Đề kiểm tra năng lực chuyên môn môn: Hóa học THPT, giáo dục thường xuyên thời gian làm bài: 90 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1192Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng lực chuyên môn môn: Hóa học THPT, giáo dục thường xuyên thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra năng lực chuyên môn môn: Hóa học THPT, giáo dục thường xuyên thời gian làm bài: 90 phút
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HỘI THI GVDG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
MÔN: HÓA HỌC THPT, GDTX
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) 
(50 câu trắc nghiệm)
Ngày thi: 09 tháng 12 năm 2015
===========
Mã đề 132
Câu 1: Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-COONa.
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 2: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, etyl axetat, benzyl fomat, metyl acrylat, tripanmitin, vinyl axetat. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 3.
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: 
Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là:
A. CH3OH, HCOOH.	B. C2H5OH, HCHO.
C. C2H5OH, CH3CHO.	D. CH3OH, HCHO.
Câu 4: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8.	B. 5.	C. 7.	D. 6.
Câu 5: Cho hỗn hợp khí gồm N2 và H2 vào bình kín, chân không (dung tích không đổi), có chứa sẵn chất xúc tác. Sau khi nung nóng bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất trong bình giảm 9,23% so với áp suất ban đầu. Tỉ khối của hỗn hợp khí thu được sau phản ứng so với H2 là 5,51. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 29,67%.	B. 18,95%.	C. 21,50%.	D. 20,00%.
Câu 6: Nhiệt phân các chất sau trong bình kín không có oxi: (NH4)2CO3, Cu(NO3)2, NH4NO3, CuCO3, NH4Cl, NH4NO2, Ca(HCO3)2, (NH4)2Cr2O7, NH4HCO3, Fe(NO3)2. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là.
A. 6	B. 5	C. 4	D. 7
Câu 7: Trong các khí sau: HF, HCl, HBr, HI, HNO3, HCN, H2S. Có bao nhiêu khí có thể điều chế được bằng phương pháp sunfat?
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 8: Cho các chất và dung dịch sau: toluen, stiren, etilen, xiclopropan, isopren, vinyl axetat, etyl acrylat, đivinyl oxalat, fomanđehit, dung dịch glucozơ, dung dịch fructozơ, dung dịch mantozơ, dung dịch saccarozơ. 
 Số chất và dung dịch phản ứng được với dung dịch Br2 là
A. 9	B. 8	C. 11.	D. 10
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một amin X đơn chức trong lượng vừa đủ không khí ( Chứa 20% oxi, còn lại là nitơ về thể tích). Dẫn sản phẩm khí qua bình đựng nước vôi trong dư thu được 24 gam kết tủa và thoát ra 41,664 lít (ở đktc) một chất khí duy nhất. X tác dụng với HNO2 tạo ra khí N2. X có tên gọi là
A. đimetylamin	B. propylamin	C. etylamin	D. metylamin
Câu 10: Một lọ hóa chất nhãn đã bị mờ, trên nhãn còn đọc được chữ Na, khi lấy một ít chất cho tác dụng với dung dịch HCl có khí thoát ra. Lọ hóa chất ban đầu có thể chứa hóa chất nào sau đây?
A. NaHCO3	B. Na2SO4	C. Na3PO4	D. Na2SiO3
Câu 11: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?
A. Axeton không phản ứng được với nước brom.
B. Anđehit fomic tác dụng với H2O tạo thành sản phẩm không bền.
C. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền.
D. Axetanđehit phản ứng được với nước brom.
Câu 12: Dãy chỉ gồm các chất tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là
A. Al2O3, Ba, BaCl2, CaCO3.	B. Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3, Fe(OH)3.
C. NaCl, Al(OH)3, Al2O3, Zn.	D. Al, ZnO, Cr2O3, Zn(OH)2.
Câu 13: Cho cân bằng hóa học: 2NH3 ⇆ N2 + 3H2. 
	Biết rằng khi tăng nhiệt độ thấy tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm. Trong các nhận xét sau:
	(1) Khi tăng nhiệt độ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.	
	(2) Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.
	(3) Khi giảm áp suất tốc độ phản ứng thuận tăng lên.	
	(4) Khi tăng nồng độ của NH3 tốc độ phản ứng thuận và nghịch đều tăng lên.
	(5) Nén thêm H2 vào hệ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch.	
	Số nhận xét đúng là
A. 6.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Nung nóng hỗn hợp X chứa 15,8 gam KMnO4 và 24,5 gam KClO3 một thời gian thu được 36,3 gam hỗn hợp rắn Y gồm 6 chất. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl đặc dư đun nóng, lượng khí clo sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch KOH 5M ở 70oC được dung dịch Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn Z là
A. 121,40 gam.	B. 49,50 gam.	C. 115,80 gam.	D. 131,04 gam.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm propan-1-ol; propan-2-ol; ancol anlylic; etyl metyl ete; metyl vinyl ete; glixerol. Đốt m gam hỗn hợp X cần V lít oxi (ở đktc), thu được 5,2416 lít CO2 (ở đktc). Mặt khác, m gam hỗn hợp X làm mất màu tối đa 4,48 gam brom hay hòa tan tối đa 0,686 gam Cu(OH)2. Giá trị của V là
A. 7,1680 lít	B. 7,2352 lít	C. 7,4144 lít	D. 7,3696 lít
Câu 16: Các nhận định sau: 
	(1) Axit hữu cơ là axit axetic.	
	(2) Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2% - 5%.
	(3) Khi cho 1 mol axit hữu cơ (X) tác dụng với Na dư, số mol H2 sinh ra bằng ½ số mol X và khi đốt cháy axit X thì thu được =1. Vậy X là axit no, đơn chức. 
	(4) Khi đốt cháy hiđrocacbon no thì ta có  < 1. 
	Số nhận định sai là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 17: X là một hexapeptit cấu tạo từ một amino axit thuần túy Y (chỉ có 1 nhóm amino và một nhóm cacboxyl). Y có tổng phần trăm khối lượng của oxi và nitơ bằng 61,33%. Thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,3 gam pentapeptit; 19,8 gam đipeptit và 37,5 gam chất Y. Giá trị của m là.
A. 78	B. 69	C. 74	D. 85
Câu 18: Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi các amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) bằng dung dịch NaOH (dư 25% so với lượng cần thiết), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng chất rắn khan tăng 78,2 gam so với khối lượng X đem thủy phân. Số liên kết peptit có trong X là
A. 16	B. 14	C. 15	D. 10
Câu 19: Hai ion X+ và Y- đều có cấu hình electron của khí hiếm Ar. Cho các nhận xét sau:
	(1) Số hạt mang điện của một nguyên tử X nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử Y là 4.
	(2) Oxit cao nhất của Y là oxit axit, còn oxit cao nhất của X là oxit bazơ.
	(3) Hiđroxit tương ứng của X là bazơ mạnh, còn hiđroxit ứng với số oxi hoá cao nhất của Y là axit yếu.
	(4) Bán kính của ion Y- lớn hơn bán kính của ion X+.
	(5) X ở chu kì 3, còn Y ở chu kì 4.
	(6) Hợp chất khí của Y với hiđro tan trong nước tạo thành dung dịch làm hồng phenolphtalein.
	Số nhận xét đúng là
A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 5.
Câu 20: Hòa tan hỗn hợp X gồm CuSO4 và Fe2(SO4)3 vào nước được dung dịch Y. Cho Fe dư vào dung dịch Y đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z có khối lượng bằng khối lượng dung dịch Y (bỏ qua sự thủy phân của các ion trong dung dịch và sự bay hơi của nước). Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong X là
A. 73,68%.	B. 5,40%.	C. 26,32%.	D. 63,20%.
Câu 21: Hoà tan 9,875 gam một muối hiđrocacbonat (muối X) vào nước và cho tác dụng với một lượng H2SO4 loãng, vừa đủ, rồi đem cô cạn thì thu được 8,25 gam một muối sunfat trung hoà khan. Phần trăm khối lượng cacbon trong X là
A. 15,19%.	B. 14,29%	C. 14,81%	D. 12,00%
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là :
A. 18,28 gam.	B. 33,36 gam.	C. 46,00 gam.	D. 36,56 gam.
Câu 23: Cho m gam bột Mg vào 400 ml dung dịch chứa Fe(NO3)3 0,1M và H2SO4 0,75M. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A; 1,12 gam kim loại B và thoát ra khí N2O duy nhất. Giá trị m là
A. 7,20.	B. 4,08.	C. 6,00.	D. 6,72.
Câu 24: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và heptan trong đó số mol heptan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (ở đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 2,235	B. 2,682	C. 2,384	D. 1,788
Câu 25: Đốt a mol X là trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b-c=4a. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X thì cần 6,72 lít H2 (ở đktc) thu được 39 gam Y. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH sau phản ứng cô cạn dung dịch khối lượng chất rắn là
A. 57,2 gam	B. 42,6 gam	C. 52,6 gam	D. 53,2 gam
Câu 26: X và Y là 2 hợp chất hữu cơ, mạch hở có hơn nhau một nguyên tử cacbon, thành phần chỉ gồm C,H,O. MX > MY. Đốt cháy hoàn toàn 0,34 mol hỗn hợp Q gồm X và Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào một dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol KOH sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Khi cho 0,34 mol hỗn hợp Q vào một dung dịch chứa 0,35 mol KOH đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch không còn KOH. Tỷ khối của X so với Y có giá trị là
A. 1,304.	B. 1,438.	C. 2,815.	D. 1,956.
Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau:	
	(1) Tráng một lớp Zn mỏng phủ kín bề mặt tấm thép.	
	(2) Tráng một lớp Sn mỏng phủ kín bề mặt tấm thép.
	(3) Gắn một số miếng Cu lên bề mặt tấm thép.	
	(4) Gắn một số miếng Zn lên bề mặt tấm thép.	
	(5) Phủ kín một lớp sơn lên bề mặt tấm thép.
	Số trường hợp tấm thép được bảo vệ là
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Cho 50,0 gam hỗn hợp gồm Na, K, Ba, Al2O3 trong đó Oxi chiếm 28,8% về khối lượng tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2 (ở đktc). Cho 3,1 lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 35,1	B. 0,0	C. 7,8	D. 27,3
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, Zn trong bình đựng dung dịch chứa a mol HNO3 thu được hỗn hợp khí Y (gồm b mol NO và c mol N2O) và dung dịch Z. Thêm V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Z thì thu được lượng kết tủa lớn nhất, không có khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b và c là
A. V = a – b – 2c	B. V = a - 4b - 10c	C. V = a – b – c	D. V = a + 3b + 8c
Câu 30: Cho các phát biểu sau:
	(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được muối và ancol.
	(2) Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic.
	(3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to).
	(4) Để phân biệt glucozơ và mantozơ, ta dùng nước brom.
	(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
	(6) Chất giặt rửa tổng hợp có thể giặt rửa trong nước cứng.
	Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 3	C. 6.	D. 4.
Câu 31: Cho hỗn hợp hai axit cacboxylic hai chức tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ lượng muối thu được tác dụng hết với NaOH dư có mặt CaO đun nóng thu được chất rắn X và hỗn hợp hiđrocacbon Y có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. Cho toàn bộ chất rắn X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,4 mol CO2. Giá trị m là
A. 32,4.	B. 33,8.	C. 25,0.	D. 61,8.
Câu 32: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
 Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 33: Este X mạch hở có tỷ khối hơi so với H2 bằng 50. Khi cho X tác dụng với dung dịch KOH thu được một ancol Y và một muối Z. Số nguyên tử cacbon trong Y lớn hơn số nguyên tử cacbon trong Z. X không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Nhận xét nào sau đây về X, Y, Z là không đúng?
A. Cả X, Y đều có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng, lạnh.
B. Nhiệt độ nóng chảy của Z lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của Y.
C. Trong X có 2 nhóm (-CH3)
D. Khi đốt cháy X tạo số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2.
Câu 34: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là:
A. C2H5OH, C2H4, C2H2.	B. CH3COOH, C2H2, C2H4.
C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5.	D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d104s2 thì ion X2+ có 10 electron ở lớp ngoài cùng.
B. X có cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là ns2np5 (n >2). Công thức hiđroxit ứng với số oxi hoá cao nhất của X là HXO4.
C. Nguyên tử của nguyên tố M có cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản là 4s1. Vậy M thuộc chu kì 4, nhóm IA.
D. Hạt nhân nguyên tử của tất cả các nguyên tố đều có proton và nơtron.
Câu 36: Cho các cặp chất: 
	(1). Khí Cl2 và khí O2. 	(6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2.	
	(2). Khí H2S và khí SO2.	 	(7). Hg và S.
	(3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO.	
	(4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (9). CuS và dung dịch HCl.	
	(5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. 	(10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.
	Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là
A. 8	B. 7	C. 9	D. 10
Câu 37: Hỗn hợp M gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở X, Y và một hiđrocacbon Z. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,07 mol O2, thu được 0,04 mol CO2. CTPT của Z là
A. C3H6.	B. CH4.	C. C2H4.	D. C2H6.
Câu 38: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (4).	B. (2), (3), (4).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (3), (4).
Câu 39: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Cu (số mol mỗi kim loại bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X và 2,688 lít (ở đktc) hỗn hợp gồm 4 khí: N2, N2O, NO và NO2 (trong đó hai khí N2 và NO2 có số mol bằng nhau). Cô cạn cẩn thận toàn bộ X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 0,893.	B. 0,725.	C. 0,923.	D. 0,945.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propenal và a mol khí hidro. Cho hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng (xúc tác: Ni) thu được hỗn hợp Y gồm: propanal, propan-1-ol, propenal và 0,15 mol hidro. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp Y so với metan bằng 1,55. Giá trị của a là
A. 0,20	B. 0,35	C. 0,30	D. 0,25
Câu 41: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Các dung dịch: KF, NaCl, KBr, NaI đều có pH=7.
B. Các dung dịch: NH4Cl, KH2PO4, CuCl2, Mg(NO3)2 đều có pH < 7.
C. Các dung dịch: NaAlO2, K3PO4, AlCl3, Na2CO3 đều có pH >7.
D. Các dung dịch: KNO2, (NH4)2CO3, KBr, CH3COONa đều có pH >7.
Câu 42: Có các thí nghiệm sau:
	(1) Nhỏ nước brom dư vào dung dịch axit fomic.	
	(2) Nhỏ axit clohidric vào dung dịch sắt (II) nitrat.
	(3) Cho ure vào dung dịch bari hiđroxit.	
	(4) Cho kali penmanganat vào axit clohidric đặc.
	(5) Cho tinh thể natri clorua vào axit sunfuric đặc, đun nóng.
 	Số thí nghiệm sinh ra khí là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 43: Cho các mệnh đề sau: 
	(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
	(2) Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp saccarozơ và tinh bột thu được một loại monosaccarit. 
	(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. 
	(4) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. 
	(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
	(6) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. 
	Số mệnh đề đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn 80,08 gam hỗn hợp X gồm: C3H7OH, C2H5OH và CH3OC3H7 thu được 95,76 gam H2O và V lít (ở đktc) khí CO2. Giá trị của V gần nhất với
A. 112,00	B. 119,17.	C. 129,60.	D. 87,81.
Câu 45: Hòa tan hết 8,56g hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO trong 400 ml dung dịch HNO3 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,01 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Điện phân dung dịch Y (điện cực trơ, không màng ngăn, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi 5A, trong 1 giờ 20 phút 25 giây. Khối lượng catot tăng lên và tổng thể tích khí thoát ra (ở đktc) ở hai điện cực khi kết thúc điện phân lần lượt là
A. 1,28 gam và 2,744 lít.	B. 2,40 gam và 1,848 lít.
C. 1,28 gam và 1,40 lít.	D. 2,40 gam và 1,40 lít.
Câu 46: Thực hiện phản ứng crackinh butan thu được một hỗn hợp X gồm các ankan và các anken. Cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch Br2 dư thấy có khí thoát ra bằng 60% thể tích X và khối lượng dung dịch Br2 tăng 5,6 gam và có 25,6 gam brom đã tham gia phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn khí bay ra thu được m gam CO2. Giá trị của m là
A. 22,00.	B. 24,64.	C. 26,40.	D. 24,26.
Câu 47: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X có tên gọi là
A. xiclohexan.	B. xiclopropan.	C. stiren.	D. etilen.
Câu 48: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và KCl. Cho 80,70 gam X tan hết vào H2O thu được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở hai cực thì dừng điên phân. Thấy số mol khí thoát ra ở anot bằng 3 lần số mol khí thoát ra ở catot. Lấy ½ dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 86,10	B. 53,85	C. 29,55	D. 43,05
Câu 49: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm. Hình 3 có thể dùng để thu được bao nhiêu loại khí trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, SO2, HCl, N2.
A. 1.	B. 3	C. 4.	D. 2
Câu 50: Cho m gam Zn vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,15 mol Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được 26,9 gam kết tủa và dung dịch X gồm hai muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 5,6 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,0 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,50.	B. 16,25.	C. 18,25.	D. 19,45.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_gvg_tinh_bac_ninh_mon_hoa_2015.doc