Đề kiểm tra một tiết Sinh học 6 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Mại

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Sinh học 6 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Sinh học 6 - Năm học 2016-2017 - Đặng Văn Mại
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tổ: Hóa – Sinh – Công nghệ
GV: Đặng Văn Mại
KIỂM TRA 1 TIẾT
HKII. Năm học: 2016-2017
MÔN: SINH HỌC 6 
(Thời gian 45 phút)
Ngày soạn: 07-3-2017
Ngày dạy: 10-3-2017
Tuần 26 Tiết 49
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra đánh giá các kiến thức đã học về hoa và sinh sản hữu tinh, quả và hạt, các nhóm thực vật.
2. Kỹ năng: 
- Củng cố kỹ năng làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: 
- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong kiểm tra.
II/ MA TRẬN:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Hoa và sinh sản
hữu tính
Sự kết hạt, tạo quả
Đặc điểm thích nghi của hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ
35% = 3đ
1 câu
15%=0,5đ
1 câu
85% = 3đ
2 câu
3,5đ
Quả và hạt
- Các bộ phận của hạt
- phát tán của quả và hạt
Các điều kiện nảy mầm của hạt
Giải thích ý nghĩa của việc làm đất khi gieo hạt
45% = 4,5đ
3câu
33%= 1,5đ
1 câu
45%=2đ
1 câu
22% = 1đ
4 câu
4,5đ
Các nhóm thực vật
Đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của rêu, dương xỉ
20% = 2đ
1 câu
100% = 2đ
1 câu
2đ
Tổng số 8 câu
100% = 10đ
5 câu
40% = 4đ
2câu
50% = 5đ
1 câu
10% = 1đ
8 câu
10đ
III/ ĐỀ:
ĐỀ 1:
TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
I/ (2đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ( a, b, c hoặc d) trước ý trả lời đúng:
1/ Nhóm hạt nào sau đây thuộc loại hạt hai lá mầm:
Lúa, ngô, đậu xanh b. Đậu đen, ngô, bí
c. Đậu đen, bưởi, cam d. Ngô, lúa, kê
2/ Chất dự trữ của hạt một lá mầm chứa ở:
Phôi b. Vỏ hạt
c. Lá mầm d. Phôi nhũ
3/ Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành:
a. Noãn	b. Bầu nhụy
c. Đài hoa	d. Nhị hoa
4/ Các nhóm quả và hạt nào sau đây tự phát tán:
a. Quả phượng, chi chi, me, đậu đen;	
b. Quả bông, đậu xanh, chi chi, cải. 
c. Quả trâm bầu, ké đầu ngựa, đậu, mận;	
d. Quả ổi, bằng lăng, chò, cải.
II/ (2đ) Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
 	 ( Các từ cho sẵn: nguyên tản, vòng cơ, bào tử, phát tán, mặt dưới lá, ngọn cây)
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử như rêu. Nhưng khác ở chổ có ....................... do bào tử phát triển thành. Các túi bào tử ở dương xỉ thường mọc thành đốm nằm ở ........................ và vách túi bào tử thường có ....................... có tác dụng ....................... bào tử
TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm gì? Cho ví dụ (3đ)
Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? (2đ)
Câu 3: Tại sao phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt? (1đ)
ĐỀ 2:
TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
I/ (2đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái ( a, b, c hoặc d) trước ý trả lời đúng:
1/ Các nhóm hạt sau đây, nhóm hạt nào thuộc cây 1 lá mầm:
a. Hạt cải, mít, đu đủ, ngô;	b. Hạt kê, lúa, ngô;
c. Hạt ổi, cà chua, lúa, xoài;	d. Hạt nhãn, mít, cam, mận.
2/ Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành:
a. Noãn;	b. Bầu và noãn;
c. Đài hoa;	d. Nhị hoa.
3/ Chất dự trữ của hạt hai lá mầm chứa ở:
Phôi b. Vỏ hạt
c. 2 lá mầm d. Phôi nhũ
4/ Các nhóm quả và hạt nào sau đây phát tán nhờ gió:
 a. Quả trâm bầu, hoa sữa, chò, bồ công anh;	
 b. Quả cải, chi chi, bầu, bồ công anh;
 c. Quả thông, chò, bằng lăng, trinh nữ;	
 d. Quả phượng, trâm bầu, hoa sữa, đậu bắp.
II/ (2đ) Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
( Các từ cho sẵn: chính thức, mạch dẫn, nảy mầm, mặt dưới lá, ngọn cây, rễ giả )
- Rêu là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có ...................... và chưa có rễ ...................... , chưa có hoa. Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ...................... . 
- Rêu sinh sản bằng bào tử: Bào tử ...................... và phát triển thành cây rêu
TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1: Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm gì? Cho ví dụ (3đ)
Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? (2đ)
Câu 3: Tại sao phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt? (1đ)
III/ ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
ĐỀ 1
A.Trắc nghiệm (4 điểm)
I/ (2 điểm) Chọn đúng mỗi câu 0,5 điểm
 1c, 2d, 3b, 4a
II/ (2 điểm) Mỗi chổ điền đúng 0,5 điểm
 Thứ tự điền là: nguyên tản ; mặt dưới lá ; vòng cơ ; phát tán
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:
- Hoa thường tập trung ở ngọn, bao hoa thường tiêu giảm (0,5đ)
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng (0,5đ)
- Hạt phấn nhiều nhỏ và nhẹ (0,5đ)
- Đầu nhụy thường có lông dính (0,5)
Nêu ví dụ đúng về cây có hoa phát tán nhờ gió (1 đ)
Câu 2 (2 điểm) Nêu đúng mỗi điều kiện 0,5đ.
Những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm:
Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp (điều kiện bên ngoài), ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống (điều kiện bên trong)
Câu 3: (1 điểm) Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt vì
- Để đưa không khí vào đất, giúp cho hạt nảy mầm tốt./.
--------------------------------------//-----------------------------------
ĐỀ 2
A.Trắc nghiệm (4 điểm)
I/ (2 điểm) Chọn đúng mỗi câu 0,5 điểm
 1b, 2a, 3c, 4a
II/ (2 điểm) Mỗi chổ điền đúng 0,5 điểm
 Thứ tự điền là: mạch dẫn ; chính thức ; ngọn cây ; nảy mầm
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3điểm) Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ (0,5đ)
- Có hương thơm, mật ngọt (0,5đ)
- Hạt phấn to và có gai (0,5đ) 
- Đầu nhụy thường có chất dính (0,5đ)
Nêu ví dụ đúng về cây có hoa phát tán nhờ sâu bọ (1 đ)
Câu 2 (2 điểm) Nêu đúng mỗi điều kiện 0,5đ.
Những điều kiện bên ngoài và bên trong cần cho hạt nảy mầm:
Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp (điều kiện bên ngoài), ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng của hạt giống (điều kiện bên trong)
Câu 3: (1 điểm) Phải làm đất thật tơi xốp trước khi gieo hạt vì
- Để đưa không khí vào đất, giúp cho hạt nảy mầm tốt./.
--------------------------------------//-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_1_tiet_HK2_sinh_6_20162017.doc