Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 5 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 5 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 5 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
BÀI VIẾT SỐ 5 (Thời gian 90 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì II.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
	+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
	+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
	+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức.
	 + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 5- LỚP 10
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức đọc hiểu văn bản
 Hơi ấm tổ rơm
Phương thức biểu đạt.
Biện pháp tu từ
Chủ đề
Bài học về cuộc sống
Viết đoạn văn
Số câu: 4
Tỉ lệ: 40 %
1.0 điểm
0.5 điểm
1.0 điểm
1.5 điểm
40%= 4,0 điểm
2. L àm văn
 ( Nghị luận văn học)
-Phú sông Bạch Đằng
- Bình Ngô đại cáo
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
60%= 6,0 điểm
Tổng Cộng
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5- NGỮ VĂN LỚP 10
NĂM HỌC 2016- 2017
 Thời gian 90 phút
Câu 1.Đọc hiểu (4 điểm): Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Hơi ấm tổ rơm
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm 
Bà mẹ đón tôi trong gió đêm 
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ 
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ 
Rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm 
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm 
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng 
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm 
Của những cọng rơm xơ xác gầy gò 
Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no 
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa 
Cái mộc mạc lên hương của lúa 
Đâu dễ chia cho tất cả mọi người
Bình Lục - một đêm lỡ đường 
Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973
a. Cho biết chủ đề của văn bản?
b. Vì sao trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm, nhân vật trữ tình lại thao thức?
c. Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong khổ thơ cuối?
d. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ ven đồng chiêm?
Câu 2. Làm văn (6 điểm): Phân tích hình tượng nhân vật khách trong tác phẩm Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.
..HẾT
V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. Tình người những lúc khó khăn, hoạn nạn
b. Nhân vật trữ tình thao thức vì xúc động và hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo từ người mẹ đồng chiêm.
c. Biện pháp nghệ thuật:
- So sánh
- Ẩn dụ ( cái ấm nồng nàn, cái mộc mạc)
d.Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ với những phẩm chất đáng quý, đáng trọng và bài học biết ơn của bản thân đối với ân nhân của chính mình.
0.5
1
1
1.5
2
Tổng:1+2
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài: 
- Khách là sự phân thân của chính tác giả:
+ Một con người có đam mê về lịch sử, văn hóa, học rộng tài cao.
+ Có tráng chí bốn phương tha thiết.
+ Có những hoài niệm, tự hào trước dòng sông BĐ lịch sử.
+ Tầm nhìn, đánh giá cao và biết ơn công lao chống giặc ngoại xâm của ông cha.
- Đánh giá chung về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Cảm nhận cá nhân.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.
6
10
VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................................................................
Người biên soạn đề kiểm tra
Ngô thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.Bai viet so 5.doc