Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 4 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 4 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 11 - Bài viết số 4 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
 TỔ : VĂN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)
( Đề gồm  trang)
MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
 - Đề kiểm tra được biên soạn nhằm kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 11 – chương trình chuẩn.
 - Đề khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11, học kì I theo ba nội dung : Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá năng lực Đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
HÌNH THỨC KIỂM TRA
 Hình thức : Tự luận.
 Cách tổ chức kiểm tra : cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì I.
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
I. Đọc – hiểu 
(Chọn văn bản ngoài SGK hoặc trong SGK của chương trình giáo dục phổ thông ) 
Có kĩ năng đọc – hiểu một tác phẩm, đoạn trích văn học (thơ hoặc văn xuôi).
Viết đoạn văn theo yêu cầu.
Số câu: 3
Tỉ lệ: 30%
(30% x 10 điểm = 3.0 điểm)
3.0 điểm
II. Làm văn
NLVH
- Tự tình (Hồ Xuân Hương)
- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)
- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Chí Phèo (Nam Cao)
Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm một bài văn NLVH.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
70% x10 điểm = 7.0 điểm)
7.0 điểm
Tổng cộng
10 điểm
10 điểm
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
 TỔ : VĂN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm) :Hãy đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Một người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi,cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc- ghê- nhép)
1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Tìm chủ đề của văn bản?
2. Theo anh/chị cậu bé “đã cho” người ăn xin cái gì? Và cậu bé đã nhận lại “một cái gì đó” từ người ăn xin ?
3. Từ câu chuyện trên, anh/ chị cảm nhận như thế nào về lòng nhân ái trong cuộc sống? ( hãy viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu).
II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm ) Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, nhà văn đã dựng nên một thế giới hiện thực biết ước mơ. Còn bạn?
IV HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
STT
Nội dung
Điểm
I
Đọc – hiểu
3.0
1) Phương thức biểu đạt: Tự sự.
 Chủ đề: lòng nhân ái, sự yêu thương.
0.5
0.5
2) Điều cậu bé “đã cho” không phải vật chất mà là tấm lòng ( sự quan tâm đúng lúc, một ánh mắt, một nụ cười,)
 “Một cái gì đó” từ người ăn xin mà cậu bé nhận được là tình thương, cảm thông, chia sẻ.
0.5
0.5
3) HS viết thành đoạn văn có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ trình bày theo nhiều cách khác nhau. GV chấm linh động, có thể tham khảo các gợi ý sau:
- Lòng nhân ái sẽ biến cái xấu xa thành lương thiện.
- Cho đi yêu thương sẽ nhận lại yêu thương.
- Tình cảm và sẻ chia trao đi còn quý hơn mọi giá trị vật chất.
- Phê phán, lên án hành động thờ ơ vô cảm của những con người thực dụng, ích kỉ trong xã hội.
1.0
II
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, nhà văn đã dựng nên một thế giới hiện thực biết ước mơ. Còn bạn?
7.0
* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, suy nghĩ về ý kiến.
1.0
Thân bài: 
 - Giải thích cảm quan hiện thực và cái nhìn nhân đạo (ước mơ)
- Phân tích:
*Bức tranh hiện thực đượm buồn về một miền đất nơi đó có những mảnh đời “bị lãng quên”:
+ Bức tranh thiên nhiên: cuộc sống xơ xác tiêu điều của một phố huyện nghèo với cảnh ngày tàn và màn đêm bao phủ (bóng tối, ánh sáng). => dự cảm về cuộc sống của con người nơi phố huyện.
+ Bức tranh cuộc sống con người nơi phố huyện: những đứa trẻ con nhà nghèo, chị em Liên, mẹ con chị Tí, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi => hiện thực về cuộc sống của nhân ta trước Cách Mạng.
=> Cảnh vật cũng như con người đều gợi lên sự tàn tạ nghèo nàn. ( giá trị hiệ n thực)
* Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” một thế giới biết ước mơ:
+ Hy vọng về một cuộc sống tươi mới, sáng sủa hơn cho sự sống nghèo khổ hằng ngày. 
+ Thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh dù chỉ là trong chốc lát ( hình ảnh đoàn tàu, mơ về một Hà Nội xa xăm).
=> Niềm thương cảm, xót xa, trân trọng, nâng đỡ của tác giả cho những ước mơ và hy vọng về một cuộc sống mới dành cho những kiếp người nhỏ bé vô danh, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. ( giá trị nhân đạo)
- Bàn luận: Đánh giá về những phẩm chất đáng trọng của những người dân phố huyện. Ngợi ca, trân trọng tấm lòng nhân hậu của nhà văn.
- Nghệ thuật: nghệ thuật tả cảnh, miêu tả tâm trạng nhân vật, nghệ thuật tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giọng văn mềm mại, sâu lắng; 
5.0
Kết bài: Ý nghĩa của tác phẩm.
 Suy nghĩ, tình cảm của bản thân khi nghĩ về số kiếp của những người bất hạnh trong trong xã hội ngày nay ( nếu có).
Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức
- GV mạnh dạn cho điểm tối đa với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học..
1.0
 TTCM 
 Lê Thị Lan
Tân Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2016
 Người ra đề
Ngô Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc11.bai viet số 4 (thi hk1).doc