ĐỀ B AA Tuần 24- Tiết 92 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT-TIẾNG VIỆT 7 Thời gian: 45 phút Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao T.cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Câu rút gọn Câu rút gọn, câu đặc biệt Số câu Số điểm, tỉ lệ C1 0,5đ C1,C2 3đ Ca dao Câu rút gọn Số câu Số điểm, tỉ lệ C2 0,5đ C3 3đ Câu đặc biệt Câu đặc biệt Số câu Số điểm, tỉ lệ C3 0,5đ C4 0,5đ Trạng ngữ Trạng ngữ Số câu Số điểm, tỉ lệ C6,C7,C8 1,5đ C5 0,5đ Tổng số câu: Tổng số điểm, tỉ lệ 5 câu 2,5đ 25% 5 câu 4,5đ 45% 1 câu 3đ 30% 11 câu 10đ 100% --------------------------------------------------//-------------------------------------------------------------------- Tuần 24 -Tiết 92 KIỂM TRA 1 TIẾT-TIẾNG VIỆT 7 ĐỀ B AA Họ tên: Năm học 2011-2012 Lớp 7/ I/Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu rút gọn: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Chủ ngữ và vị ngữ. D. Trạng ngữ. Câu 2: Chọn một câu trả lời đúng điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Trong... ta thường gặp nhiều câu rút gọn” A. Văn xuôi C. Truyện ngắn B. Truyện cổ dân gian D. Văn vần (Thơ, ca dao) Câu 3: Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biêt? A. Ối trời đất ơi! B. Nhưng cũng có khi cất giấu trong tủ kính, trong rương, trong hòm. C. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức. D. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Câu 4: Gạch chân và cho biết câu đặc biệt trong đoạn trích sau có tác dụng gì “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.” (Nam Cao) A. Bộc lộ cảm xúc. B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng C. Xác định thời gian nơi chốn diễn ra sự vật hiện tượng. D. Gọi đáp. Câu 5: Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu : “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình” được thêm vào câu để làm gì? A. Để xác định thời gian. B. Để xác định mục đích. C. Để xác định nguyên nhân. D. Để xác định nơi chốn. Câu 6: Xác định trạng ngữ trong câu: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang”? A. Dưới bóng tre xanh B.Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời . C.dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang . D. Không có trạng ngữ Câu 7: Về hình thức trạng ngữ có thể đứng ở vị trí nào trong câu ? A. Đầu câu, cuối câu . B. Cuối câu, giữa câu. C. Đầu câu, cuối câu, giữa câu. D. Không có vị trí nào . Câu 8: Câu sau có mấy trạng ngữ ? : “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.” ? A.1. B. 2 C. 3 D. 4 II/Tự luận (6 điểm) Câu 1: Trình bày điểm khác nhau cơ bản giữa câu rút gọn và câu đặc biệt? (1đ) Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt ? (2đ) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (5 - 8 dòng), miêu tả cảnh đẹp của quê hương , trong đó có ít nhất hai câu có sử dụng trạng ngữ và gạch chân trạng ngữ đó (3 điểm) BÀI LÀM: I/ Trắc nghiệm: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 II/ Tự luận: ĐỀ B TUẦN 24 – TIẾT 92: ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 7 I/ Trắc nghiệm (4 điểm) Thời gian làm bài 45 phút Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A B B B C B Mỗi câu đúng 0,5 điểm II/ Tự luận: (6 điểm ) Câu 1: Học sinh trình bày được : -Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. (0,5đ) -Câu rút gọn: Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ nhưng bị lược bỏ. ( 0,5đ) Câu 2: Học sinh nêu được : -Khái niệm về câu đặc biệt ( 0,5đ) - Nêu được 4 công dụng ( 1,5đ) Thiếu hoặc sai một công dụng trừ 0,25đ Câu 3: Viết được đoạn văn 5 -10 dòng, đúng câu, dùng từ chính xác : 1đ - Chỉ ra đúng 2 trạng ngữ trong đoạn văn: 2đ ------------------------------------------------//--------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: