Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 11 - Mã đề 132

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 11 - Mã đề 132", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Vật lí lớp 11 - Mã đề 132
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH VIỆT
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN 
Tên học phần: kiểm tra 1 tiết
Thời gian làm bài: 30 phút; 
(20 câu trắc nghiệm)
Mã học phần: - Số tín chỉ (hoặc đvht): 
Lớp: 
Mã đề thi 132
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã sinh viên: .............................
Câu 1: Đặt vào hai đầu điện trở 20Ω một hiệu điện thế 2V trong khoảng thời gian 20s. Lượng điện tích và số electron tương ứng dịch chuyển qua điện trở này khi đó là:
A. 0,005C;3,125.1016	B. 2C; 3,2.1020	C. 200C; 1,25.1021	D. 2C; 1,25.1019
Câu 2: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 2000 V/m trên quãng đường dài 2 m là
A. 8μJ.	B. 8 J.	C. 8000 J.	D. 8mJ.
Câu 3: Khi ghép n nguồn điện nối tiếp, mỗi nguồn có suất điện động E và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là
A. nE và r/n.	B. nE nà nr.	C. E và r/n.	D. E và nr.
Câu 4: Đơn vị đo của công suất điện là :
A. oat (W)	B. culong (C)	C. vôn (V)	D. ampe (A)
Câu 5: Cho đoạn mạch điện trở 5 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 2 phút điện năng tiêu thụ của mạch là
A. 400 J.	B. 100 J.	C. 9,6 kJ.	D. 96J
Câu 6: Một mạch điện có nguồn là 1 pin 12 V, điện trở trong 1 Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở 10 Ω mắc song song. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 1 A.	B. 2 A.	C. 4,5 A.	D. 4/7 A.
Câu 7: Một nguồn điện được nối với biến trở R, khi điện trở của biến trở là 4Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 2A, khi điện trở của biến trở là 10Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện đó là :
A. 16V, 2Ω	B. 12V, 1Ω	C. 12V, 2Ω	D. 16V, 1Ω
Câu 8: Hai điện tích điểm q1 = +3.10-6 (C) và q2 = -3.10-6 (C),đặt trong dầu ( = 2) cách nhau một khoảng r = 3(cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. F = 90 (N).	B. F = 45(N).	C. F = - 90 (N).	D. F = - 45 (N).
Câu 9: Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
B. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
C. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
Câu 10: Trong một điện trường đều, nếu trên một đường sức, giữa hai điểm cách nhau 6 cm có hiệu điện thế 10 V, giữa hai điểm cách nhau 3 cm có hiệu điện thế là
A. 8 V.	B. 15 V.	C. 22,5 V.	D. 5 V.
Câu 11: Một tụ có điện dung 3 F. Khi đặt một hiệu điện thế 2 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là:
A. 2.10-6 C.	B. 6.10-6	C. C. 6 C.	D. 8.10-6 C.
Câu 12: Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. thanh chì.	B. thanh gỗ khô.	C. thanh niken.	D. khối thủy ngân.
Câu 13: chọn câu đúng: đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi dây chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. sau đó thì
A. M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q.	B. M rời Q về vị trí thẳng đứng.
C. M tiếp tục bị hút dính vào Q.	D. M bị đẩy lệch về phía bên kia.
Câu 14: Một quả cầu nhỏ khối lượng m=0,1g mang điện tích q = 10-8C được treo bằng sợi dây không giãn và đặt vào điện trường đều có đường sức nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc . Lấy g = 10m/s2. Lực căng dây có giá trị là bao nhiêu
A. 0.014N	B. 0.0014N	C. 1.4N	D. 0.14N.
Câu 15: hai điện tích điểm q1 = 0.5(nC) và q2 = -0.5(nC) đặt tại hai điểm cách nhau 6cm trong không khí. Tính cường độ điện trường tại điểm M nằm trên trung trực của AB, cách trung điểm của AB một khoảng l=4cm.
A. 2000 V/m.	B. 1000 V/m.	C. 2160V/m.	D. 6000 V/m.
Câu 16: nguồn điện bị đoản mạch khi
A. dòng điện của nguồn rất bé.	B. dòng điện qua nguồn cực đại.
C. dòng điện qua nguồn bằng không.	D. Điện trở trong của nguồn đột ngột tăng.
Câu 17: Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì
A. Điện dung của tụ điện tăng lên bốn lần.	B. Điện dung của tụ điện tăng lên hai lần.
C. Điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.	D. Điện dung của tụ điện không thay đổi.
Câu 18: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.	B. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
C. cường độ của điện trường.	D. hình dạng của đường đi.
Câu 19: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào?
A. ampe kế.	B. vôn kế.	C. công tơ điện.	D. tĩnh điện kế.
Câu 20: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. E = UMN.d	B. UMN = VM – VN.	C. UMN = E.	D. AMN = q.UMN
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_vat_ly_11.doc