Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 10 - Bài viết số 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Bình
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
BÀI VIẾT SỐ 1 (Thời gian 90 phút)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Mục tiêu kiểm tra
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì I.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
* Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
	+ Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản.
	+ Biết huy động những kiến thức văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài viết.
	+ Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS.
- Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức
	 + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình 
Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SÔ 1- LỚP 10
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1.Kiến thức đọc hiểu văn bản
- Mười tay
Dựa ào văn bản liệt kê được các công việc của mẹ.
Hiểu được ý nghĩa của câu ca dao
Tâm sự người mẹ
.Viết đoạn văn
Số câu: 4
Tỉ lệ: 40 %
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
40%= 4,0 điểm
2. L àm văn
 ( Nghị luận văn học)
- Chiến thắng Mtao Mxây
- Truyện ADV- MC và TT
Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác nghị luận và phương th ức biểu đạt biết cách làm bài nghị luận văn học.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
60%= 6,0 điểm
Tổng Cộng
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH
BÀI VIẾT SỐ 1 - NGỮ VĂN LỚP 10
NĂM HỌC 2016- 2017
 Thời gian 90 phút
Câu 1. (4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
MƯỜI TAY 
Bồng bồng con nín con ơi 
Dưới sông con cá lội, ở trên trời chim bay 
Ước gì mẹ có mười tay 
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim 
Một tay chuốt chỉ luồn kim 
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau 
Một tay ôm ấp con đau 
Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma 
Một tay khung cửi guồng xa 
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa 
Một tay đi củi, muối dưa 
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa đỡ đòn 
Tay nào để giữ  lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay 
Bồng bồng con ngủ con say 
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời. 
(Ca dao dân tộc Mường) 
a. Bài ca dao đã liệt kê những công việc vất vả nào mà người mẹ phải lo toan? 
b. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu ca dao: Ước gì mẹ có mười tay. Tại sao mười tay với người mẹ vẫn còn là chưa đủ? 
c. Phân tích tâm sự của người mẹ gửi gắm trong câu ca dao? 
d. Viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của anh/chị về giọt nước mắt của người mẹ.
Câu 2. (6 điểm) Làm văn: Cảm nhận về nhân vật Mị Châu trong truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, có người khẳng định: Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng một ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha. Lại có một nhà thơ từng người viết:
 Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
 Trái tim lầm chổ để trên đầu
 Nỏ thần vô ý trao tay giặc
 Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
Thông qua việc phân tích nhân vật Mị Châu, anh (chị) hãy bình luận những ý kiến trên và đưa ra quan điểm của bản thân mình.
- HẾT -
V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
a. Liệt kê những công việc vất vả của mẹ: bắt cá, luồn kim, làm ruộng,
b. Ý nghĩa của câu ca dao:
- ước muốn của mẹ: lo toan việc gđ, bảo vệ nuôi con khôn lớn.
- Mười tay còn thiếu: lo lắng những bất trắc trong cs, thiếu bàn tay quan tâm chính mình.
c. Tâm sự của người mẹ: 
+ giàu lòng yêu thương gia đình, che chở con cái
+ Vị tha và hy sinh
+ Nghị lực sống và tiếng than cho thân phận yếu đuối
d.Yêu cầu: Học sinh viết được đoạn văn về nhận thức ( tình mẹ chứa chan trong giọt nước mắt); hành động( trân trọng, biết ơn mẹ)
1
1
1
1
2
Tổng:1+2
* Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, rõ ràng, logic
* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu nhưng cần đảm bảo nội dung sau:
a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
- Đưa ra hai ý kiến bàn luận.
b. Thân bài: 
- Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh vào hậu quả sự sai lầm của Mị Châu, từ đó đưa ra lời luận tội nghiêm khắc( dẫn chứng)
- Ý kiến thứ hai (phát biểu ở dạng đoạn thơ) thiên về tìm nguyên nhân của sự sai lầm, đặt ra câu hỏi nhằm bênh vực Mị Châu, cho sự “khờ dại” đó là bản chất của tình yêu, bản chất của người phụ nữ khi yêu ( dẫn chứng)
=> Mỗi ý kiến một quan điểm đánh giá khác nhau về nhân vật Mị Châu, kẻ kết tội, người bênh vực. Đó cũng là sự phong phú trong tiếp nhận văn học, sự hấp dẫn mà hình tượng văn học tạo ra..
c. Kết bài:
- Khái quát lại các ý kiến vừa bàn luận.
- Bài học tự rút ra cho bản thân.
Lưu ý: Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của bản thân mình theo nhiều cách khác nhau vẫn có thể được chấp nhận, miễn là có các lập luận và lí lẽ logic, thuyết phục.
6
10
VI. PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.................................................................................................................................................................................................................................................
Người biên soạn đề kiểm tra
Ngô thị Mai

Tài liệu đính kèm:

  • doc10.Bai viet so 1.doc