Đề kiểm tra Sinh học 11 (Có đáp án) - Mã đề 253 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đặng Huy Trứ

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 641Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học 11 (Có đáp án) - Mã đề 253 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đặng Huy Trứ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học 11 (Có đáp án) - Mã đề 253 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Đặng Huy Trứ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO T.T. HUẾ
TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017
Môn: SINH HỌC 11
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian phát đề)
MÃ ĐỀ: 253
Họ và tên: 	SBD: .
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 câu, từ câu 1 đến câu 24 – 8 điểm)
THÍ SINH CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT VÀ TÔ VÀO PHIẾU BÀI LÀM TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho các loài cây sau: (1) Dứa, (2) Ngô, (3) Mía, (4) Lúa, (5) Thuốc bỏng, (6) Xương rồng. Nhóm cây có khả năng chịu hạn tốt có thể là:
	A. (3), (5), (6).	B. (1), (3), (4).	C. (1), (3), (5).	D. (1), (5), (6).
Câu 2: Đặc điểm của con đường thoát nước qua khí khổng là:
	A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh.	B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
	C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.	D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 3: Cây xanh hấp thụ nitơ ở các dạng nào sau đây?
	A. NO2- và NH4+.	B. NO3- và NH4+.	C. NO2- và NO3-.	D. NH4+ và N2.
Câu 4: Cho các nhận định sau:
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
(2) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.
(3) Phơi khô nông sản.
(4) Bảo quản nông sản trong kho lạnh.
Số nhận định đúng khi chọn phương pháp bảo quản nông sản là:	A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 5: Enzim tham gia cố định nitơ tự do là:
	A. Nitrogenaza.	B. Cacboxylaza.	C. Restrictaza.	D. Oxygenaza.
Câu 6: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng là vì:
	A. lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.
	B. lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục.
	C. lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.
	D. lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây.
Câu 7: Cho các nhận định sau về vai trò của quang hợp:
(1) Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ.
(2) Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
(3) Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
(4) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
(5) Ở các loài cây mà lá cây không có màu xanh thì không có diệp lục nên quá trình quang hợp không thể diễn ra.
Số nhận định đúng là:	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 8: Khi được chiếu sáng cây xanh giải phóng O2, các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
	A. quá trình hô hấp sáng.	B. quá trình quang phân li nước.
	C. sự khử CO2.	D. phân giải đường.
Câu 9: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
	A. Đường phân à Chu trình crep à Chuổi chuyền êlectron hô hấp.
	B. Chu trình crep à Đường phân à Chuổi chuyền êlectron hô hấp.
	C. Đường phân à Chuổi chuyền êlectron hô hấp à Chu trình crep.
	D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp à Chu trình crep à Đường phân.
Câu 10: Nhóm các nguyên tố nào sau đây là các nguyên tố đại lượng ở thực vật:
	A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.	B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
	C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.	D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn.
Câu 11: Cho sơ đồ mô tóm tắt mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp như sau: 
1
O2
Pha sáng
2
3
Pha tối
4
glucôzơ
Các số tương ứng 1, 2, 3, 4 sẽ là:
	A. CO2, ATP, NADPH, RiDP.	B. H+, ATP, NADPH, CO2.
	C. CO2, ATP, NADPH, H2O.	D. H2O, ATP, NADPH, CO2.
Câu 12: Quan sát hình sau và bảng thông tin sau:
C
D
E
F
Cột A
Cột B
A
1. Diễn ra vào ban ngày
B
2. Diến ra ở tế bào mô giậu
C
3. Quang hợp ở thực vật C4 vì có sự tách biệt về không gian
D
4. Diễn ra vào ban đêm
E
5. Diễn ra ở tế bào bao bó mạch
F
6. Quang hợp ở thực vật CAM vì có sự tách biệt về thời gian
Sự chọn lựa đúng nhất là:
	A. A-3, B-6, C-2, D-5, E-4, F-1	B. A-6, B-3, C-2, D-5, E-4, F-1
	C. A-3, B-6, C-2, D-5, E-1, F-4	D. A-3, B-6, C-4, D-1, E-2, F-5
Câu 13: 
Cột A
Cột B
1. Lá có bản rộng, mỏng.
a. Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp.
2. Mạch dẫn
b. Chứa lục lạp thực hiện quang hợp.
3. Biểu bì
c. Hấp thụ được nhiều ánh sáng.
4. Mô giậu
d. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ.
5. Khí khổng
e. Bảo vệ.
Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là:
	A. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a.	B. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a.
	C. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c.	D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e.
Câu 14: Quan sát hình sau và chọn kết luận đúng nhất:
(1)
(2)
	A. (1) là động vật có túi tiêu hóa, (2) là động vật có ống tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở (1) là tiến hóa hơn (2).
	B. (1) là động vật có ống tiêu hóa, (2) là động vật có túi tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở (1) là tiến hóa hơn (2).
	C. (1) là động vật có túi tiêu hóa, (2) là động vật có ống tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở (2) là tiến hóa hơn (1).
	D. (1) là động vật có ống tiêu hóa, (2) là động vật có túi tiêu hóa và hình thức tiêu hóa ở (2) là tiến hóa hơn (1).
Câu 15: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ?
	A. Xantôphin.	B. Phicobilin.	C. Carôtênôit.	D. Diệp lục b.
Câu 16: Bạn An đang trồng một cây ớt cảnh nhỏ rất đẹp. Trong kì nghỉ lễ (khoảng 1 tuần) bạn và gia đình đi du lịch mà đã sơ suất bỏ quên nó hoàn toàn trong bóng tối, sau kì nghỉ lễ về bạn rất ngạc nhiên khi thấy cây này vẫn còn sống. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
	A. Trong thời gian tối, dù không tiến hành pha sáng, cây này vẫn có thể tạo được đường từ chu trình Canvin.
	B. Trong thời gian tối, dù không có ánh sáng nhìn thấy, cây này vẫn quang hợp nhờ năng lượng của ánh sáng tử ngoại, tia X, tia gama.
	C. Trong thời gian tối, ở cây này vẫn quang hợp nên tạo năng lượng tích lũy dưới dạng đường hoặc tinh bột nên .
	D. Trong thời gian tối, năng lượng được tích lũy dưới dạng đường hoặc tinh bột được giải phóng qua quá trình hô hấp.
Câu 17: Tiêu hóa là quá trình:
	A. biến đổi hóa học thức ăn nhờ các enzim để tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể.
	B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại.
	C. tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại.
	D. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thu được.
Câu 18: Điểm bù ánh sáng là:
	A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
	B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
	C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
	D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
Câu 19: Năng suất kinh tế là:
	A. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
	B. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
	C. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
	D. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 20: Cho bảng sau:
Cột A
Cột B
I. Bò.
1. Răng sắc nhọn, răng nanh phát triển.
II. Lợn. 
2. Ruột dài 55-60m.
III. Chó sói.
3. Răng có bờ nghiền rộng nhiều nếp men cứng. 
4. Ruột khoảng 7m.
5. Dạ dày đơn.
6. Ruột dài khoảng 22m.
7. Ăn thức ăn động vật và thực vật.
8. Trong quá trình tiêu hóa có biến đổi sinh học.
Tổ hợp đúng nhất về cấu tạo hệ tiêu hóa ở các loài trên sẽ là:
	A. I. 2, 3, 8; II. 1, 5, 6; III. 4, 5, 7.	B. I. 2, 5, 8; II. 3, 5, 7; III. 1, 5, 6.
	C. I. 1, 4, 8; II. 5, 6, 7; III. 2, 3, 5.	D. I. 2, 3, 8; II. 5, 6, 7; III. 1, 4, 5.
Câu 21: Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là:
	A. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
	B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
	C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
	D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
Câu 22: Vì sao cây ngập úng lâu ngày sẽ chết?
	A. Vì cây thiếu oxy cho quang hợp.	B. Vì không đảm bảo cân bằng nước.
	C. Vì rễ cây không hô hấp được.	D. Vì lá cây không quang hợp được.
Câu 23: Cho các kết luận sau:
(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.
(2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.
(3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Kết luận không đúng khi nói về việc bón phân hóa học đúng mức cần thiết cho cây là:
	A. (1), (2).	B. (3), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (2), (4).
Câu 24: Quang hợp ở thực vật:
	A. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
	B. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).
	C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước.
	D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 2 điểm)
THÍ SINH TRẢ LỜI VÀO PHIẾU BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Vai trò chung của nước đối với đời sống thực vật? Nêu các dạng nước trong cây và ý nghĩa của mỗi dạng nước đó. (2điểm)
-----------------HẾT-----------------BẢNG TRẢ LỜI MÃ ĐỀ THI 253
B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 2 điểm)
Câu 1
A
B
C
D
Câu 2
A
B
C
D
Câu 3
A
B
C
D
Câu 4
A
B
C
D
Câu 5
A
B
C
D
Câu 6
A
B
C
D
Câu 7
A
B
C
D
Câu 8
A
B
C
D
Câu 9
A
B
C
D
Câu 10
A
B
C
D
Câu 11
A
B
C
D
Câu 12
A
B
C
D
Câu 13
A
B
C
D
Câu 14
A
B
C
D
Câu 15
A
B
C
D
Câu 16
A
B
C
D
Câu 17
A
B
C
D
Câu 18
A
B
C
D
Câu 19
A
B
C
D
Câu 20
A
B
C
D
Câu 21
A
B
C
D
Câu 22
A
B
C
D
Câu 23
A
B
C
D
Câu 24
A
B
C
D
THỐNG KÊ ĐÁP ÁN
Tổng số câu hỏi là: 24
Tổng số câu hỏi có đáp là: 24
Số phương án đúng A = 6; Số phương án đúng B = 6
Số phương án đúng C = 6; Số phương án đúng D = 6
B. PHẦN TỰ LUẬN (1 câu – 2 điểm)
Hướng dẫn chấm: 
- Đối với đời sống thực vật, nước thực hiện các chức năng chính sau đây:
+ Là thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào và cơ thể. Trong cây, nước chiếm ¾ khối lượng cơ thể. Riêng ở các loài thực vật thủy sinh, nước chiếm đến 90% khối lượng. (0,25đ)
+ Nước tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất; là dung môi của các muối khoáng và nhiều chất hữu cơ trong cây; nhờ đó nước giúp cho quá trình hấp thu khoáng của rễ và vận chuyển các chất trong cây. (0,25đ)
+ Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp tạo các chất hữu cơ của cây. (0,25đ)
+ Nước tham gia vào quá trình điều hòa nhiệt độ cho cây. Sự thoát nước từ cây ra môi trường khi trời nắng nóng làm giảm nhiệt độ của cây và giúp chúng tránh bị khô héo. (0,25đ)
- Trong cây, nước tồn tại dưới hạng dạng chính là: nước tự do và nước liên kết
+ Nước tự do:
Là dạng nước chứa trong thành phần của tế bào, trong các khoảng gian bào, trong các mạch dẫn của cây... không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học. (0,25đ)
Nước tự do vẫn giữ được tính chất vật lí, hóa học, sinh học bình thường của nước và có vai trò rất quan trọng với cây như: làm dung môi, làm giảm nhiệt độ của cây qua sự thoát hơi nước, tham gia vào một số quá trình trao đổi chất, duy trì độ nhớt bình thường của chất nguyên sinh và các quá trình trao đổi chất bình thường của cây. (0,25đ)
+ Nước liên kết:
Là dạng nước bị các phân tử kích điện hút bởi một lực nhất định hoặc các liên kết hóa học ở các thành phần của tế bào. (0,25đ)
Dạng nước liên kết dù không giữ vững được tính chất vật lí, hóa học, sinh học của nước nhưng lại có vai trò duy trì độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào. (0,25đ)
	(Nếu chỉ nêu được các dạng nước trong cây: - Trong cây, nước tồn tại dưới hạng dạng chính là: nước tự do và nước liên kết thì cho 0,25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_MON_SINH_11_80TRAC_NGHIEM20TU_LUAN_TRUONG_THPT_DANG_HUY_TRUTTHUEBAN_WORDHAY_VA_KHO.doc