Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 3 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 3 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 3 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
BÀI VIẾT SỐ 3 (Thời gian 90 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
	+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
	+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
	+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức
	 + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 3- LỚP 10
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức đọc hiểu văn bản
- Mẹ và quả ( Nguyễn Khoa Điềm)
Xác định đúng phương thức biểu đạt.
- Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật.
.Viết đoạn văn
Số câu: 3
Tỉ lệ: 30 %
0.5 điểm
1 điểm
1.5 điểm
30%= 3,0 điểm
2. L àm văn
 Nghị luận văn học:
- Tỏ lòng
- Cảnh ngày hè
- Nhàn
- Đọc Tiểu Thanh kí
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
70%= 7,0 điểm
Tổng Cộng
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
BÀI VIẾT SỐ 3 - NGỮ VĂN LỚP 10
NĂM HỌC 2016- 2017
 Thời gian 90 phút
Câu 1. (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu phía bên:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
 Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tối
( mẹ và quả- Nguyễn Khoa Điềm)
a. Nêu 2 phương thức biểu đạt nổi bật?
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng?
c. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử? (5-7 câu)
Câu 2. (7 điểm) Làm văn: Em hãy phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh ký để giúp người đọc thấy được tâm trạng u hoài, cô đơn và tấm lòng trân trọng, đồng cảm với những người tài hoa, bạc mệnh của đại thi hào Nguyễn Du.
- HẾT -
V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. PTBĐ: Biểu cảm, Miêu tả 
b. BPNT và tác dụng: 
- Tương phản “Lũ chúng tôibầu bí lớn xuống”
- Tác dụng: Thời gian trôi đi con ngày khôn lớn đi lên, tương lai, tô đậm công ơn cha mẹ.
c.Yêu cầu: Học sinh có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng đảm bảo thể hiện được 3 ý cơ bản:
- Nhận thức: người mẹ hy sinh khong nhận lại, sự trưởng thành của TG
- Tư tưởng: yêu thương, tri ân, phê phán hành động gây tổn thương người mẹ.
- Hành động: phấn đấu cho bản thân không phụ lòng cha mẹ, mãi là con yêu của mẹ.
0.5
1
1.5
2
Tổng:1+2
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề: Tâm trạng u hoài, cô đơn và tấm lòng trân trọng cái đẹp của đại thi hào Nguyễn Du qua tác phẩm Đọc Tiểu Thanh ký.
- Dẫn bài thơ vào.
b. Thân bài: 
1. Hai câu đề. 
- Nghệ thuật đối lập:
Quá khứ
Hoa uyển
(vườn hoa)
Tươi đẹp, rực rỡ
Hiện tại
Khư
(gò hoang)
Hoang tàn, vắng lạnh
 ð Sự biến thiên của tạo hóa; sự đổi thay của cuộc đời theo chiều hướng tiêu cực. Qua đó là tâm sự nuối tiếc, hoài niệm quá khứ của tác giả.
- Nghệ thuật điệp ý:
Độc điếu 
một mình viếng 
nhất chỉ thư
một tập sách
 nhằm nhấn mạnh sự gặp gỡ, đồng cảm của 2 tâm hồn cô đơn: một lòng đau tìm đến một hồn đau. ð Nỗi niềm hoài cổ giàu tính nhân bản: nuối tiếc, xót xa trước cái đẹp bị quên lãng. 
2. Hai câu thực: 
- Nghệ thuật ẩn dụ:
 Son phấn: sắc đẹp
 Văn chương: tài năng, trí tuệ
Khẳng định Tiểu Thanh là người con gái tài sắc vẹn toàn 
- Động từ: chôn, đốt gợi: số phận oan nghiệt, bị vùi dập.
 ð Tác giả xót thương cho nàng Tiểu Thanh, đồng thời lên án xã hội bất công đọa đầy người tài sắc. Đây cũng chính là cảm hứng chủ đạo trong nhiều sáng tác của Nguyễn Du.
3. Hai câu luận:
- Nỗi hờn kim cổ: là nối hận hờn của những người tài sắc, bạc mệnh, bị vùi dập ð Khái quát thành nỗi đau của những kiếp người trong xã hội còn nhiều bất công.
- Hỏi trời: trời cũng ko thể trả lời ð Tâm trạng đau đớn, bất lực, bế tắc.Đó cũng chính là bi kịch thời đại
- Ta tự coi là kẻ cùng một hội : Nguyễn Du ý thức được tài năng của bản thân và đồng cảm sâu sắc với nàng Tiểu Thanh – một người tài hoa bạc mệnh. Đó là tiếng thở dài đau xót của tác giả. Câu thơ vì thế bộc lộ tư tưởng nhân văn sâu sắc.
4. Hai câu kết:
- Câu hỏi tu từ đầy trăn trở, day dứt: Không biết hơn 300 năm sau, giữa thiên hạ rộng lớn này có ai khóc cho ta không? 
- Từ sự đồng cảm với Tiểu Thanh, tác giả khát khao hậu thế sẽ có ai đó đồng cảm với mình. Câu thơ đã chuyển từ thương người sang ngậm ngùi thương mình. Từ đó, giúp cho người đọc thấy được tâm trạng cô đơn, thiết tha khát khao được đồng cảm của tác giả. 
c. Kết bài:
- Chốt lại vấn đề: Bài thơ là tiếng khóc nghẹn nghào, tiếng thở dài não nuột của Nguyễn Du trước cuộc đời. Với ngôn ngữ nghệ thuật điêu luyện và sự cách tân độc đáo, đầy sáng tạo, Độc Tiểu Thanh ký xứng đáng là một trân phẩm tuyệt vời trong nền văn học dân tộc. 
 - Nêu suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về số phận của người phụ trong xã hội phong kiến.
Lưu ý: cho điểm linh động với những bài viết chân thật, sâu sắc.
7 
10
VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................................................................
Người biên soạn đề kiểm tra
Ngô thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.Bai viet so 3.doc