Đo độ dài I.Kiến thức cơ bản Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m). Khi sử dụng thước đo ta cần GHĐ và ĐCNN của thước. Cách đo độ dài: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp Đặt thước và mắt nhìn đúng cách: Đọc và ghi kết quả đúng quy đinh. II. Bài tập cơ bản 2. Bài tập nâng cao 1-2.14. Hãy tìm cách xác định đúng chiều cao của mình bằng hai thước thẳng có GHĐ và ĐCNN lần lượt: 100cm – 1mm ; 50cm – 1mm. 1-2.15. Hãy tìm cách xác định độ dày của tờ giấy bằng thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm và một cái bút chì? 1-2.16. Hãy tìm cách xác định đường kính của một ống hình trụ ( hộp sữa) bằng các dụng cụ gồm: 2 viên gạch, và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm. 1-2.17. Hãy tìm cách xác định đường kính của một quả bóng nhựa bằng các dụng cụước gồm: 2 viên gạch, giấy và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm. 1-2.18. Hãy tìm cách xác định chiều cao của một lọ mực bằng các dụng cụ gồm: một êke và thước thẳng dài 200mm, chia tới mm. 1-2.19 Đường chéo của một Tivi 14 inh dài bao nhiêu mm? 1-2.20. Em hãy tìm phương án đo chu vi của lốp xe đạp bằng thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. 3. Bài tập trắc nghiệm 1-2.21. Trên lốp xe đạp người ta ghi : 650mm. Con số đó chỉ: Chu vi của bánh xe C. Đường kính bánh xe B. Đường kính bánh xe D. Kích thước vòng bao lốp E. Đường kính trong của lốp 1-2.22. Trên ống nước có ghi: 42 x1,7mm. Các con số đó chỉ: A. Đường kính ống nước và độ dài đáy của ống C. Chu vi ống nước và độ dày của ống nước. B. Chiều dài ống nước và đường kính ồng nước D. Chu vi ống nước và đường kính ống nước. E. Đường kính trong và ngoài của ống nước 1-2.23. Phía sau sách vật lý 6 có ghi: khổ 17 x 24cm. Các con số đó chỉ: A. Chiều dài và chiều rộng cuốn sách C. Chu vi và chiều rộng cuốn sách B. Chiều rộng và chiều dài cuốn sách D. Độ dày và chiều dài cuốn sách E. Chiều rộng và đường chéo cuốn sách 1-2.24. Hãy ghép tên dụng cụ đo với tên các vật cần đo cho thích hợp nhất trong các trường hợp sau: 1. Chiều dài cuốn sách vật lý a. Thước thẳng 100cm có ĐCNN 1mm 2. Chiều dài vòng cổ tay b. Thước thẳng 300mm có ĐCNN 1mm 3. Chiều dài khăn quàng đỏ c. Thước dây 300cm có ĐCNN 1cm 4. Độ dài vòng nắm tay d. Thước dây 10dm có ĐCNN 1mm 5. Độ dài bảng đen e.Thước dây 500mm có ĐCNN 3mm Đáp án nào sau đây đúng nhất: 1- a ; 2- b ; 3 - c ; 4- d ; 5- e C. 1- b ; 2-b ; 3 - a ; 4- d ; 5- c . 1- a ; 2- b ; 3 - c ; 4- d ; 5- e D. 1- a ; 2-b ; 3 - e ; 4- d ; 5- c E. 1- b ; 2-a ; 3 - d ; 4- e ; 5- c 1-2.25. Hãy chọn thước đo và dụng cụ thích hợp trong các thước và dụng cụ sau để đo chính xác nhất các độ dài của bàn học: Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1mm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m Thước thẳng có GHĐ 0,5m và ĐCNN 1mm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm - Cuộn dây thừng có độ dài cỡ 2m Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 2mm - Băng giấy cuộn có độ dài cỡ 2m Một ti vi 21 inh con số đó chỉ: A. Chiều rộng của màn hình tivi. C. Đường chéo của màn hình tivi. B. Chiều cao của màn hình tivi. D. Độ dài của màn hình tivi. E. Độ dày của màn hình tivi. Chọn câu trả lời đúng. 1-2.ĐO ĐỘ DÀI Ghi nhớ: - Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn trước để làm chuẩn. - Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét (m). Còn có đơn vị khác nhỏ hơn mét là: - Khi dùng thước đo ta cần biết GHĐ và ĐCNN của thước. + GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước. Ngoài ra còn có đơn vị đo độ dài khác nhau là inch: 1 inch = 2,54 cm BÀI TẬP 1/. Điền vào chỗ trống: 12cm = ........m 50 cm= ........m 4 cm = ........m 2,4 km = .........cm 2,5 m = ........cm 60 m = ..........km 2/. Trong các trường hợp sau, người ta thường dùng các loại thước nào để đo độ dài thích hợp: a./ Thợ mộc đo chiều dài của của ra vào. b./ Người bán vải đo chiều dài tấm vải c./ Học sinh đo chiều dài của cuốn sách vật lý d./ Thợ may đo vòng ngực để may áo cho khách 3/. Điền từ thích hợp: a/. Ước lượng ............cần đo. b/. Chọn thước có .........và ..........thích hợp. c/. Đặt thước ........chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật ......vạch ......của thước. d/. Đặt mắt nhìn theo hướng ..........với cạnh ở đầu kia của vật. e/. Đọc kết quả đô theo vạch chia ..........với đầu kia của vật. 4/. Trong các dụng cụ sau đây,dụng cụ nào có thể dùng để đo độ dài: a/. Một thanh gỗ dài thẳng c/. Một thước mét b/. Một sợi dây d/. Một thùng đựng nước 5/. Câu nào sau đây là đúng nói về GHĐ và ĐCNN: a/. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước. b/. GHĐ của thước cho biết độ dài lớn nhất mà ta có thể đo được khi dùng thước đó. c/ ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. Cả ba câu trên đều đúng. 6./ Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị đo độ dài: a/. mm b/. kg c/. km d/. m 7./ Để đo một cái bàn dài 2 m ta cần dùng thước nào: a/. Thước dây có GHĐ 3 m, ĐCNN 1 mm. b/. Thước thẳng có GHĐ 1 m, ĐCNN 1 cm. c/. Thước cuộn có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 1 mm. 8/. Khi đo chiều dài mảnh vải thì thợ may dùng thước thẳng. Khi đo số đo cơ thể thì thợ may dùng thước dây. Tại sao? 9./ Khi đo chiều dài một vật bằng thước thẳng, ta đặt thước như thế nào? Nếu gặp trường hợp đầu cuối của vật không ngang bằng với một vật chia thi ta đọc kết quả như thế nào?
Tài liệu đính kèm: