Đề kiểm tra năng khiếu học sinh môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 02/03/2024 Lượt xem 339Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năng khiếu học sinh môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra năng khiếu học sinh môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD & ĐT Quỳnh Lưu (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU 
KỲ KIỂM TRA NĂNG KHIẾU HỌC SINH
LỚP 8 NĂM HỌC 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi môn: Vật lí
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm).
	Hai xe chuyển động đều trên cùng một đường thẳng với vận tốc v1= 40km/h và 
v2 = 60km/h. Có một thời điểm hai xe cách nhau 50km. Hỏi sau bao lâu kể từ thời điểm đó thì hai xe cách nhau 10km.
Câu 2 (2,0 điểm).
Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau, 
xe thứ hai chuyển động đều từ B đến A với vận tốc 15m/s. Biết quãng đường từ A đến B dài 108km.
	a) Sau bao lâu kể từ lúc xe 2 khởi hành thì hai xe gặp nhau? Nơi gặp nhau cách A bao nhiêu? Cách B bao nhiêu?
	b) Xe nào đến nơi trước?
Câu 3 (2,0 điểm).
Trong bình hình trụ tiết diện 2S chứa nước. Người ta thả vào bình một thanh hình trụ đồng chất, tiết diện đều S sao cho nó nổi thẳng đứng trong bình thì mực nước dâng lên một đoạn Dh = 4 cm.
Tính chiều dài thanh hình trụ? Cho khối lượng riêng của thanh và nước lần lượt là D = 0,8g/cm3, D0 = 1g/cm3. 
Câu 4 (2,0 điểm).
	Để đưa một vật có khối lượng 50kg lên cao 4m người ta dùng ròng rọc động. Biết lực kéo dây là 300N và thời gian kéo là 5 giây. Tính:
Công và công suất của người kéo.
Hiệu suất của ròng rọc.
Câu 5 (2,0 điểm).
Có một bình cách nhiệt đựng nước nóng ở nhiệt độ to và một cốc chưa đựng gì ở nhiệt độ t =20oC. Rót đầy nước nóng trong bình vào cốc thì nhiệt độ của cốc khi có cân bằng nhiệt là t1 = 40oC. Sau đó đổ hết nước trong cốc ra và rót đầy nước nóng trong bình vào cốc thì nhiệt độ cốc khi cân bằng nhiệt là t2 = 50oC. Lại tiếp tục đổ hết nước trong cốc ra và đổ đầy nước nóng trong bình vào cốc. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của cốc lúc này là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa nước và cốc với môi trường.
------ Hết ------
Họ và tên thí sinh: ....................................................... 	SBD: .............
Hướng dẫn chấm
Câu 1
2,0 đ
B(v2)
A(v1)
TH1:
Xe 1 chuyển động theo chiều từ A đến B, xe 2 chuyển động theo chiều từ B đến A.
- Hai xe cách nhau 10km trước khi gặp: v1.t + v2.t = 50 – 10
ó = 0,4(h) = 24 phút.
- Hai xe cách nhau 10km sau khi gặp: v1.t1 + v2.t1 = 50 + 10
ó = 0,6(h) = 36 phút.
TH2:
Hai xe chuyển động theo chiều tử B đến A.
- Hai xe cách nhau 10km trước khi gặp: 
(50 + v1.t2) - v2.t2 = 10 ó = 2(h)
- Hai xe cách nhau 10km sau khi gặp: 
v2.t3 – (50 + v1.t3) = 10 ó = 3(h)
Vậy sau các thời gian t = 24 phút; t1 = 36 phút; t2 = 2h; t3= 3h
hai xe cách nhau 10km.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
2,0 đ
a, Gọi s là chiều dài quãng đường AB, s0 là chiều dài quãng đường xe 1 đi trước 30phút , s1và s2 là chiều dài quãng đường mà xe 1 và xe 2 đi được kể từ lúc xe 2 bắt đầu chuyển động.
Ta có: Quãng đường xe 1 đi trước 30phút là : s0 = v1.t0 = 36. = 18 (km)	
Khi hai xe gặp nhau ta có: t = 1 h	 
Quãng đường xe thứ hai đi được là: s2 = v2.t = 54.1 = 54 (km)	
Quãng đường xe thứ nhất đi được kể từ lúc xe 2 xuất phát là:
 s1 = v1.t = 36.1 = 36 (km)	 
Vậy hai xe gặp nhau sau 1 giờ kể từ lúc xe 2 khởi hành và nơi gặp nhau cách B một đoạn s2 = 54 km , cách A một đoạn = s0 + s1 = 18 + 36 = 54 (km) 
b) Thời gian xe 1 đi hết quãng đường s là : t1 = (h)	 
 Thời gian xe 2 đi hết quãng đường s là : t2 = (h) 
 Do xe 2 khởi hành trước xe 1 30phút nên nên xe 2 đến A trước khi xe 1 đến B một thời gian là: = t1 – (t2 + t0 )	 
 = 3 - (2 + ) = h = 30 phút .	 
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
2,0 đ
 Giải: 
Gọi l là chiều dài của thanh. 
S
Dh
H
P
FA
2S
Trọng lượng của thanh là P = 10.D.S.l.
Khi thanh nằm cân bằng, phần thể tích mực nước dâng 
lên cũng chính là phần thể tích V1 của thanh ngập
trong nước. Do đó 	V1 = 2S.Dh. 
Do thanh cân bằng nên P = FA 
hay 10.D.S.l = 10.D0.2S.Dh => l = = 10(cm)	
0,5đ
0,75đ
0,75đ
Câu 4
2,0 đ
a) Trọng lượng của vật: P = 10.50 = 500(N)	
Vì đùng ròng rọc động thiệt hai lần về đường đi nên quãng đường kéo dây là: 
s = 2h = 2.4 = 8m.	
Công của người kéo: 
A = F.s = 300.8 = 2400 (J). 	
Công suất của người kéo: P = = = 480(W)	
b) Hiệu suất của ròng rọc: 	
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 5
2,0
Gọi nhiệt dung của mỗi cốc nước nóng là qo, của cốc là q.
Lần đầu : 	qo.(to – t1) = q.(t1 – t) (1)	
Lần 2 : 	qo.(to – t2) = q.(t2 – t1) (2)	
Lần 3 : 	qo.(to – t3) = q.(t3 – t2) (3)	
Chia (1) cho (2) vế theo vế, ta có :
	to – 40 = 2to - 100
	to = 60o	
Chia (2) cho (3) vế theo vế, ta có :
	60 – t3 = t3 - 50
	t3 = 55(oC)	
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_nang_khieu_hoc_sinh_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_201.doc