Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2016-2017

docx 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2016-2017
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC GIỮA KÌ I(tiết 21)
MÔN SINH HỌC LỚP 6-NĂM HỌC 2016-2017
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT (40%)
THÔNG HIỂU (30%)
VẬN DỤNG THẤP (20%)
VẬN DỤNG CAO (10%)
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương 1 tế bào thực vật 
Tế bào thực vật
Sự phân chia TB thực vật
Số câu
Điểm
Câu: 3,4
0,5đ
Câu1, 2
0,5đ
Chương 2 rễ
Biết được các miền của rễ, biến dang của rễ
Cấu tạo của rễ
Vai trò của rễ, biến dạng của rễ
Khả năng hút nước và muối khoáng của rễ
Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Câu 6,8
0,5đ
Câu2
1đ
Câu1 a 
2đ
Câu 5,7 0,5đ
Câu1b-1đ
Chương 3 thân 
Cấu tạo ngoài của thân, cấu tạo trong của thân
Giải thích những hiện tượng thực tế
Câu2- 3đ 
C3 – 1đ 
Tổng cộng 100%-10đ
4C- 1đ
(10%)
2C- 3đ (30%)
C2- 1đ
(10%)
1C- 2đ
(20%)
4C-1đ
(10%)
1C- 1đ
(10%)
1C3- 1đ (10%)
TRƯỜNG THCS
 .
LỚP ..
KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH LỚP 6
Tiết theo PPCT: 21
Thời gian làm bài : 45’
ĐIỂM
I .Phần trắc nghiệm (3 điểm) 
Câu 1 Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau(2,0 điểm)
1. Khi tế bào phân chia, bộ phận đầu tiên nhân đôi là:
A. Vách tế bào 	B. Màng sinh chất 	C. Chất tế bào	D. Nhân
2. Ở thực vật, các tế bào có khả năng phân chia tạo tế bào mới nằm ở đâu?
A. Mô phân sinh 	B. Mô mềm 	C. Mô nâng đỡ 	 D. Mô bì
3. Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng:
A. Hình sao	B. Hình trứng 	C. Hình đa giác 	 D. Hình sợi dài
4. Khi quan sát dưới kính hiển vi, tế bào thịt quả cà chua có hình dạng:
A. Hình sao	B. Hình trứng 	C. Hình đa giác 	 D. Hình sợi dài
5. Trồng hai cây đậu vào hai chậu: A và B, ở chậu A bón đủ các loại phân, ở chậu B cũng bón các loại phân nhưng thiếu phân đạm. Sau 1 thời gian cây ở chậu B sẽ:
A. Cây phát triển bình thường	B. Cây lớn hơn cây ở chậu A
C. Cây sẽ chết	D. Cây phát triển chậm hơn cây ở chậu A
6. Cây trầu không thuộc loại biến dạng rễ:
A. Rễ móc 	B. Rễ thở 	C. Rễ củ	 D. Giác mút
7. Khi trời mưa nhiều đất ngập nước lâu ngày, cây mất khả năng hút nước và muối khoáng là do:
A. Cây thoát nước nhiều	B. Rễ đang trong thời kì sinh trưởng mạnh
C. Rễ cây bị úng và chết	D. Đất không phù hợp với cây.
8. Trong các miền của rễ, miền quan trọng nhất là:
A. Miền trưởng thành B. Miền hút	 C. Miền sinh trưởng D. Miền chóp rễ
Câu 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1đ): Cho các từ (rễ cái, rễ con, miền sinh trưởng, miền chóp rễ, ) và điền vào các khoảng trống sau:
 Có hai loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc gồm .. và các rễ con. Rễ chùm gồm những .. mọc từ gốc thân. Rễ có 4 miền là: miền trưởng thành, miền hút, và .
II.Phần tự luận( 7 điểm):
Câu 1 (3đ): Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không, vì sao? Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng nhất? Kể tên những loại biến dạng của rễ?
Câu 2 (3 đ): Nêu đặc điểm bên ngoài của thân? Thân được chia thành những loại nào cho ví dụ?
Câu 3 (1đ): Hãy giải thích tại sao khi trồng cây đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa tạo quả người ta thường ngắt ngọn?
*****************HẾT*******************
 BÀI LÀM
(HỌC SINH TRẢ LỜI Ở TRANH SAU)
..................................................
ĐÁP ÁN KIỂM TRA VIẾT SINH HỌC 6
Tiết 21
(ĐỀ I)
I. TNKQ(3 ĐIỂM)
	Câu 1(2 Đ). Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
D
A
C
B
D
A
C
B
	Câu 2(1 Đ). Điền từ thích hợp vào chỗ trống, mỗi lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm
(1) Rễ cái	(2) rễ con	(3) Miền sinh trưởng 	(4) Miền chóp rễ
II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM):
Câu 1:- Không phải tất cả các rễ cây đều có miền hút	(0,5đ)
- Giải thích: Những cây rễ mọc chìm trong nước, nước được hấp thụ qua khắp bề mặt của rễ nên không có lông hút.	(1đ)
* Cây trong giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh, mọc cành và sắp ra hoa thì cần nhiều nước và muối khoáng nhất. 	(1đ)
- Các loại biến dạng của rễ: rễ cũ, rễ móc, rễ thở, rễ giác mút. (0,5đ)
Câu 2 (4 đ): 
* Đặc điểm bên ngoài của thân (1,5 điểm)
Thân cây gồm: 
-Thân chính, cành.
- Chồi ngọn : ở đầu thân và cành chồi nách.
- Chồi nách : ở dọc thân và cành ,có 2 loại:
 + Chồi lá: phát triển thành lá hoặc cành mang lá.
 + Chồi hoa: phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa.
*Có 3 loại thân: (1,5đ)
- Thân đứng gồm: 
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành (vd. )
+ Thân cột: cứng, cao, không cành.(ví dụ.)
+ Thân cỏ: mềm, yếu, thấp.(ví dụ.)
- Thân leo: leo bằng nhiều cách như thân quấn, tua cuốn(vd)
- Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất(vd)
Câu 3 Giải thích đúng: 1đ
Thường bấm ngọn trước khi ra hoa vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá để cây ra nhiều hoa đồng thời tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả, hạt để tăng năng suất cây trồng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxKiem_tra_1_tiet_sinh_6_giua_ky_1.docx