Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần thơ và truyện hiện đại - Trường THCS Ngũ Phụng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 850Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần thơ và truyện hiện đại - Trường THCS Ngũ Phụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần thơ và truyện hiện đại - Trường THCS Ngũ Phụng
Trường THCS Ngũ Phụng KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 9
 Họ và tên: PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 Lớp: 9 TUẦN: 15 PPCT: 75 Đề: 1
Điểm
 Lời phê của thầy cô giáo
Đề 1:
A. Phần trắc nghiệm ( 4 điểm )
I. Khoanh tròn vào phương án đúng. ( 3 điểm )
1. Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả nào?
A.Chính Hữu B.Tế Hanh C. Huy Cận D. Phạm Tiến Duật
2.Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 B. Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp 
C.Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
3.Giọng điệu của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được biểu hiện như thế nào?
A. Ngang tàng, phóng khoáng pha chút tinh nghịch B. Thiết tha trìu mến
C.Trữ tình, sâu lắng . D. Hào hùng, hoành tráng
4. Nội dung các câu hát trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có ý nghĩa như thế nào?
A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên B.Thể hiện sức mạnh của con người
C. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. D. Thể hiện sự bao la của biển cả.
5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
A. Người bà B. Người bố C. Người mẹ D. Người cháu 
6. Nhan đề của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có gì đặc sắc và có ý nghĩa gì?
A. Có thêm từ bài thơ, thể hiện chất thơ vút lên từ cuộc chiến đấu dầy gian khổ, hy sinh.
B. Có thêm từ bài thơ làm cho nhan đề hay hơn.
C. Nhan đề dài, có thêm từ bài thơ, nhằm gây sự chú ý cho người đọc.
 D. Có thêm từ bài thơ, thể hiện sự trẻ trung, lãng mạn của người lính.
7. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc hát ca ngợi
A. Đất nước B. Người lính C. Người lao động D. Tình đồng đội
8. Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh” trong bài thơ Ánh trăng tượng trưng cho điều gì?
A. Quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn, không phai mờ B. Vẻ đẹp của thiên nhiên.
C. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn. D. Thiên nhiên luôn bên cạnh con người.
9. Từ “ ấp iu” trong câu thơ “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” trong bài thơ Bếp lửa của bằng Việt gợi lên hình ảnh nào?
 A. Bàn tay của người bà kiên nhẫn, khéo léo B. Bàn tay của người bà vất vả, khó nhọc.
 C. Bàn tay của người bà cần cù, chăm chỉ D. Bàn tay của người bà già nua, gầy guộc.
10. Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lược ngà?
A. Miêu tả thành công tâm lí nhân vật B. Lựa chọn ngôi kể phù hợp
C. Xây dựng tính cách nhân vật D. Sử dụng ngôn ngữ đặc sắc mang tính khẩu ngữ.
1. Ý nào sau đây thể hiện nội dung của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?
A. Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động
B. Khẳng định vẻ đẹp của những người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
C. Vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội.
D. Gợi nhắc củng cố thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”
12. Đoạn trích Chiếc lược ngà có mấy tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện?
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
II. Nối các ý ở cột B với tên văn bản ở cột A sao cho phù hợp. (1 điểm)
TT
A ( Tên văn bản)
 TT
B ( Nghệ thuật của văn bản)
Nối cột
1
 Bếp lửa
A
Tình huống hợp lí, kệ chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự, thữ tình và bình luận.
1=>
2
 Làng
B
Kết hợp tự sự và trữ tình, sáng tạo hình ánh tượng trưng mang nhiều tầng ý nghĩa, 
 2=>
3
 Lặng lẽ Sa Pa
C
Kết hợp bểu cảm, miêu tả, tự sự và bình luận.
 3=>
4
Ánh trăng
D
Tạo tình huống gay cấn, miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động.
 4=>
 E
Tạo tình huống éo le, yếu tố bất ngờ; lựa chọn ngôi kể phù hợp, miêu tả tâm trạng nhân vật.
B. Phần tự luận ( 6 điểm )
 1. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (2 điểm )
2. Viết đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng.
 (4 điểm)
..
..
..
.
..
..
..
..
.
..
Trường THCS Ngũ Phụng KIỂM TRA 1 TIẾT NGỮ VĂN 9
 Họ và tên: PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 Lớp: 9 TUẦN: 15 PPCT: 75 
 Đề 2: 
 Điểm
 Lời phê của thầy cô giáo
 A. Phần trắc nghiệm:(4điểm )
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng. ( 3 điểm )
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết trong thời kì nào?
A.Trước cách mạng tháng Tám 1945 B.Trong thời kì kháng chiến chống Pháp
C.Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ D. Sau đại thắng mùa xuân 1975
2. Mười câu thơ cuối của bài thơ đồng chí nói lên nội dung gì?
A.Cội nguồn của tình đồng đội B.Biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng đội.
C.Những ước mơ của người lính D.Sự khắc nghiệt của thời tiết trong những ngày chiến đấu. 
3. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát B.Thơ ngũ ngôn C.Thơ thất ngôn bát cú D.Thơ tự do 
4. Bài thơ Bếp lửa của tác giả nào?
A. Bằng Việt B. Tế Hanh C. Nguyễn Duy D. Tố Hữu
5. Nhận định nào sau đây không phù hợp với ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
A. Vẻ của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát. B. Tình yêu thiên nhiên. C. Quá khứ nghĩa tình chung thủy tròn đầy. D. Vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
6.Trong bài thơ Bếp lửa, hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh nào?
A. Người cháu B. Tiếng chim tu hú C. Cuộc chiến tranh D. Bếp lửa 
7. Nhan đề của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có gì đặc sắc và có ý nghĩa gì?
A. Có thêm từ bài thơ, thể hiện chất thơ vút lên từ cuộc chiến đấu đầy gian khổ , hy sinh.
B. Có thêm từ bài thơ làm cho nhan đề hay hơn.
C. Nhan đề dài, có thêm từ bài thơ, nhằm gây sự chú ý cho người đọc.
 D. Có thêm từ bài thơ, thể hiện sự trẻ trung, lãng mạn của người lính.
8. Tác phẩm Làng của Kim Lân được viết theo thể loại nào?
A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D.Tuỳ bút 
9. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là khúc hát ca ngợi
A. Đất nước B. Người lính C. Người lao động D. Tình đồng đội
10. Theo em thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là gì?
A.Thời tiết khắc nghiệt B.Công việc vất vả C. Cuộc sống thiếu thốn D. Sự cô đơn vắng vẻ
11. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?
A. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già B. Được tác giả miêu tả trực tiếp
C. Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các nhân vật khác D.Tự giới thiệu về mình.
12. Ý nào sau đây thể hiện nội dung của truyện ngắn Chiếc lược ngà?
A. Vẻ đẹp chân thực của tình đồng chí, đồng đội . 
B.Thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và người lao động.
C. Gợi nhắc, củng cố thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thuỷ chung cùng quá khứ.
D. Thể hiện tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
II. Nối các ý ở cột B với tên văn bản ở cột A sao cho phù hợp. (1 điểm)
TT
A ( Tên văn bản)
 TT
B ( Nghệ thuật của văn bản)
Nối cột
1
 Bếp lửa
A
Tình huống hợp lí, kệ chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự, thữ tình và bình luận.
1=>
2
 Chiếc lược ngà
B
Kết hợp tự sự và trữ tình, sáng tạo hình ảnh tượng trưng mang nhiều tầng ý nghĩa, 
 2=>
3
 Lặng lẽ Sa Pa
C
Kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự và bình luận.
 3=>
4
Ánh trăng
D
Tạo tình huống gay cấn, miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động.
 4=>
 E
Tạo tình huống éo le, yếu tố bất ngờ; lựa chọn ngôi kể phù hợp, miêu tả tâm trạng nhân vật.
B. Phần tự luận: (6 điểm )
 1. Tình cảm yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn Làng của Kim Lân? (2,5điểm)
 2. Viết đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng ( 3,5 điểm)
..
..
..
.
..
.
.
..
.
..
..
.
.
.
.
.
..
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA NGỮ VĂN 9
 PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
 TUẦN: 15 PPCT: 75
Đề 1:
A. Phần trắc nghiệm: (4 điểm )
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng: (3 điểm )
 1- D; 2- B; 3- A; 4- C; 5- D; 6- A; 7- C; 8- A; 9- C; 10- D; 11- B; 12- C
 II. Điền từ (1 điểm )
 bếp lửa, ngọn lửa, ngọn lửa, niềm tin
 B. Phần tự luận: ( 6 điểm )
 1. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: ( 2.5 điểm )
 - Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề.
 - Có suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống và công việc, tìm thấy niềm vui trong công việc.
 - Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủđộng.
 - Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khiêm tốn và thành thực.
 2. Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa biểu tượng: ( 3,5 điểm)
 - Trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, tròn dầy bất diệt; biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống
 - Bố cục chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc, phân tích được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng.
 Đề 2:
 A. Phần trắc nghiệm: ( 4điểm )
 I. Khoanh tròn vào phương án đúng: (3 điểm )
 1- C; 2- B; 3- D; 4- A; 5- B; 6- D; 7- A; 8- B; 9- C; 10- D; 11- C; 12- D
 II. Nối cột( 1 điểm )
 1- D ; 2- C ; 3- A; 4- B
 B. Phần tự luận: ( 6điểm )
 1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng ( 2,5 điểm )
 - Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: Đau đớn, tủi hổ, bẽ bàng.Dáng điệu, cử chỉ Ông băn khoăn kiểm điểm từng người, trằn trọc không ngủ được. Tâm sự với đứa con út để giải bày lòng mình.
 - Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính: Ông vui sướng rạng rỡ hẳn lên. Ông đi khoe nhà mình bị giặc đốt cháy.
 Tình yêu làng quê và lòng yêu nước sâu nặng, thiêng liêng.
 2. Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa biểu tượng: ( 3.5 điểm)
 - Trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, tròn dầy bất diệt; biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống
 - Bố cục chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc, phân tích được ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_VAN_9_TUAN_15TIET_75.doc