ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 60 phút không kể thời gian giao đề. (Đề thi gồm 03 trang; Thí sinh làm bài vào phiếu trả lời trắc nghiệm) Mã đề thi: 357; Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .; SBD: . . . . . . . . ; Câu 1: Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu phả hệ là: A. Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc nhiều vào môi trường, hay phụ thuộc nhiều vào kiểu gen. B. Biết được một bệnh di truyền nào đó do đột biến gen hay đột biến NST gây nên. C. Biến được một tính trạng nào đó có di truyền hay không. D. Biết được tính trạng trội - lặn, gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính. Câu 2: Ở chó biết gen A - lông đen trội hoàn toàn so với a - lông trắng; B - lông ngắn trội hoàn toàn so với b - lông dài. Cho P : Chó lông đen, ngắn x chó lông đen, ngắn thu được F1: 46 đen , ngắn ; 16 đen, dài. Các cặp bố mẹ nào sau đây cho kết quả lai phù hợp? A. aaBb x aabb hoặc AABb x AaBb B. AABb x aaBb hoặc AABb x AaBb C. aaBb x aaBb hoặc AABb x AABb D. AABb x AABb hoặc AABb x AaBb Câu 3: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là: A. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia. B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng. C. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa. D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới. Câu 4: Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành chủ yếu bằng các phương tiện: A. Thủ công. B. Bán thủ công. C. Cơ giới hóa. D. Sức kéo động vật. Câu 5: Cơ thể mang đột biến được gọi là: A. Biểu hiện đột biến B. Cả A, B, C đều đúng C. Thể đột biến D. Dạng đột biến Câu 6: Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: “Gen => mARN => prôtêin=> tính trạng” là gì? A. Trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin tham gia biểu hiện tính trạng được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên gen. B. Khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng. C. Trình tự các nuclêôtit trên ADN được quy định bởi trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin. D. Sau khi được hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân. Câu 7: Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì: A. Con lai kinh tế là giống thuần chủng. B. Làm tăng kiểu hình ở đời con. C. Làm giảm kiểu gen ở đời con. D. Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu tính xấu. Câu 8: Chiều dài của mARN được sao mã từ một gen trên ADN bằng: A. ½ chiều dài của gen B. ½ chiều dài của cả phân tử ADN C. Chiều dài của của gen D. Chiều dài cả phân tử ADN. Câu 9: Có 3 tế bào của ruồi giấm đang giảm phân số NST và số cromatit tại kì sau I trong mỗi tế bào lần lượt là: A. 8 NST kép, 16 cromatit. B. 8 NST đơn, 0 cromatit. C. 48 NST đơn, 0 cromatit. D. 24 NST kép, 48 cromatit. Câu 10: Khối lượng 6,6.10-12 gam là hàm lượng ADN trong nhân tế bào 2n của loài: A. Tinh tinh B. Ruồi giấm C. Người D. Cà chua Câu 11: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì: A. Có nửa mạch của mẹ, nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường. B. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ. C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ, một mạch của môi trường. D. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường. Câu 12: Nguồn tài nguyên nào sau đây nếu được sử dụng sẽ gây ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất? A. Than đá. B. Năng lượng mặt trời. C. Dầu mỏ. D. Khí đốt. Câu 13: Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là: A. Tác động của con người. B. Các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai. C. Do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra. D. Sự thay đổi của khí hậu. Câu 14: Hình thức phân bào xảy ra liên tục trong toàn bộ quá trình phát triển cá thể ở những loài sinh sản hữu tính là: A. Giảm phân. B. Có giai đoạn chỉ nguyên phân, hoặc chỉ giảm phân. C. Nguyên phân và giảm phân. D. Nguyên phân Câu 15: Bệnh, tật di truyền là những bệnh, tật: A. Truyền từ đời này sang đời khác. B. Truyền từ người này sang người khác. C. Phát sinh do những sai khác trong bộ máy di truyền (ADN và NST). D. Do tác động của môi trường. Câu 16: Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng hoặc khối lượng sinh vật có trong: A. Một đơn vị diện tích hay thể tích. B. Một khoảng không gian rộng lớn. C. Một mét khối hay một mét vuông. D. Một khu vực nhất định. Câu 17: Quá trình tổng hợp Protein được thực hiện theo mối tương quan: A. 3 nucleotit trên mARN ứng với 1 protein. B. 3 nucleotit trên mARN ứng với 1 axitamin. C. 1 nucleotit trên mARN ứng với 1 axitamin. D. 3 axitamin ứng với 1 nucleotit trên mARN. Câu 18: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình ở F1. A. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. B. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. C. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây là điểm khác biệt nhất giữa quy luật phân li độc lập và liên kết gen hoàn toàn? A. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp. B. Sự phân li gen trong GP và tổ hợp trong thụ tinh. C. Các gen không nằm trong tế bào chất. D. Các gen nằm trong nhân tế bào. Câu 20: Ở cà độc dược 2n=24, số loại thể tam nhiễm tối đa có thể có là: A. 36 B. 24 C. 12 D. 1 Câu 21: Một gen có một mạch có trình tự các nu là: ...A-X-X-G-G-T-X-A-G-G-A-T... bị đột biến dạng thêm một cặp nu A-T vào vị trí thứ 6. Tính tất cả các khả năng, khi sao mã gen trên có thể cho tối đa bao nhiêu loại phân tử mARN khác nhau. A. 16 B. 2 C. 8 D. 4 Câu 22: Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? A. Để phân biệt tính trạng trội với tính trạng lặn. B. Để nâng cao hiệu quả phép lai. C. Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. D. Để tạo kiểu gen mới. Câu 23: Nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường là gì? A. Về môi trường B. Trong môi trường C. Từ môi trường D. Vì môi trường Câu 24: Đậu hà lan gen A- hạt trơn trội hoàn toàn so với gen a - hạt nhăn. Cho P thuần chủng hạt trơn lai với hạt nhăn được F1, cho F1 tự thụ được F2. Cho các cây F2 hạt trơn lai với nhau. Tính tổng tỉ lệ cây cà chua hạt trơn chiếm: A. 1/9 B. 3/4 C. 1/8 D. 8/9 Câu 25: Tài nguyên thiên nhiên là gì? A. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành trong tự nhiên. B. Là nguồn vật chất do con người tạo ra. C. Là nguồn vật chất tồn tại trong tự nhiên. D. Là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được cho cuộc sống. Câu 26: Về mặt số lượng phân tử ADN, mỗi NST có cấu trúc thực chất là: A. Nhiều phân tử ADN khác nhau. B. Một phân tử ADN độc lập. C. Tất cả các ADN trong tế bào. D. Một đoạn ADN duy nhất trong tế bào. Câu 27: Quan hệ khác loài hiếm gặp nhất là quan hệ: A. Sinh sản. B. Cạnh tranh. C. Dinh dưỡng. D. Hỗ trợ. Câu 28: Điều đúng khi nói về giảm phân ở tế bào là: A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần. B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần. C. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần. D. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần. Câu 29: Kiểu gen của một cơ thể là: A. Tổ hợp các gen trong giao tử đực do cơ thể đó tạo ra. B. Toàn bộ các gen trong cơ thể. C. Tổ hợp các gen trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể. D. Tổ hợp các gen trong một tế bào của cơ thể. Câu 30: Điều đúng khi nói về thành phần cấu trúc của quần xã sinh vật: A. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. B. Tập hợp các sinh vật cùng loài. C. Tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên. D. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài. Câu 31: Trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, phép lai nào dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất? A. AaBbDd x AaBbDd B. AaBbDd x Aabbdd C. AaBbDD x AaBbdd D. AabbDd x aaBbDd Câu 32: Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn sau là: Chuột Mèo Cây xanh Thỏ Cáo Vi khuẩn Gà Rắn A. 8 B. 9 C. 7 D. 6 Câu 33: Động vật hằng nhiệt ở môi trường lạnh để giữ nhiệt tốt cho cơ thể thì tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể / thể tích cơ thể (S/V) phải: A. Không ảnh hưởng. B. Càng nhỏ. C. Bằng 1. D. Càng lớn. Câu 34: Thế nào là cặp NST tương đồng? A. Gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố,một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. B. Là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi. C. Là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng. D. Là một cặp NST giống nhau về hình dạng, kích thước, cấu trúc và nguồn gốc. Câu 35: Phát biểu dưới đây đúng khi nói về trẻ đồng sinh cùng trứng là: A. Có kiểu gen và giới tính khác nhau. B. Có thể giống nhau hặc khác nhau về giới tính. C. Có cùng kiểu gen và giống nhau về giới tính. D. Ngoại hình giống hệt nhau. Câu 36: Ở một loài động vật có 4 dạng cấu trúc NST khác nhau: Dạng 1: ABEFHGIDCK; dạng 2: ABFEDCGHIK; dạng 3: ABCDEFGHIK; dạng 4: ABFEHGCDIK. Nếu dạng 1 là dạng gốc, đột biến đảo đoạn NST đã phát sinh 3 dạng còn lại theo trật tự như thế nào? A. 1=>2=>3=> 4 B. 1=>2=>4=>3 C. 1=>3=>4=>2 D. 1=>4=>2=>3 Câu 37: Một gen dài 4080 A0 có tích số giữa T với X bằng 6% (biết T > X). Số nucleotit từng loại nu trên gen là: A. A=T=489; G=X=720. B. A=T=900; G=X=600. C. A=T=720; G=X=480. D. A=T=300; G=X= 200. Câu 38: Trường hợp nào dẫn đến các loài tiêu diệt lẫn nhau: A. Kí sinh - vật chủ B. Giành đẳng cấp. C. Vật ăn thịt - con mồi. D. Cộng sinh. Câu 39: Nguyên phân gồm các kì nào sau đây? A. Kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau. B. Kì trung gian, kì đầu, kì sau, kì cuối. C. Kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. D. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. Câu 40: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi: A. Sức bền của cơ thể. B. Tác động sinh thái C. Giới hạn sinh thái D. Khả năng sống của cơ thể. ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: