Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Thơ - Trường THCS Tiên Yên

doc 1 trang Người đăng dothuong Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Thơ - Trường THCS Tiên Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 9 phần Thơ - Trường THCS Tiên Yên
Trường ptdt nội trú 
tiên yên
Đề kiểm tra 1 tiết
Môn: Ngữ văn 9 (Phần thơ) - Thời gian: 45 phút.
i. phần i: trắc nghiệm
Câu 1: Sắp xếp lại cho đúng tên tác giả, năm sáng tác của từng bài thơ trong bảng dưới đây: 
	(Học sinh không phải kẻ lại bảng này vào bài làm)
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Viễn Phương
I. 1976
2. Mùa xuân nho nhỏ
b. Y Phương
II. 1975
3. Viếng lăng Bác
c. Hữu Thỉnh
III. 1980
4. Sang thu
d. Phạm Tiến Duật
IV. 1969
5. Nói với con
e. Thanh Hải
V. 1977
Câu 2: Sắp xếp phần nội dung chính của từng bài thơ cho phù hợp với tên bài thơ trong bảng dưới đây: 
	(Học sinh không phải kẻ lại bảng này vào bài làm)
Tên bài thơ
Nội dung chính
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung.
2. Mùa xuân nho nhỏ
b. Bằng lời trò chuyện cới con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lý sống của dân tộc.
3. Viếng lăng Bác
c. Sự biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
4. Sang thu
d. Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ Miền Nam ra thăm lăng Bác.
5. Nói với con
e. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính đã khắc họa nổi bật hình ảnh những người chiến sỹ là xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ khánh chiến chống mỹ với tư thế hiên ngang và dũng cảm.
	Chọn câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vào bài làm.
Câu 3: 
Hai câu thơ: "Sương chùng trình qua ngõ
 Hình như thu đã về". Sử dụng phép tu từ nào?
A.
So sánh
B.
Nhân hóa
C.
Hoán dụ
D.
Điệp từ
Câu 4: 
Y Phương là người dân tộc nào?
A.
Chăm
B.
Thái
C.
Tày
D.
Khơ me
Câu 5: 
Qua văn bản "Nói với con" nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
A.
Tình yêu quê hương sâu nặng
B.
Triết lý về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
C.
Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương.
D.
Tất cả các ý trên
Câu 6: 
Dọng điệu chung của bài thơ "Viếng lăng Bác" là:
A.
Biến đổi phù hợp với tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ.
B.
Trang nghiêm, tha thiết, tự hào.
C.
Suy tư, trầm lắng, đau xót.
D.
Đáp án B và C đúng.
Câu 7: 
Sự biến đổi của trời đất lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ:
A.
Làn sương
B.
Hương ởi
C.
Cánh chim
D.
Tiếng sấm
i. phần ii: tự luận
	Câu 1: 	"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".
	Câu thơ thứ hai có sử dụng biện pháp chuyển nghĩa nào? Giải thích ý nghĩa của hình ảnh mặt trời trong câu thơ ấy và nêu tác dụng của việc chuyển nghĩa đó?
	Câu 2: 	Phân tích khổ đầu của bài thơ "Sang thu" (Hữu Thỉnh) để thấy được sự cảm nhận tinh tế mà tác giả đã cảm nhận được trước những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
========== hết ==========

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_VAN_PHAN_THO.doc