Đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Minh Thạnh

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Minh Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Tiếng việt lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Minh Thạnh
Tuần 15 tiết 74 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn: 15/11/2016
 Ngày dạy: ......../11/2016
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
 - Kiểm tra kiến thức HS về Tiếng Việt ..
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu về các nội dung: Các biện pháp tu từ từ vựng; Các phương châm 
hội thoại; Thuật ngữ; Sự phát triển của từ vựng; Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; Cấp độ khái quát nghĩa 
của từ.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm t tự luận trong 45phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: Các biện pháp tu từ từ vựng; Các phương châm hội thoại; Thuật ngữ; Sự phát triển của từ vựng; Từ láy, từ ghép; Trường từ vựng; Cách dẫn trực tiếp và cách 
dẫn gián tiếp; Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
 Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Chủ đề:
TL
TL
Mức độ thấp
Mức độ cao
Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp
Hiểu được 
khái niệm 
Hiểu, nhận diện 
 Vận dụng bài Phong cách HCM 
Số câu
  1
1
 1
2
Số điểm
1
1
 2
4
Tỉ lệ
10%
10%
 20%
40 %
Từ láy
 Nhận diện từ láy 
Câu 1
Số câu
 1
1
Số điểm
 1
1
Tỉ lệ
 10%
10%
Thuật ngữ
Nhận biết được cách dùng thuật ngữ 
Hiểu đặc điểm Cho ví dụ 
Số câu
1
Số điểm
1
1
2
Tỉ lệ
10%
10%
20 %
Các biện pháp tu từ từ vựng
Hiểu và nhận ra BPTT 
Vận dụng phân tích
Số câu
1
1
2
Số điểm
2
1
3
Tỉ lệ
20%
10%
30%
Tổng số câu
4
Số điểm
2
1
4
1
2
10
Tỉ lệ
20%
10%
40%
10%
20 %
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
TRƯỜNGTHCS MINH THẠNH 
Lớp: 9/
Họ và tên: 	
BÀI KIỂM TRA 
TIẾNG VIỆT LỚP 9 
(Tiết 74)
Thời gian: 45’
ĐIỂM : LỜI PHÊ:
 Câu 1. Hãy gạch chân các từ láy có trong đoạn văn sau : (1 đ )
 “ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Ánh trăng như rơi rụng xuống dòng sông. Những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì. “
 Câu 2: (3đ ) Những câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì, chỉ ra ? Phân tích ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ đó .
 a. Làn thu thủy, nét xuân sơn
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
 Một hai nghiêng nước nghiêng thành
 Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 b. Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
(Tre Việt nam-Nguyễn Duy)
 Câu 3 (4 điểm) : Thế nào là lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp?
Cho câu văn sau: 
Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) có sử dụng câu văn đã cho làm lời dẫn trực tiếp.
Câu 4 (2 đ): Thuật ngữ là gì? Nêu đặc điểm của thuật ngữ? cho ví dụ .
------------------------------------------------Hết--------------------------------------------------
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
 Câu 1: (1đ) Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lăn tăn, mơn man.
 Câu 2: (2điểm )
 - Bốn câu thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, nói quá (chỉ ra cụ thể đạt 0,5đ): 
 - Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, nói quá trong các câu thơ đã gây ấn tượng về tài sắc vẹn toàn của Kiều. 1đ. 
- Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ là: nhân hoá và điệp ngữ. (0,5đ)
 Nhân hoá cây tre: “ thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu”cây tre quấn quýt nhau trong gió
 bão gợi lên tình yêu thương đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống.(1đ)
 Câu 3: (4 điểm ) 
 Lời dẫn trực tiếp là lời nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. 
 Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.(1đ)
 Lời dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh 
 cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.(1đ)
 - Viết đúng đoạn văn nội dung bài phong cách Hồ Chí Minh : ( 1đ )
 - Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp ( 1đ ) 
 Câu 4 : Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ,
 thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. (0,5đ)
 Đặc điểm thuật ngữ: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm 
chỉ biểu thị một thuật ngữ. (0,5đ) Thuật ngữ không có tính biểu cảm. (0,5đ).
Cho ví dụ( 0,5 đ)
-----------------------------------Hết-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_Tv_9.doc