Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 5 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 5 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 5 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
BÀI VIẾT SỐ 5 (Thời gian 90 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
	+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
	+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
	+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức
	 + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 5- LỚP 11
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức đọc hiểu văn bản
 Ông già và thần chết
Phương thức biểu đạt
Ý nghĩa của câu chuyện
Bài học về cuộc sống
.Viết đoạn văn
Số câu: 3
Tỉ lệ: 30 %
0.5 điểm
1 điểm
0.5 điểm
1 điểm
30%= 3,0 điểm
2. L àm văn
 ( Nghị luận văn học)
- Xuất dương lưu biệt
- Vội vàng
- Hầu trời
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
70%= 7,0 điểm
Tổng Cộng
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5- NGỮ VĂN LỚP 11
NĂM HỌC 2016- 2017
 Thời gian 90 phút
Câu 1.Đọc hiểu (3 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:	
ÔNG GIÀ VÀ THẦN CHẾT​
Một hôm ông già đốn củi và gánh về nhà. Đường thì xa, gánh củi thì nặng, ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống và nói:
- Chà, giá thần chết mang ta đi có phải hơn không!
Thần Chết đến và bảo:
- Ta đây, lão cần gì nào?
Ông già sợ hãi bảo:
- Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
(Lep Tôn-xtôi, phỏng theo truyện ngụ ngôn của Ê-Dốp)
1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? 
2. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
3. Từ câu chuyện, anh/chị suy nghĩ gì về cuộc sống của chính mình? (Trình bày khoảng 5 – 7 câu).
Câu 2. Làm văn (7 điểm): Phân tích cảm hứng lãng mạn và chất hiện thực trong bài thơ Hầu Trời của Tản Đà.
.Hết.
V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. Tự sự
b. Ý nghĩa của câu chuyện:
- Cuộc sống này chứ đựng đầy những khó khăn và thử thách ( đường xa, gánh củi nặng), đôi khi ta dễ bi quan rồi thất vọng về chính mình, đánh mất niềm tin ( kiệt sức).
- Nhưng khi ta muốn buông xuông tất cả ( giá thần chết đến) thì cũng là lúc ta nên tỉnh táo nhận ra rằng: cuộc sống này, cái đáng trân trọng nhất mà thượng đế đã ban cho mỗi người chính là bản thân của mình.
c.Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn về nhận thức:sự quý giá của bản thân; hành động: trân trọng, biết ơn mẹ đã cho mình cơ hội được tồn tại và đối diện với thử thách của cuộc đời, v..v
0.5
1
1.5
2
Tổng:1+2
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: 
- Giải thích khái niệm về cảm hứng lãng mạn và chất hiện thực trong văn học.
- Phân tích biểu hiện trong bài thơ Hầu Trời:
+ Cảm hứng lãng mạn:
* Tác giả kể về một giấc mơ tưởng chừng như phi lí nhưng lại kích thích được sự tò mò của người đọc.
* Say sưa bộc lộ tài năng của bản thân.
* Khẳng định cái ngông khi tìm tri kỉ cho chính mình không ai khác ngoài Trời và chư tiên.
+ Chất hiện thực: sau những lời ca tự hào về bản thân là nỗi trần tình của thi sĩ về tình cảnh khốn khó của nghề văn cũng như bản thân ở hạ giới ( cảnh con thực nghèo khó, văn chương rẻ như bèo,...)
- Đánh giá chung về những đóng góp của Tản Đà cho thơ văn về nội dung và nghệ thuật.
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm nhận cá nhân.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.
7
10
VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................................................................
Người biên soạn đề kiểm tra
Ngô thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.Bai viet so 5.doc