Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 7

doc 31 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1558Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra TNKQ - Môn: Ngữ văn lớp 7
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 1
 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
	Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1*: Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra" (Lý Lan) không ngủ được chủ yếu vì:
	A. Quá lo lắng cho con	
	B. Nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình.	
	C. Chuẩn bị quần áo, sách vở cho con.
D. Trăn trở suy nghĩ về con, nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình.
Câu 2**: "Ngày mai là ngày khai trường lớp 1 của con, mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thé giới kỳ diệu sẽ mở ra". Đoạn văn trên thể hiện điều gì?
	A. Tình yêu thương, quan tâm của mẹ với con trong ngày khai trường đầu tiên.
	B. Lời động viên khích lệ, sự tin tưởng và hy vọng vào tương lai của con.
	C. Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi người.
	D. Cả A,B,C.
Câu 3*: Mục đích chủ yếu của lá thư mà bố của En-ri-cô viết cho En-ri-cô:
	A. Thể hiện thái độ tức giận của ông đối với En-ri-cô.
	B. Nói về sai lầm của En-ri-cô với mẹ.
	C. Nói về công lao và tình cảm của người mẹ đối với người con trong gia đình.
	D. Chọn B và C.
Câu 4**: "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ." Lời nói trên thể hiện điều gì?
	A. Tình yêu thương con tha thiết của bố En-ri-cô.
	B. Thái độ tức giận trước sai lầm của con.
	C. Ông không còn yêu thương En-ri-cô nữa.	
	D. Yêu thương con tha thiết nhưng đồng thời rất kiên quyết, dứt khoát trước sai lầm của con.
Câu 5: Từ ghép:
	A. Chỉ có 2 tiếng	C. Chỉ có 3 tiếng
	B. Thường có 2 tiếng, có khi có 3 tiếng.	D. Cả A,B,C.
Câu 6: Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
	A. Khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
	B. Cụ thể hơn, hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
	C. Có trường hợp khái quát hơn, có trường hợp cụ thể hơn.
	D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 7: Các từ: "Hoa hồng bạch; Máy hơi nước" là:
	A. Từ ghép chính phụ	C. Từ ghép đẳng lập
	B. Không phải từ ghép	D. Cụm danh từ.
Câu 8: Trong các nhóm từ sau, nhóm nào cả 3 từ đều là từ ghép chính phụ?
	A. Đường sắt; Hoa hồng; Sách vở.	C. Hoa hồng; Bánh dẻo; Nhà cửa
	B. Lược sừng; Hoa hồng; Đường sắt	D. Ông cha; Đường sắt; Hoa hồng;
Câu 9: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
Câu 10: Để văn bản có tính liên kết, người viết phải:
	A. Làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau.
	B. Kết nối các câu, các đoạn bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp.
	C. Sử dụng lại nhiều lần những từ ngữ đã dùng ở những câu văn trước.
	D. Chọn A và B.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 2 Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê “ được kể theo ngôi thứ mấy?
	A. Ngôi thứ nhất	C. Xen kẽ cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba 
	B. Ngôi thứ ba 	D. Cả A,B,C .
Câu 2 : Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê“ viết về đề tài :
	A . Người mẹ và nhà trường 	C. Văn hoá giáo dục 
	B . Quyền trẻ em 	D. Tệ nạn xã hội 
Câu 3 **: Tác giả đặt tên truyện là “ Cuộc chia tay của những con búp bê“ nhằm mục đích chủ yếu:
	A. Gợi lên sự trong sáng, ngây thơ, vô tội của hai anh em Thành - Thủy 
	B. Gợi ra một tình thế buộc người đọc phải theo dõi văn bản 
	C. Góp phần quan trọng thể hiện ý đồ tư tưởng mà người viết muốn thể hiện 
	D. Cả A,B,C đều sai
Câu 4*: Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê“ có ý nghĩa: 
	A. Giúp người viết thể hiện sâu sắc những suy nghĩ , tình cảm và tâm trạng của nhân vật 
	B. Tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truỵện có sức thuyết phục hơn 
	C. Cả A, B 	D . Cả A, B đều sai
Câu 5** : Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê “, khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng của Thành là : “Kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật “. Điều đó chứng tỏ:
	A. Đối với Thành , mọi việc đều vẫn rất bình thường , cuộc đời vẫn bình yên 
	B. Tâm hồn của Thành đang nổi giông bão vì sắp phải chia lìa đứa em gái nhỏ .
	C. Nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ, lạc lõng của Thành.
	D. Cả A, B. C 
Câu 6 : Văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê ” muốn nhắn gửi điều gì ?
	A. Tình cảm anh em rất đáng quý 
	B. Anh em ruột thịt phải yêu thương và gắn bó 
	C. Tình cảm gia đình là thiêng liêng và quan trọng, hãy giữ gìn không làm tổn hại đến nó 
	D. Cả A,B,C mới đúng
Câu 7 : Bố cục văn bản là gì ? 
A. Sự phân chia các đoạn trong một văn bản. 
B. Sự bố trí, sắp xếp các phần đoạn, các ý tứ thành một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý 
C. Nội dung từng phần, đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ 
D. Các phần đoạn phải được xếp đặt có trình tự 
Câu 8 : Mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì?
	A. Trôi chảy thành dòng, thành mạch.	C. Thông suốt liên tục, không đứt đoạn.
	B. Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản.	D, Cả A,B,C.
Câu 9* : Trong văn bản: "Cuộc chia tay của những con búp bê" có đoạn kể việc hiện tại, có đoạn kể chuyện quá khứ, đoạn kể việc nhà, đoạn kể việc trường.... Em hãy cho biết, các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào?
	A. Liên hệ thời gian, không gian	C. Liên hệ ý nghĩa 
	B. Liên hệ tâm lý (nhớ lại)	D. Cả 3 mối liên hệ trên
Câu 10 : Văn bản có tính mạch lạc là :
	A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, một chủ đề chung. 
	B. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý.
	C. Cả A, B.	D. Cả A và B đều sai
.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Tâm trạng cô gái trong bài ca dao:
	 "Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
	A. Thương nhớ, xót xa người mẹ đã mất.	C. Nhớ bạn bè ở quê nhà
	B. Nỗi buồn, nỗi nhớ mẹ, nhớ quê khi lấy chồng xa.	D. Cả A,B,C.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong 2 câu ca dao :
	"Công cha như núi ngất trời
	 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông"
	A. ẩn dụ	B. Hoán dụ	C. So sánh	D. Cả 3 biện pháp trên.
Câu 3*: Bài ca dao sau có mấy từ láy?
	"Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
	 Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau"
	A. Một từ	B.Hai từ	C.Ba từ	D. Không có từ láy
Câu 4: Điền từ láy nào vào dấu 3 chấm trong câu văn sau là thích hợp nhất?
	" Tính nó rất ... "
	A. Nhỏ nhẻ	 B. Nhỏ nhoi	 C. Nhỏ nhen	 D. Cả A,B,C .
Câu 5: Nhóm nào cả 3 từ đều là từ láy?
	A. Lạnh lùng; Lạnh lẽo; Lành lạnh	C. Nong nia; Nóng nảy; Nảy nở.
	B. Róc rách; Ríu rít; Râu ria.	D. Cả 3 nhóm A,B,C.
Câu 6: Qúa trình tạo lập văn bản gồm mấy bước?
	A. Hai bước	B. Ba bước	C. Bốn bước.	D. Năm bước
Câu 7**: Khi tạo lập văn bản phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Dàn bài đó:
	A. Phải viết thành những câu trọn vẹn, đúng ngữ pháp.
	B. Những câu đó phải liên kết chặt chẽ với nhau.
	C. Chỉ cần tìm đủ ý và sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý.
	D. Chọn A và B.	
Câu 8: Từ nào không phải từ láy?
	A. Nhẹ nhàng	B. Tan tác	C. Nhấp nhô	 D. Đông đủ
Câu 9**: Trong câu ca dao:"Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"nghĩa của "chín chiều" là: 
	A. Nhiều buổi chiều	C. Chín bề (nhiều bề)
	B. Suốt buổi chiều	D. Cả A,B,C	
Câu 10*: Trong các nhận xét sau về ca dao, nhận xét nào đúng?
	A. Ca dao bao giờ cũng sử dụng thể thơ lục bát
	B. Bài ca dao nào cũng dùng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ.
	C. Ca dao là những tác phẩm văn học truyền miệng	
	D. Ca dao thường sử dụng thể thơ lục bát.
 Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 4
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Những câu ca dao thuộc chủ đề than thân thường thể hiện nội dung: 
A. Thái độ đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ của người lao động 
B. Phê phán tố cáo xã hội phong kiến.
C. Miêu tả tâm trạng, thân phận con người trong xã hội cũ 
D. Cả A,B,C.
Câu 2: Bài ca dao sau thuộc chủ đề nào? “Thân em như hạt mưa sa 
 	 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày ”
 A. Ca dao viết về tình yêu đôi lứa 	C. Ca dao viết về tình cảm gia đình 
B. Ca dao viết về tình yêu quê hương đất nước 	D. Ca dao than thân 
Câu 3** : Hình ảnh những con vật: Con cò, con kiến, con cuốc, con hạc ..... được sử dụng trong các bài ca dao than thân chủ yếu để :
	A. Thể hiện thái độ phản kháng, tố các chế độ phong kiến 
	B. Mượn sự vật gần gũi, nhỏ bé, tội nghiệp làm biểu tượng diễn tả thân phận con người 
	C. Thể hiện tình cảm của người lao động với những con vật gần gũi, bé nhỏ 
	D. Cả A,B,C.
Câu 4: Phần giải thích sau ứng với đại từ trỏ người, sự vật ở ngôi nào?
	"Trỏ người hoặc sự vật được nói tới"
A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ hai	C. Ngôi thứ ba	D. Cả 3 ngôi trên
Câu 5: Nội dung chủ yếu của bài ca dao:
	"Cái cò lặn lội bờ ao	Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
	 Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng	 Ngày thì ước những ngày mưa
	Chú tôi hay tửu hay tăm	 Đêm thì ước những đêm thừa chống canh”
	A. Kể lại những sở thích của con người	C. Làm mai mối, giúp chú lấy vợ.
	B. Giễu cợt, châm biếm nhân vật người chú	D. Cả 3 nội dung trên
Câu 6** : Trong ca dao, người nông dân xưa thường muợn hình ảnh con cò diễn tả cuộc đời thân phận của mình vì:
	A. Trong các loài chim, con cò gần gũi với người nông dân hơn cả.
	B. Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân: Chịu khó, vất vả lặn lội kiếm sống .
C. Cả A,B.	D. Cả A và B đều sai 
Câu 7*: Những câu hát châm biếm có nội dung chủ yếu :
	A. Phê phán thói mê tín dị đoan	C. Phê phán hủ tục ma chay.
	B. Phê phán hạng người nghiện ngập và lười biếng 
	D. Phơi bày các sự việc mâu thuẫn ngược đời, phê phán những thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Câu 8 : Đại từ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu :
A. Chủ ngữ	 B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ của danh từ D. Cả A, B. 
Câu 9*: Đại từ “ai ”trong bài ca dao sau dùng để làm gì ? 	 “ Ai làm cho bể kia đầy 
 	Cho ao kia cạn cho gầy cò con ”
	A. Dùng để hỏi 	 B. Dùng để trỏ 	 C. Cả A,B.	 D. Cả A và B đều sai 
Câu 10 : Từ gạch chân trong câu thơ sau là ? 	 “Đã bấy lâu nay bác tới nhà 
 	 Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa”
	A. Danh từ 	 B. Đại từ 	C. Chỉ từ 	D. Cả 3 đều sai .
 Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 5
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: "Sông núi nước Nam" là bài thơ:
	A. Biểu ý (bày tỏ ý kiến)	C. Thiên về biểu ý, có xen biểu cảm
	B. Biểu cảm (bày tỏ cảm xúc)	D. Thiên về biểu cảm, có xen biểu ý.
Câu 2: Hai bài thơ: "Sông núi nước Nam" và "Phò giá về kinh" đều là:
	A. Thơ Đường	C. Thơ lục bát
	B. Thơ Đường luật	D. Thơ ngũ ngôn.
Câu 3: Bài thơ "Phò giá về kinh" (Trần quang Khải) ngắt nhịp:
	A. Nhịp 2/3	B. Nhịp 2/2/1	 C. Nhịp 2/1/2	 D. Cả A,B,C đều sai
Câu 4: Trong những từ sau, từ nào không đồng nghĩa với từ “Sơn hà”?
	A. Sơn Thuỷ	C. Sông núi
	B. Giang sơn	D. Nước non
Câu 5: Nội dung sau ứng với bài thơ nào? " ... Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần."
	A. Sông núi nước Nam	C. Tức sự (Trần Nhân Tông)
	B. Phò giá về kinh	D. Cả A và B.
Câu 6: "Thiên1 niên kỷ" "Thiên2 thư" "Thiên3 đô". Nghĩa của yếu tố "Thiên" trong các từ Hán Việt trên là:
	A. Cùng nghĩa	 	C. Đồng âm, nghĩa hoàn toàn khác nhau
	B. Chỉ có "Thiên2, 3" cùng nghĩa	D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 7: Từ Hán Việt "Quốc kỳ" thuộc loại:
	A. Ghép chính phụ - yếu tố chính đứng trước	C. Ghép đẳng lập
	B. Ghép chính phụ - yếu tố phụ đứng trước	D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 8: Văn biểu cảm còn có tên gọi là:
	A. Văn trữ tình	C. Ca dao, dân ca
	B. Thơ, tuỳ bút	D. cả A,B,C.
Câu 9: Loại văn bản hoặc đề văn nào dưới đây không thuộc loại văn biểu cảm?
	A. Xã luận	C. Cảm xúc mùa xuân	
	B. Loài hoa em yêu	D. Nhớ mùa thu. 
Câu 10: ý kiến nào đúng trong các ý kiến sau về văn biểu cảm?	 
A. Văn biểu cảm là văn bộc lộ cảm xúc, tình cảm của con người, nó không chấp nhận các yếu tố tự sự và miêu tả.
B. Văn biểu cảm thường thông qua sự việc hoặc miêu tả một số chi tiết gợi cảm mà bộc lộ cảm xúc.
C. Văn biểu cảm chỉ cần cảm xúc
D. Cả A,B,C.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 6
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" (Thiên trường vãn vọng) của Trần Nhân Tông được làm theo thể thơ:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật	C. Ngũ ngôn bát cú
B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật	D. Thơ Đường
Câu 2: Bài thơ: "Thiên trường vãn vọng" là sự kết hợp của 2 phương thức biểu đạt:
A. Tự sự - Miêu tả	C. Miêu tả - Biểu cảm
B. Tự sự - Biểu cảm	D. Chỉ có biểu cảm.
Câu 3: "... Cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ." Đó là cảnh vật trong bài:
A. Bài ca Côn Sơn	C. Thiên Trường vãn vọng
B. Chiều hôm nhớ nhà (Bà Huyện Thanh Quan)	D. Cả A và B mới đúng.
Câu 4*: Từ "Thiên Trường" trong "Thiên Trường vãn vọng" chỉ:
A. Tên một ngôi chùa	C. Tên một tỉnh ở Trung Quốc
B. Tên đất (địa danh thuộc tỉnh Nam Định)	D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 5*: Nhóm nào, cả 3 từ đều là từ Hán Việt?
	A. Trẫm; Bệ hạ; Dạy bảo	C. Phụ nữ; Nhi đồng; Trẫm.
	B. Hoa lệ; Đẹp đẽ; Từ trần	D. Cả 3 nhóm trên
Câu 6**: Nhận xét nào nói đúng được đặc điểm của văn biểu cảm?
A. Văn biểu cảm là bài văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá đối với con người và sự việc.
B. Văn biểu cảm cốt chỉ biểu cảm thôi còn tình cảm như thế nào không quan trọng.
C. Trong văn biểu cảm không nên có các yếu tố miêu tả hoặc tự sự.
D. Cả A,B,C.
Câu 7: Trong các đề sau, đề nào là đề văn biểu cảm?
	A. Cảm xúc mùa xuân	C. Cô giáo - người mẹ thứ hai của em
	B. Lễ khai giảng năm học mới	D. Chỉ có A và C.
Câu 8: Các bước làm bài văn biểu cảm:
	A. Tìm hiểu đề; Tìm ý; Viết bài; Sửa bài.	C. Lập dàn ý; Viết bài; Sửa bài.
	B. Tìm hiểu đề; Tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài; Sửa bài. D. Cả A,B,C đều sai.
Câu 9: Trong các đề sau, đề nào không phải đề văn biểu cảm?
	A. Nụ cười của mẹ.	C. Loài hoa em yêu
	B. Cảnh sân trường giờ ra chơi	D. Nhớ trường xưa
Câu 10**: Người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lý chủ yếu vì:
	A. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.	C. Tạo sắc thái cổ
B. Tạo sắc thái tao nhã.	D. Cả 3 lý do trên.
 Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 7
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Nội dung chủ yếu của đoạn trích: "Sau phút chia ly":
	A. Thể hiện nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận.
	B. Cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ của Hàm Dương
	C. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa
	D. Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
Câu 2**: Kết thúc đoạn trích "Sau phút chia ly" là câu hỏi tu từ. Câu hỏi tu từ này có ý nghĩa gì?
	A. So sánh tâm trạng sầu bi của người vợ và người chồng
	B. Người vợ thương chồng, thấu hiếu được nỗi lòng của người chồng lúc ra đi.
	C. Nhấn mạnh, làm nổi bật tâm trạng và nỗi sầu trong lòng người chinh phụ ở trạng thái cao độ, thống thiết.
	D. Cả A,B,C.
Câu 3**: Hình ảnh thiên nhiên được nói tới trong đoạn trích "Sau phút chia ly" có ý nghĩa:
	A. Thể hiện sự trống trải, cô đơn trong lòng người chinh phụ.
	B. Giúp cho việc khắc hoạ nỗi buồn ngày một tăng của người chinh phụ.
	C. Tạo nên tầm vóc vũ trụ của nỗi buồn.
	D. Cả A, B, C.
Câu 4*: Các địa danh: "Hàm Dương", "Tiêu Tương"trong đoạn trích "Sau phút chia ly" chủ yếu được dùng:
	A. Chỉ các địa danh nổi tiếng của Trung Quốc
	B. Dùng theo bút pháp ước lệ của văn thơ trung đại.
	C. Dùng những địa danh này cho vần, dễ sáng tác thơ.
	D. Cả 3 ý nghĩa trên.
Câu 5: Nội dung chủ yếu của bài thơ: "Bánh trôi nước"?
	A. Miêu tả cái bánh trôi
	B. Nói lên vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
	C. Tình cảm yêu thương của tác giả đối với người phụ nữ.
	D. Cả A, B, C.
Câu 6: Điệp từ "vừa" trong câu thơ "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" có ý nghĩa gì?
	A. Nhấn mạnh vẻ đẹp toàn mỹ của người phụ nữ.
	B. Thể hiện thái độ của tác giả: Ca ngợi, tự hào về người phụ nữ.
	C. Cả A, B.	D. Cả A,B đều sai.
Câu 7*: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào bắt buộc phải dùng quan hệ từ?
	A. Nhà bằng tranh	C. Vẽ bằng bút chì
	B. Tài sản của cha mẹ để lại	D. Phương tiện để cấp cứu.
Câu 8: Quan hệ từ "của" trong câu "Quyển sách của con" biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?
	A. Quan hệ sở hữu	C. Quan hệ so sánh
	B. Quan hệ nhân quả	D. Đối tượng của hành động
Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ?
	A. Lòng tin của nhân dân	C. Nó đến trường bằng xe đạp
	B. Quyển sách đặt ở trên bàn.	D. Làm việc ở nhà
Câu 10: Khi nói hoặc viết, ta sử dụng quan hệ từ như thế nào?
	A. Dùng quan hệ từ trong mọi trường hợp	 C. Dùng hoặc không dùng tùy từng trường hợp.
	B. Không cần dùng quan hệ từ.	 D. Cả A,B,C.
Phòng GD - ĐT Việt Trì	Đề kiểm tra tNKQ - Môn: Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 8
Người ra đề: Hoàng Tuyết Hương - THCS Tiên Cát- Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang
Người thẩm định: Phạm Thanh Huệ -THCS Gia Cẩm- Nguyễn Thị Bích Lựu-THCS Hermann
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Bài thơ: "Qua đèo Ngang" (Bà Huyện Thanh Quan) và "Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến) viết theo thể :
A . Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 	C . Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 
 B . Thất ngôn bát cú Đường luật 	D . Cả 3 đều sai
Câu 2*: Bút pháp nghệ thuật chủ yếu của bài thơ "Qua đèo Ngang":
A. Tả cảnh ngụ tình	C. Phép điệp từ
B. Phép đảo ngữ	D. Phép tương phản đối lập
Câu 3: Nội dung chủ yếu của bài thơ "Qua đèo Ngang": 
Miêu tả bức tranh phong cảnh sơn thuỷ hữu tình của một vùng quê hương đất nước 
B . Miêu tả bức tranh thiên nhiên buồn bã, hoang vắng để kí thác một mảnh tình riêng của tác giả
C .Là niềm tâm sự u hoài nhớ về quá khứ vàng son của nhà thơ 
D. Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả
Câu 4**: “ Dừng chân đứng lại trời non nước 
 Một mảnh tình riêng ta với ta” Hai câu thơ trên làm nổi bật:
A. Khung cảnh thiên nhiên rộng lớn , không có giới hạn
B. Nỗi niềm cô đơn, không ai bầu bạn, chia sẻ của tác giả.
C. Tình yêu nước của Bà Huyện Thanh Quan
D. Cả 3 đều sai
Câu 5: Ngôn ngữ của bài thơ "Bạn đến chơi nhà" có đặc điểm: 
A. Ngôn ngữ bình dân, gần gũi với đời thường, mang tính chất khẩu ngữ 
B. Ngôn ngữ bác học, thiên về dùng điển tích điển cố 
C. Ngôn ngữ ước lệ 	D. Kết hợp cả A , B
Câu 6*: Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà", câu thơ có ý nghĩa quan trọng nhất là:
A. Câu 1	B. Câu 3	C. Câu 8	D. Câu 5
Câu 7**: Kết thúc bài thơ " Qua đèo Ngang”, tác giả viết: “ Một mảnh tình riêng ta với ta”
Câu cuối của bài thơ "Bạn đến chơi nhà" là: “ Bác đến chơi đây ta với ta”
Nhận xét nào đúng nhất về cụm từ "Ta với ta" được sử dụng trong hai bài thơ:
A. Giống nhau hoàn toàn về từ ngữ, ý nghĩa.
B. Giống nha

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_7_GIA_CAM_T.doc