SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 BÀI VIẾT SỐ 1 (Thời gian 90 phút) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT * Mục tiêu kiểm tra - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì I. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận * Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: + Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản. + Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết. + Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS. - Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 1- LỚP 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1.Kiến thức đọc hiểu văn bản Gánh hàng phù thủy Phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt Hiểu được ý nghĩa các món hàng phù thủy Thông điệp được gửi gắm qua hai câu nói cuối Số câu: 3 Tỉ lệ: 30 % 1 điểm 1 điểm 1 điểm 30%= 3,0 điểm 2. L àm văn ( Nghị luận văn học) - Vào phủ Chúa Trịnh - Câu cá mùa thu - Thương vợ - Tự tình Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học. Số câu: 1 Tỉ lệ: 70% 70%= 7,0 điểm Tổng Cộng 10 điểm IV. BIÊN SOẠN ĐỀ TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH BÀI VIẾT SỐ 1 - NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2016- 2017 Thời gian 90 phút Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi sau: Gánh hàng phù thủy Một phù thuỷ Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có ! ” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn: “Anh muốn gì ? ” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng, không bán! ” ( K.Badjadjo Pradip ẤN ĐỘ) Câu a: Xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ của văn bản Câu b: Trong cuộc sống có phải “ai muốn mua gì cũng có”? Câu c: Em hiểu gì từ câu nói được gạch chân. Câu 2: Phân tích tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bào thơ Tự Tình II - HẾT - V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a. Tự sự, PCNN nghệ thuật b. Có thể mua được : địa vị, ngôi nhà, đồng hồ, thuốc bổ, sách vở,.. nhưng không thể mua được sự nễ trọng, tổ ấm, thời gian, sức khỏe, kiến thức, c. Ý nghĩa: - Không phải mọi thứ đều mua được bằng tiền. - Muốn có thành quả phải bỏ công sức chăm sóc - Gieo hạt giống gì nhận thành quả ấy. - Muốn có những điều tốt đẹp phải vun trồng hằng ngày 1 1 1 2 Tổng:1+2 * Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Vấn đề cần nghị luận. b. Thân bài: - Nội dung +Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng xót xa thấm thía cho sự rẻ rúng, bẽ bàng duyên phận. +Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát. . +Thái độ phẫn uất trước duyên phận, bộc lộ của HXH qua hình tượng thiên nhiên. + Tâm trạng chán chường của HXH. - Nghệ thuật: từ ngữ mạnh, đảo ngữ, hình ảnh gợi tả, c. Kết bài: đánh giá chung, cảm nhận cá nhân. Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục. 7 10 III – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ................................................................................................................................................................................................................................................. Người biên soạn đề kiểm tra Ngô thị Mai
Tài liệu đính kèm: