tuần 5) Tuần Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 1 A D C D B A D B B D 2 A C A C D D B A C B 3 B D C B D D D B C C 4 B B D D B A A B D B 5 C B A D B A C B B A Ghi chú: Tuần Văn học Tiếng Việt Tập làm văn 1 Câu 1 - câu 4 Câu 5 - câu 8 Câu 9 - câu 10 2 Câu 1 - câu 6 Câu 7 - câu 9 Câu 10 3 Câu 1 - câu 7 Câu 8 - câu 9 Câu 10 4 Câu 1 - câu 6 Câu 7 - câu 8 Câu 9 - câu 10 5 Câu 1 - câu 6 Câu 7 - câu 9 Câu 10 Câu 7: Thành ngữ nào liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại? A."Cãi chày cãi cối" C."Hứa hươu hứa vượn" B."Ăn không nói có" D. Cả A, B, C. Câu 3: G.G. Mác-két là nhà văn nước nào? A. Cô lôm bi a B. Đức C. Mỹ D. Tây Ban Nha Câu 9: Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố, quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách, cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố, ông bố đáp: Quả bóng nằm ngay dưới cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao " kia kìa.. Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm cách thức B. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự **Câu 5: Trong các chi tiết sau, chi tiết nào thể hiện rõ tính chất truyền kỳ trong "Chuyện người con gái Nam Xương"? A. Vũ Nương trẫm mình C. Lời nói của đứa trẻ B. Phan Lang được Linh Phi cứu D. Trương Sinh lập đàn giải oan *Câu 2: "... Nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức của mình về con người và cuộc sống." Đặc điểm trên ứng với: A. Truyện B. Tuỳ bút C. Ký sự **Câu 7: Đoạn thơ sau có mấy từ Hán Việt? "Thanh minh trong tiết tháng ba, Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh Gần xa nô nức yến anh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân" ( Nguyễn Du, Truyện Kiều) A. Bảy từ B. Tám từ C. Chín từ D. Mười từ **Câu 2: Chi tiết kỳ ảo cuối cùng trong "Chuyện người con gái Nam Xương"(Vũ Nương hiện về lộng lẫy, sang trọng trong thoáng chốc) có ý nghĩa: A. Làm mất tính bi kịch của thiên truyện. B. Tạo nên kết thúc có hậu, làm dịu nỗi đau ở người đọc. C. Là sự trả thù đối với sự độc ác, ích kỷ của Trương Sinh D. Cả A, B, C.
Tài liệu đính kèm: