Đề kiểm tra phần truyện môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5465Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra phần truyện môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra phần truyện môn: Ngữ văn 9 - Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi ĐỀ KIỂM TRA PHẦN TRUYỆN
Họ tên.. .. MÔN: NGỮ VĂN 9 
Lớp:........ Thời gian: 45 phút	 
Phần I: (7,0 điểm)
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm và cho biết những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?
2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phải hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?
3.  Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn dịch để nêu suy nghĩ của em về nhân vật Phương Định. Trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ, thành phần phụ chú. (gạch chân, chú thích)
Phần II: ( 3,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:	
Bà Hai bỗng lại cất tiếng:
- Thầy nó ngủ rồi ư?Dậy tôi bảo cái này đã.
Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:
- Im! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ.
Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.
1) Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn trên?
2) Qua cách trả lời của ông Hai như thế cho thấy tâm trạng của ông như thế nào? “Nó” mà ông Hai nhắc đến là ai? Ông Hai sợ “nó” nghe thấy điều gì? Tại sao ông Hai lại sợ? 
3) Từ lòng yêu nước của ông Hai trong truyện ngắn “Làng”, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay.
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN TRUYỆN
 	MÔN: NGỮ VĂN 9 
 Thời gian: 45 phút	
Phần I: (7,0 điểm)
1.(1,0 đ)  - Truyện ngắn " những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của nhà văn, viết năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Câu chuyện viết về những cô gái thanh niên xung phong trên 1 cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn
-(0,5đ) Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm.
2. (1,5 đ) Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:
- Các câu được viết phải có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ
- Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ (câu rút gọn) . Thế nhưng, cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên thậtt lớn lao.
3. Đoạn văn: (4,0 đ)
* Hình thức (0,5 đ):
-      Là một đoạn văn hoàn chỉnh không mắc lỗi chính tả, không mắc lồi diễn đạt, có sự liên kêt chặt chẽ giữa nội dung và hình thức.
“ Đúng quy cách của một đoạn văn, độ dài đoạn văn khoảng 12 câu 
* Đáp ứng yêu cầu tiếng việt (1,0 đ)
* Nội dung (2,5 đ): 
- Có câu chủ đề (0,5 đ):
- Nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi:
+ Trong công việc: hoàn cảnh sống và công việc rất gian khổ, nguy hiểm nhưng cô vẫn tự nguyện, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh, làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao; đặc biệt trong giờ phút căng thẳng đối diện với cái chết, cô vẫn tỏ ra bình tĩnh, gan dạ, dũng cảm.
(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: nơi sống, làm việc; công việc của Phương Định; chi tiết kể về việc phá bom)
+ Trong đời sống tâm hồn, tình cảm: dù sống trong hoàn cảnh ác liệt, căng thẳng, dữ dội nhất nhưng cô có một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư, lạc quan, yêu đời; nhạy cảm, giàu mộng mơ; có tình cảm yêu mến, sự cảm phục và sẵn lòng giúp đỡ đồng đội trong tổ, trong đơn vị
(Học sinh nêu và phân tích dẫn chứng: Phương Định thích ca hát, hay quan tâm đến hình thức của mình, thích ngắm mình trong gương; hay làm ra vẻ “điệu” khi gặp các anh bộ đội, quan tâm lo lắng khi Nho bị thương; như trẻ con khi nghịch mưa đá, sống lại những kỉ niệm về Hà Nội) 
Phần II: ( 3,0 điểm).
1) Tìm câu đặc biệt: Im! (0,25đ)
2) (1,0 đ)
- Tâm trạng lúc này của ông : bực bội, đau khổ, lo sợ (0,25đ)
- “Nó: mụ chủ nhà (0,25đ)
- Ông Hai sợ “nó” biết được việc làng ông theo giặc (0,25đ)
- Ông Hai : xấu hổ (0,25đ)
3) Đoạn văn (1,75)
* Hình thức (0,25 đ):
-      Là một đoạn văn hoàn chỉnh không mắc lỗi chính tả, không mắc lồi diễn đạt, có sự liên kêt chặt chẽ giữa nội dung và hình thức. “ Đúng quy cách của một đoạn văn, độ dài đoạn văn khoảng
* Nội dung: Trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay (1,5đ)
+ Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. 
+ Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. 
+ Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước.
+ Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. 
+ Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
( Tùy cách làm hợp lí của HS để cho điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ KT TRUYỆN V9 KÌ II.doc