Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngũ Phụng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngũ Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Sinh học lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngũ Phụng
TRƯỜNG THCS NGŨ PHỤNG KIỂM TRA 1 TIẾT 
Điểm
HỌ VÀ TÊN: .......................... MÔN: SINH HỌC 6
LỚP: 6 TUẦN: 10 – TIẾT: 20
 Đề 1
Phần A- Trắc nghiệm: (4 điểm)
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)
Câu 1: Trong các cây sau, cây nào có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm?
a. Cây xoài b. Cây mít	c. Cây bí đỏ d. Cây đa 
Câu 2: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ:
 a. Mạch gỗ b. Biểu bì c. Thịt vỏ d. Mạch rây 
Câu 3: Thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh ở:
 	a. Tầng sinh trụ, mạch rây b. Tầng sinh vỏ, mạch gỗ 
 c. Mạch rây, mạch gỗ d. Tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ
Câu 4: Khi bóc vỏ cây, phần nào của cây sẽ bị bóc theo vỏ?
 a. Mạch rây b. Mạch gỗ c. Tầng sinh vỏ d. Tầng sinh trụ
Câu 5: Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
	a. Mô mềm 	 b. Mô nâng đỡ
 c. Mô phân sinh 	 d. Mô mềm và mô phân sinh
Câu 6: Lấy thức ăn từ cây chủ là chức năng của loại rễ biến dạng:
	a. Rễ móc	b. Giác mút	c. Rễ củ	 d. Rễ thở
Câu7: Người ta áp dụng biện pháp tỉa cành đối với các cây lấy gỗ, lấy sợi vì: 
 a. Để các cành, chồi, hoa, quả phát triển nhanh hơn
 b. Cây cho ra nhiều quả, nhiều chồi hơn 
 c. Để chất dinh dưỡng tập trung phát triển chiều cao	
 d. Chất dinh dưỡng tập trung phát triển các cành, chồi, hoa, quả
Câu 8: Chồi hoa và chồi lá giống nhau ở đặc điểm là đều có:
a. Mô phân sinh ngọn b. Chồi ngọn c. Mầm hoa d. Mầm lá 
II. Quan sát hình bên dưới và các chú thích, hãy hoàn thành sơ đồ sau: (2 điểm)
 (1) .. 
 Vỏ Thịt vỏ 
 (4)
 Cấu tạo trong của thân non (3) 
 (2).. Mạch rây
 Ruột
Hình: Cấu tạo trong của thân non
A. Sơ đồ chung. B. Cấu tạo chi 
 tiết một phần của thân
 I. Vỏ; II. Trụ giữa
 1. Biểu bì; 2. Thịt vỏ; 3. Mạch rây; 
 4. Mạch gỗ; 5. Ruột
I
II
Phần B - Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Hoàn thành các chú thích trong cấu tạo tế bào lông hút (1 điểm)
Hình: Tế bào lông hút
1 ..
2 ..
3 ..
4 ..
Câu 2: Quan sát hình bên và cho biết: Có mấy loại rễ chính? Kể tên, nêu đặc điểm và cho 2 ví dụ mỗi loại. (2 điểm)
......
......
......
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của thực vật. (2 điểm).
............
Câu 4: Vì sao nói mỗi lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không? (1 điểm)
............
..................
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
A. Trắc nghiệm: 
 I. (Mỗi câu đúng 0,25 điểm).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
c
a
d
a
c
b
c
d
II. (Mỗi chỗ trống đúng 0,5 điểm).
 (1) Biểu bì (2) Trụ giữa (3) Bó mạch (4) Mạch gỗ
B. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (Mỗi chú thích đúng 0,25 điểm).
1. Vách tế bào
2. Màng sinh chất
3. Chất tế bào 
4. Nhân
Câu 2: 
 - Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm (0,5 điểm)
 - Đặc điểm: (Mỗi ý đúng 0,75 điểm)
 + Rễ cọc: gồm rễ cái to, khỏe và các rễ con. (Vd: Cây ớt, cây cải)
 + Rễ chùm: gồm những rễ to, dài gần bằng nhau mọc từ gốc thân. (Vd: Cây hành, cây ngô)
Câu 3: Đặc điểm chung của thực vật: (Mỗi ý đúng 0,5 điểm).
 - Tự tổng hợp chất hữu cơ.
 - Phần lớn không có khả năng di chuyển.
 - Có khả năng lớn lên và sinh sản.
 - Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Câu 4: 
 	Nói mỗi lông hút là một tế bào vì: Lông hút có các thành phần của một tế bào (do tế bào biểu bì kéo dài tạo thành). Nó không tồn tại mãi, khi già nó sẽ rụng. (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 1 KT 1 TIET S 6(16-17).doc