Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 4 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 4 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 4 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
 TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian phát đề)
 ( Đề thi gồm 1 trang)
 ĐỀ 
 Môn:
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong bài kiểm tra chất lượng học kỳ I, môn Ngữ Văn 10, tập 1.
- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
- Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ HS theo các chuẩn sau:
Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức:
 + Phần đọc – hiểu
 + Kiến thức văn học: Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKI: Tỏ lòng
 + Kĩ năng làm văn nghị luận.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách thức tổ chức kiểm tra: HS làm bài trên lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu kiểm tra.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN 10
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
1. Phần đọc – hiểu
- Đề tài, chủ đề.
-Phương thức biểu đạt;
-Xác định được nghệ thuật, 
-Phong cách ngôn ngữ,
- Hình ảnh, chi tiết, từ ngữ đặc sắc.
- Hiệu quả của nghệ thuật.
- Tìm từ ngữ, chi tiết trong văn bản.
- Nội dung cơ bản của văn bản.
Viết đoạn văn theo đề ra (5-7 câu)
Số câu: 1
Tỉ lệ: 40%
1
40%= 4,0 điểm
2. Làm văn:
- Truyện ADV và MC-TT
- Chiến thắng Mtao Mxây
- Tỏ lòng
- Cảnh ngày hè
- Nhàn
- Đọc Tiểu Thanh kí
Vận dụng những kiến thức về tác phẩm, tác giả về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác lập luận ( phân tích, so sánh, tổng hợp,)và phương thức biểu đạt biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
1
60%= 6,0 điểm
Tổng cộng
100%= 10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
 TỔ : VĂN 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016-2017
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm) Đọc-hiểu: Hãy đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Quê hương tôi có cây bầu cây nhị 
Tiếng "đàn kêu tích tịch tình tang..." 
Có cô Tấm náu mình trong quả thị, 
Có người em may túi đúng ba gang. 
2. Quê hương tôi có ca dao tục ngữ, 
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. 
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, 
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi. 
3. Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất 
"Cuốc cuốc" kêu rỏ máu những đêm vàng 
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc. 
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng. 
4. Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu 
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung. 
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến, 
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng. 
5. Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm, 
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo. 
Có Nguyền Trãi, có "Bình Ngô đại cáo". 
Có Nguyễn Du và có một "Truyện Kiều". 
Trích Bài thơ quê hương- Nguyễn Bính
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
b. Hãy chỉ ra những câu ca dao tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong khổ 1,2,3 và những sự kiện lịch sử được gợi nhớ trong khổ 4,5.
c. Xác định và nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ?
d. Viết một đoạn văn nói lên tình cảm của anh/chị đối với những di sản tinh thần của dân tộc? (5-7 câu).
Câu 2: (6 Điểm) Làm văn: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão:
Phiên âm
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
-----------Hết--------------
V. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
STT
Nội dung
Điểm
1
Câu 1: Đọc – hiểu
4.0
a) Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
0.5
 b) - Ca dao, truyện cổ:
 + Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Tấm cám, Ăn khế trả vàng.
 +Ca dao: Tay nâng chén muối đĩa gừng 
 Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau; 
 Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
 Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
- Sự kiện lịch sử: Khởi nghĩa Hai Bà trưng, Khởi nghĩa Lam Sơn, Hội nghị Diên Hồng
Lưu ý: GV chấm linh động theo câu trả lời của HS
0.5
0.5
0.5
c) 
– Biện pháp nghệ thuật: Điệp cấu trúc: Quê hương tôi có; Liệt kê ( ca dao, truyện cổ, lịch sử đấu tranh, văn học nghệ thuật,)
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự phong phú về vốn văn hóa, văn học của dân tộc đồng thời bộc lộ niềm tự hào về quê hương đất nước Việt Nam.
0.5
0.5
d) HS viết thành đoạn văn có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ trình bày theo nhiều cách khác nhau. GV chấm linh động, có thể tham khảo các gợi ý sau:
- Yêu mến, trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn quê hương.
- Tự hào trước di sản tinh thần dân tộc, những chiến công hiển hách.
- Học được nhiều bài học sâu sắc và ý nghĩa từ ca dao, truyện cổ.
1.0
2
Câu 2: Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của tác giả Phạm Ngũ Lão
6.0
* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau:
Mở bài: Giới thiệu đôi nét về thời đại nhà Trần, tác giả Phạm Ngũ Lão và bài thơ Tỏ Lòng.
0.5
Thân bài: Cảm nhận bài thơ trên 2 phương diện sau:
* Nội dung:
- Tầm vóc con người của thời đại nhà Trần lớn lao, kì vĩ ( 2 câu đầu):
+ Hình ảnh người tráng sĩ mang tầm vóc vũ trụ luôn trong tư thế sẵn sàng tiến công kẻ thù để bảo vệ giang sơn (Phân tích, dẫn chứng).
+ Hình ảnh sức mạnh của ba quân nhà Trần: Sức mạnh hào khí Đông A (Phân tích, dẫn chứng).
- Con người với lí tưởng lập công danh trong sự nghiệp cứu nước cứu dân (2 câu cuối):
+ Khát vọng công danh nam tử : chí nam nhi và nợ công danh ( Phân tích, dẫn chứng).
+ Cái tâm vì dân vì nước: nỗi thẹn đầy cao cả, nhân cách đáng trọng ( Phân tích, dẫn chứng).
* Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
5.0
Kết bài: 
Cảm nhận của em về tác giả và tác phẩm.
 Suy nghĩ cá nhân về trách nhiệm đối với non sông trong thời đại ngày nay.
Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức
- GV mạnh dạn cho điểm tối đa với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học...
0.5
VI. KIỂM TRA, XEM XÉT LẠI ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TTCM 
 Lê Thị Lan
Tân Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2016
 Người ra đề
Ngô Thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.bai viet so 4 (thi hk1).doc