Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Truyện trung đại - Trường THCS Ngũ Phụng

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 687Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Truyện trung đại - Trường THCS Ngũ Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Truyện trung đại - Trường THCS Ngũ Phụng
 TRƯỜNG THCS NGŨ PHỤNG KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 LỚP: 9 TUẦN: 10 PPCT: 47
 HỌ VÀ TÊN:. 
 Đề 1 
Điểm
Lời nhận xét của thầy cô giáo
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau (3điểm ).
Câu 1: Văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” được viết theo thể loại nào?
 A. Tiểu thuyết B. Tuỳ bút C. Truyền kì D. Truyện ngắn
Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là:
A. Nghệ thuật đòn bẩy B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình 
C. Nghệ thuật tạo hình D. Nghệ thuật ước lệ, tượng trưng
Câu 3: Tên tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê B. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
C. Ý chí trước sau như một của vua Lê D. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước. 
Câu 4: Chi tiết nào nói lên tầm nhìn xa trông rộng của Quang Trung?
 A. Cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp.
 B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
 C. Sai mở tiệc khao quân.
 D. Mới khởi binh đã tính sẵn phương lược lại có cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng.
Câu 5: Hiệu của Nguyễn Du là gì ?
 A. Tố Như D. Tùng Niên C. Thanh Hiên D. Bỉnh Trực
Câu 6: Câu thơ «  Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương » nói về cái tài nào của Thúy kiều ?
 A. Làm thơ B. Vẽ Chơi cờ D. Đánh đàn
 Câu 7: Câu thơ “ Gần xa nô nức yến anh - trích Cảnh ngày xuân” sử dụng biện pháp tu từ gì?
 A So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ
 Câu 8. Câu thơ “ Kiều càng sắc sảo mặn mà” nói về vẻ đẹp nào của Thuý Kiều?
 A. Nụ cười và giọng nói B. Làn da và mái tóc
 C. Trí tuệ và tâm hồn D. Khuôn mặt và hàm răng
 Câu 9: Câu thơ“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng- Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
 A. Kim Trọng B. Thúy Vân C. Cha mẹ C. Vương Quan
 Câu 10: Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
 A. Được cứu người, giúp đời B. Có công danh hiển hách
 C.Trở nên giàu sang phú quí D. Có tiếng tăm vang dội
 Câu 11: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác em hiểu thêm điều gì về nhân vật này?
 A. Là người luôn vui vẻ, yêu đời B. Là người có trái tim đa sầu, đa cảm
 C. Là người có tình yêu chung thủy D. Là người có tấm lòng vị tha. 
 Câu 12: Cụm từ “ Mây sớm đèn khuya” trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chủ yếu gợi tả điều gì? 
A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích.	 B. Cảnh vật xung quanh Thuý Kiều.
C. Thời gian tuần hoàn, khép kín. D. Sự tàn tạ của cảnh vật.
 II. Điền từ vào chỗ trống:
1/ Về nội dung Truyện Kiều có hai giá trị lớn là............................................................... .................................................................................................................................................
 2/ Câu thơ “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” dự báo:.
 ..
 B. PHẦN TỰ LUẬN :( 6 điểm ).
1. Cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. (3 đ)
2. Viết đoạn văn ngắn phân tích nội dung nghệ thuật của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. ( 3 điểm)
..
. 
TRƯỜNG THCS NGŨ PHỤNG KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 LỚP: 9 TUẦN : 10 PPCT: 47
 HỌ VÀ TÊN:
 Đề 2 
Điểm
Lời nhận xét của thầy cô giáo
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM.( 4 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng.( 3 điểm )
Câu 1: Cảnh ở lầu Ngưng Bích được tác giả chủ yếu qua con mắt của ai?
A. Tú Bà B. Thúy Kiều C. Của nhân vật khác D. Nguyễn Du
Câu 2. Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương được viết theo thể loại nào?
A.Truyền kì B. Tùy bút C. Tiểu thuyết chương hồi D. Truyện ngắn
Câu 3. Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của Quang Trung trong việc dùng người?
A. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An . B. Thân chinh cầm quân ra trận.
C. Cách xử trí với các tướng sĩ ở Tam Điệp. C. Sai mở tiệc khao quân.
Câu 4.Tên chữ của Nguyễn Du là gì?
 A. Thanh Hiên B. Tố Như C. Tố Tâm D. Thanh Tâm
 Câu 5. Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là:
A. Nghệ thuật đòn bẩy B. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình 
C. Nghệ thuật tạo hình D. Nghệ thuật ước lệ, tượng trưng
Câu 6. Câu thơ “ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nảo của Thuý Kiều?
A. Mái tóc B. Làn da C. Dáng đi D. Đôi mắt 
Câu 7. Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong sáu câu thơ cuối trong đoạn trích «Cảnh ngày xuân » như thế nào?
A. Ảm đạm, hiu hắt B. Đẹp và tươi sáng C. Đẹp nhưng buồn D. Khô cằn, héo úa 
Câu 8: Tên tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê B. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước
C. Ý chí trước sau như một của vua Lê D. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước
Câu 9. Cụm từ “ Mây sớm đèn khuya” trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chủ yếu gợi tả điều gì? 
A. Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích	B. Cảnh vật xung quanh Thuý Kiều
C. Sự tàn tạ của cảnh vật	D. Thời gian tuần hoàn, khép kín
Câu 10. Hai câu thơ “ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh- Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên tâm trạng gì của Kiều.
A. Nhớ cha mẹ nhớ, quê hương	B. Lo sợ cho cảnh ngộ của chính mình
C. Buồn nhớ người yêu	D. Xót xa cho duyên phận lỡ làng
Câu 11. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện khát vọng gì của tác giả?
A. Được cứu người, giúp đời 	B. Có công danh hiển hách.
C. Trở nên giàu sang phú quý.	D. Có tiếng tăm vang dội
Câu 12. Câu thơ “ Gần xa nô nức yến anh” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn thơ sau.( 1điểm )
 1/ Câu thơ “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh : dự báo:............................................
.................................................................................................................................................
 2/ Về nội dung Truyện Kiều có hai giá trị lớn là............................................................... .....................................................................................................................................
B. PHẦN TỰ LUẬN ( 6điểm )
1. Cảm nhận của em về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ mười bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. (3 đ)
2. Viết đoạn văn ngắn phân tích nội dung nghệ thuật của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. ( 3 điểm)
..
 ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9 
 Đề 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm )
 I. Khoanh tròn vào phuơng án đúng. ( 3 điểm) Mỗi câu đúng 0.25 điểm.
 1- C ; 2- A ; 3- D ; 4- D ; 5- C ; 6- D ; 7- B ; 8- C ; 9- A ; 10- A ;11- B ; 12- C.
 II. Điền từ. (1điểm ) Mỗi từ đúng 0.25 điểm.
 1// Về nội dung Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
2/ Câu thơ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da dự báo cuộc đời Thúy Vân sẽ bình yên.
 B. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm ).
 Câu 1: ( 3 điểm)
 Cảm nhận về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ mười bốn tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:
 Là người mạnh mẽ, quyết đoán; có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén; có tầm nhìn xa trong rộng; có tài dùng binh như thần; oai phong lẫm liệt trong chiến trận.
Câu 2: ( 3 điểm) 
Phân tích nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Về nội dung: Phân tích được khung cảnh mùa xuân tươi mới, tinh khôi; thanh khiết, nhẹ nhàng; tràn đầy sức sống cảnh đẹp có hồn. Vẻ đẹp đó được khắc họa qua các hình ảnh: con én đưa thoi, thiều quang, cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trẳng điểm...
- Về nghệ thuật: Ngôn ngữ đặc sắc, giàu chất tạo hình.
Đề 2 
 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4điểm )
Khoanh tròn vào phương án đúng. (3điểm ) Mỗi câu đúng 0.25 điểm
 1- B; 2- A; 3- C; 4 - B; 5- C; 6- D; 7- C; 8- D ; 9- D ; 10 - B; 11- A ;12 - C.
 2. Điền từ. (1điểm ) Mỗi từ đúng 0.25 điểm.
 1/ Câu thơ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh dự báo cuộc đời Thúy Kiều sẽ gặp nhiều trắc trở, truân chuyên.
 2/ Về nội dung Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm )
Câu 1: ( 3 điểm)
 Cảm nhận về người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ qua đoạn trích hồi thứ mười bốn tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:
 Là người mạnh mẽ, quyết đoán; có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén; có tầm nhìn xa trong rộng; có tài dùng binh như thần; oai phong lẫm liệt trong chiến trận.
Câu 2: ( 3 điểm) 
Phân tích nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.
- Về nội dung: Phân tích được khung cảnh mùa xuân tươi mới, tinh khôi; thanh khiết, nhẹ nhàng; tràn đầy sức sống cảnh đẹp có hồn. Vẻ đẹp đó được khắc họa qua các hình ảnh: con én đưa thoi, thiều quang, cỏ non xanh tận chân trời, cành lê trẳng điểm...
- Về nghệ thuật: Ngôn ngữ đặc sắc, giàu chất tạo hình. 
 `

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_VAN_9_TUAN_10_TIET_47.doc