Đề kiểm tra Sinh học Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Sinh học- Lớp 6
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) 
 Nêu đặc điểm của từng loại rễ? Vì sao bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng và có nhiều rễ con?
Câu 2: (3,0 điểm) 
 Nêu đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? Vì sao nói lá có sự đa dạng?
Câu 3: (2,0 điểm)
 Từ củ khoai lang có thể tạo thành cây mới trong điều kiện nào? Tại sao người ta không trồng khoai lang bằng củ? 
Câu 4: (2,0 điểm) 
 Nêu chức năng của mạch gỗ và mạch rây? Chọn một cành trên cây sau đó cắt bỏ một khoanh vỏ sao cho mạch rây bị bóc ra cùng với khoanh vỏ. Sau khoảng một tháng, hiện tượng gì sẽ xảy ra ở vị trí cắt bỏ vỏ? Giải thích? 
----- Hết -----
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Sinh học- Lớp 6
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) 
 Nêu đặc điểm của từng loại rễ? Vì sao bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng và có nhiều rễ con?
Câu 2: (3,0 điểm) 
 Nêu đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? Vì sao nói lá có sự đa dạng?
Câu 3: (2,0 điểm)
 Từ củ khoai lang có thể tạo thành cây mới trong điều kiện nào? Tại sao người ta không trồng khoai lang bằng củ? 
Câu 4: (2,0 điểm) 
 Nêu chức năng của mạch gỗ và mạch rây? Chọn một cành trên cây sau đó cắt bỏ một khoanh vỏ sao cho mạch rây bị bóc ra cùng với khoanh vỏ. Sau khoảng một tháng, hiện tượng gì sẽ xảy ra ở vị trí cắt bỏ vỏ? Giải thích? 
----- Hết -----
HƯỚNG DẪN CHẤM - SINH HỌC 6
Câu 1
(3.0 điểm)
* Nêu đặc điểm của mỗi loại rễ:
- Rễ cọc: gồm rễ cái to, khoẻ, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên ra.
- Rễ chùm: gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau mọc toả ra từ gốc thân.
* Bộ rễ của cây thường ăn sâu, lan rộng và có nhiều rễ con:
- Giúp hút đủ nước và muối khoáng phục vụ hoạt động sống của cây.
- Giúp cây đứng vững.
1.0 điểm
1.0 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
Câu 2:
(3,0 điểm)
* Đặc điểm bên ngoài của lá và cách sắp xếp lá trên cây giúp lá nhận được nhiều ánh sáng:
- Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá.
- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau.
* Lá có sự đa dạng vì:
- Phiến lá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
- Gân lá có 3 dạng: hình mạng, song song, hình cung.
- Có 2 kiểu lá: lá đơn, lá kép.
- Có 3 kiểu xếp lá trên thân: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 
Câu 3:
(2.0 điểm)
*Từ củ khoai lang có thể tạo thành cây mới trong điều kiện: có độ ẩm.
* Người ta không trồng khoai lang bằng củ, vì: trồng bằng củ sẽ tốn nguyên liệu, mất thời gian và hiệu quả thấp hơn so với trồng bằng cành.
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 4:
(2.0 điểm)
* Chức năng của mạch gỗ và mạch rây:
- Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân
- Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các các bộ phận khác của cây.
* Hiện tượng xảy ra ở vị trí cắt bỏ vỏ:
- Mép vỏ ở phía trên vị trí cắt bỏ vỏ phình to ra.
- Giải thích: mạch rây bị bóc ra cùng lớp vỏ nên chất hữu cơ khi vận chuyển từ lá xuống đã bị ứ đọng lại ở mép trên của phần vỏ bị cắt làm cho nó phình to ra.
0,5 điểm
0,5 điểm 
0,5 điểm 
0,5 điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_Sinh_6_HKI_1617.doc