Đề kiểm tra TNKQ môn: Ngữ văn lớp 9

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1858Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ môn: Ngữ văn lớp 9
Phòng GD Việt Trì 	 Đề kiểm tra TNKQ
 Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 6
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong gia đình:
	A. Quý tộc 	B. Trung lưu	 C. Nho giáo	 D. Bình dân
**Câu 2: Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du:
	A. Làm quan cho nhà Nguyễn 	C. Về sống cuộc đời ẩn dật
	B. Về quê nội ở Hà Tĩnh	D. Về quê ngoại ở Bắc Ninh 
*Câu 3: Câu thơ "Mai cốt cách tuyết tinh thần"nói lên nội dung gì? 
	A. Miêu tả cây hoa mai và tuyết trắng
	B. Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ
	C. Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ
	D. Giới thiệu vẻ đẹp chung của những người phụ nữ trong xã hội cũ
**Câu 4: Vì sao tác giả lại miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước, vẻ đẹp của Thuý Kiều sau? 
	A Vì Thuý Vân cũng là một nhân vật chính
	B. Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều 
	C. Vì Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều 
	D. Nhấn mạnh vẻ đẹp đài các, sắc sảo của Thuý Vân
*Câu 5: Các hình ảnh trong câu thơ sau có đặc điểm gì? 
	"Làn thu thuỷ nét xuân sơn
	Hoa ghen thua thắm liễu hờn kén xanh"
	A. Tính cụ thể	B. Tính đa nghĩa	C. Tính ước lệ	D. Cả A,B,C 
Câu 6:Trong câu thơ "Một hai nghiêng nước nghiêng thành " tác giả đã sử dụng
	A. Phép so sánh	C. Điển cố, điển tích
	B. Phép hoán dụ	D. Phép ẩn dụ
Câu 7: Cụm từ "nghề riêng" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"nói về tài năng gì của Thuý Kiều? 
	A. Tài chơi cờ	 B. Tài đánh đàn	 C. Tài làm thơ	 D. Tài vẽ 
Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là gì?
 A. Tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều 
	B. Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân
 C. Tả cảnh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân rực rỡ, trong sáng
	D. Cả A, B, C.	
Câu 9: Thế nào là thuật ngữ? 
 	A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biểu cảm
 	B. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày
	C. Là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ , thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
	D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước
Câu 10: Nhận định nào sai khi nói về đặc điểm của thuật ngữ?
	A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm	
	B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm	
C. Thuật ngữ có tính biểu cảm trong một số văn cảnh nhất định
	D. Cả ba nhận định trên đều đúng.
Phòng GD Việt Trì 	 Đề kiểm tra TNKQ
 Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 7
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Cụm từ " Mây sớm đèn khuya" chủ yếu gợi tả điều gì?
 A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích
 B. Sự cô đơn, chỉ biết bầu bạn cùng "mây sớm đèn khuya"
 C. Thời gian tuần hoàn , khép kín.
 D. Sự tàn tạ của cảnh vật
Câu 2: Cụm từ " Tấm son" trong câu thơ " Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" sử dụng cách nói nào?
 A. ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh 
Câu 3: Trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" (Truyện Kiều) "người tựa cửat" là:
	A. Từ Hải	B. Kim Trọng	 C. Thuý Vân	D. Mẹ Thuý Kiều
*Câu 4: Cảnh vật trong đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" được miêu tả qua:
	A. Tâm trạng Kiều	B. Tâm trạng tác giả	C. Kim Trọng
Câu 5: Hai câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng - Tin sương luống những rày trông mai chờ" nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai? 
	A. Thúy Vân	B. Kim Trọng 	C. Cha mẹ 	D. Cả A, B, C.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 8 câu thơ cuối của đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích"? 
A. Tả cảnh ngụ tình	C. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại
	B. Lặp cấu trúc	D. Cả A, B, C.
Câu 7: Hai câu thơ cuối trong đoạn trích: "Kiều ở lầu Ngưng Bích": "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" Nói lên tâm trạng gì của Kiều?
	A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương 	C. Xót xa cho duyên phận lỡ làng
	B. Buồn nhớ người yêu 	D. Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình
**Câu 8: Nói "Một từ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? 
	A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ	C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ 
	B. Hiện tượng đồng âm của từ	D. Hiện tượng trái nghĩa của từ
**Câu 9: "Các từ "điểm yếu", "nhược điểm", "yếu điểm" là những từ đồng nghĩa." 
ý kiến trên: 	
A. Đúng	B. Sai
*Câu 10:Trong các câu sau, câu nào dùng từ sai?
 A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự
 B. Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
 C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật
 D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
Phòng GD Việt Trì 	 Đề kiểm tra TNKQ
 Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 8
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" thuộc phần nào của "Truyện Kiều"? 
	A. Gặp gỡ đính ước	B. Gia biến và lưu lạc	 	C. Đoàn tụ	
Câu 2: Nguyễn Du đã tố cáo cái gì khi ông viết: "Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong"
	A. Thế lực đồng tiền	C. Xã hội bất công 
	B. Tính gian manh của con người	D. Những kẻ sống vì tiền
Câu 3: Hành động, phẩm chất nào sau đây chứng tỏ Lục Vân Tiên là chàng trai nghĩa hiệp?
	A. Căm ghét bọn gian ác	C. Lễ độ, lịch sự, đứng đắn
	B. Giàu lòng nhân ái	D. Sẵn sàng cứu giúp người trong cơn hoạn nạn.
Câu 4: Nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" được miêu tả bằng :
	A. Bút pháp ước lệ tượng trưng	
B. Bút pháp hiện thực
C. Kết hợp cả bút pháp ước lệ tượng trưng và hiện thực
Câu 5: Trong câu thơ: "Nỗi mình thêm tức nỗi nhà" trong đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều", em hiểu "nỗi mình" nghãi là gì?
	A. Kiều xót xa cho mối tình của mình	
B. Kiều xót xa cho hoàn cảnh bị đem ra bán của mình
C. Kiều xót xa cho hoàn cảnh gia đình mình.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: - Đường ta rộng thênh thang tám thước
- Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên
- Chúng ta đi theo con đường của Bác
"Từ "đường" trong các câu trên là cùng nghĩa". Nhận xét trên:
 A. Đúng	B. Sai
Câu 7: Hai câu thơ "Vân Tiên tả đột hữu xông - Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang" sử dụng phép tu từ gì? 
	A. Nhân hoá	 B. ẩn dụ	C. So sánh	D. Nói quá 
Câu 8: Miêu tả nội tâm nhân vật là miêu tả: 
	A. Những ý nghĩ của nhân vật	C. Những diễn biến tâm trạng của nhân vật 
	B. Những cảm xúc của nhân vật	D. Cả A,B,C.
*Câu 9: Miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục  gọi là:
	A. Miêu tả nội tâm trực tiếp	B. Miêu tả nội tâm gián tiếp	
**Câu 10: Những câu sau, tác giả chủ yếu miêu tả điều gì? 	
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
 Ngại ngùng dợn gió e sương
 Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày 
 Mối càng vén tóc bắt tay,
 Nét buồn như cúc điệu gầy như mai 
 A. Cử chỉ của Thuý Kiều C. Nét mặt của Thúy Kiều
 B. Nội tâm của Thuý Kiều 	D. Dáng đi của Thúy Kiều 
Phòng GD Việt Trì 	 Đề kiểm tra TNKQ
 Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 9
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Trong đoạn trích "Lục Vân tiên gặp nạn", Trịnh Hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên vì:
A. Trịnh Hâm có tính đố kị, ganh ghét tài năng	 C.Vân Tiên có tài, học giỏi nên bị đố kị
B. Trịnh Hâm độc ác, bất nhân, bất nghĩa	 ‘D. Cả ba lý do trên
Câu 2: Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ trong đoạn trích"Lục Vân Tiên gặp nạn"
	A. Trang nhã, gợi cảm	 	C. Bóng bẩy, chau chuốt
	B. Dân dã, mộc mạc, không đẽo gọt, chau chuốt	D. Giàu hình ảnh thơ 
Câu 3: Nhận định nào sai khi nói về ông Ngư trong đoạn trích "Lục Vân Tiên gặp nạn"? 
A. Ông Ngư là người có tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp
B. Tính cách của ông Ngư hoàn toàn đối lập với tính cách của Trịnh Hâm
C. Cuộc sống của ông Ngư không thoát khỏi vòng danh lợi, đầy ắp những lo toan.
D. Lời nói của ông Ngư về cuộc sống của mình chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu
Câu 4: Nhận định nào sau đây nói đúng ý đồ của tác giả trong việc miêu tả cuộc sống của Ông Ngư trong đoạn trích"Lục Vân Tiên gặp nạn"?
	A. Thi vị hoá cuộc sống của người lao động nhưng cốt lõi vẫn là chân thực
	B. Trân trọng ước mơ, khát vọng về một cuộc sống đẹp của người lao động.
	C. Gửi gắm khát vọng cuộc sống về niềm tin, về cái thiện vào người lao động
	D. Cả A,B, C. 
Câu 5: Các tình huống của đoạn trích"Lục Vân Tiên gặp nạn" giống mô tip nào trong truyện cổ dân gian mà em biết? 
	A. Người tốt bị hãm hại nhưng lại được cứu giúp, hỗ trợ.
	B. Người nghèo khổ nhưng chăm chỉ nên được đền bù xứng đáng
	C. Người xinh đẹp nhưng đội lốt xấu xí	
D. Dũng sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn
Câu 6: Nhận định sau đúng hay sai?
 "Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng"
	A. Đúng	B. Sai
Câu 7: Nội dung giải thích sau: "Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc" ứng với câu thành ngữ nào?
	A. Cháy nhà ra mặt chuột	B. Nuôi ong tay áo	C. Vẽ rắn thêm chân
Câu 8: Nghĩa của thành ngữ "Kẻ cắp bà già gặp nhau": 
	A. Đã lấy không của người khác mà còn chê bai 
	B. Người làm việc xấu xa khiến mọi người chê bai
	C. Kẻ tinh ranh, quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng
	D. Sự hợp tác của những người không tốt trong xã hội 
**Câu 9: Nhận xét nào đúng về các từ "đường" trong các ngữ liệu sau: 
1."Đường ra trận mùa này đẹp lắm" 2. "Đường hàng không" 3. "Ngọt như đường"
A. Cả 3 từ đều là hiện tượng đồng âm	
B. Đường (1) và (2) cùng nghĩa và chúng đồng âm với từ "đường"(3) 
C. Từ "đường" trong cả 3 ngữ liệu trên là từ nhiều nghĩa.
Câu 10: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về loại quan hệ nào giữa các từ?
	A. Quan hệ về ngữ nghĩa	B. Quan hệ về ngữ pháp
Phòng GD Việt Trì 	 Đề kiểm tra TNKQ
 Môn: Ngữ văn Lớp 9 	 Tuần 10
	 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Thọ Sơn
	Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Câu1: Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ "đồng chí"? 
	A. Là những người cùng một giống nòi, dân tộc.	
B. Là những người sinh ra trong cùng một giai cấp, sống cùng một thời đại. 
C. Là những người cùng theo một tôn giáo
D. Là những người cùng một chí hướng chính trị
Câu 2: Câu thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Sử dụng phép tu từ gì? 
	A. So sánh	B. Nhân hoá	C. ẩn dụ	D. Nói quá
Câu 3: Từ " Đầu" trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc? 
	A. Đầu bạc răng long	C. Đầu non cuối bể
	B. Đầu súng trăng treo	D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 4: Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh tả thực hay là hình ảnh biểu tượng? 
A. Tả thực 	B. Biểu tượng 	C. Vừa tả thực, vừa biểu tượng
Câu 5:"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được sáng tác trong thời điểm nào ? 
	A. Trước cách mạng tháng Tám	C. Trong kháng chiến chống Mĩ
	B. Trong kháng chiến chống Pháp	D. Sau đại thắng mùa xuân 1975 
Câu 6: Tác giả tạo ra một hình ảnh độc đáo: "Những chiếc xe không kính" trong :"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nhằm mục đích gì? 
A. Làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung 
B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
C. Nhấn mạnh tội ác giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta
D. Làm nổi bật sự vất vả gian lao của những người lính lái xe trường Sơn trong kháng chiến.
Câu 7: :"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? 
	A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả	C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh
	B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả	D. Biểu cảm, miêu tả , thuyết minh
Câu 8: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
"Không có kính rồi xe không có đèn 
Không có mui xe, thùng xe có xước" 
	A. So sánh	B. Liệt kê	C. Nhân hoá	D . Nói quá	
Câu 9: Trong các câu thơ sau, câu nào sử dụng từ Hán Việt? 
	A. Thuyền ta lái gió với buồm trăng	C. Mẹ cùng cha công tác bận không về
	B. Biển cho ta cá như lòng mẹ	D. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Câu 10: Từ "ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? 
A. Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu) 	
B. Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt)
C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt)
D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy (Chính Hữu) 
Hướng dãn chấm TNKQ Ngữ văn - Lớp 9
(Tuần 6 - Tuần 10)
Tuần
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
6
A
A
B
B
C
C
B
C
C
C
7
C
A
D
A
B
D
D
A
B
A
8
B
A
D
B
A
B
C
D
B
B
9
D
B
C
D
A
A
B
C
B
A
10
D
B
A
C
C
A
B
B
C
A
Câu 18: Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du:
	A. Làm quan cho nhà Nguyễn 	C. Về sống cuộc đời ẩn dật
	B. Về quê nội ở Hà Tĩnh	D. Về quê ngoại ở Bắc Ninh 
Câu 19: Cụm từ "nghề riêng" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"nói về tài năng gì của Thuý Kiều? 
	A. Tài chơi cờ	 B. Tài đánh đàn	 C. Tài làm thơ	 D. Tài vẽ 
Câu 20: Nhận định nào sai khi nói về đặc điểm của thuật ngữ?
	A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm	
	B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm	
C. Thuật ngữ có tính biểu cảm trong một số văn cảnh nhất định
	D. Cả ba nhận định trên đều đúng.
Câu 21: Nhận xét nào đúng về các từ "đường" trong các ngữ liệu sau: 
 - Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên (1)
 - Chúng ta đi theo con đường của Bác (2)
Từ "đường" trong cả 2 ngữ liệu trên là:
A. Hiện tượng đồng âm	C. Hiện tượng từ nhiều nghĩa	
B. Hiện tượng từ đồng nghĩa	D. Hiện tượng từ trái nghĩa
Câu22: Cụm từ " Mây sớm đèn khuya" chủ yếu gợi tả điều gì?
 A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích
 B. Sự cô đơn, chỉ biết bầu bạn cùng "mây sớm đèn khuya"
 C. Thời gian tuần hoàn , khép kín.
 D. Cả A, B, C.
Câu 23: Cụm từ " Tấm son" trong câu thơ " Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" sử dụng cách nói nào?
 A. ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hoá D. So sánh 
Câu 24: Tác phẩm tự sự nào dưới đây có sử dụng yếu tố miêu tả?
	A. Hoàng Lê nhất thống chí	C. Chuyện người con gái Nam Xương
	B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh	D. Cả A, B, C.
Câu 25: Nhận định nào sai khi nói về đặc điểm của thuật ngữ?
	A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm	
	B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm	
C. Thuật ngữ có tính biểu cảm trong một số văn cảnh nhất định
	D. Cả ba nhận định trên đều đúng.
Câu 26: Vì sao nói: "Một ý lại có bao nhiêu chữ để diễn tả"
	A. Vì từ có hiện tượng nhiều nghĩa	C. Vì từ có hiện tượng đồng âm
	B. Vì từ có hiện tượng đồng nghĩa	D. Vì cả ba hiện tượng trên.
Câu 27: "Truyền kỳ mạn lục" có nghĩa là:
	A. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến
	B. Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền
	C. Ghi chép tản mạn về cuộc đời của những nhân vật kỳ lạ ttrong cuộc sống.
	D. Ghi chép tản mạn những câu chuyện liên quan đến lịch sử.
Câu 28: Thành ngữ: “Dây cà ra dây muống" nhắc nhở chúng ta khi nói phải chú ý đến phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm quan hệ	C. Phương châm cách thức
	B. Phương châm lịch sự	D. Phương châm về lượng
Câu 29: Tên tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" có nghĩa là gì?
	A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
	B. Ghi chép việc vua lê thống nhất đất nước
	C. ý chí của vua Lê
Câu 30: Trong câu thơ "Một hai nghiêng nước nghiêng thành " tác giả đã sử dụng:
	A. Phép so sánh	C. Điển cố, điển tích
	B.Thành ngữ	D. Chọn B và C.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_6_10.doc