Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 593Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2016-2017
Họ và tên:.............................. lớp....... 	
 	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (đề 1)
Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.
	 Năm học:2016-2017
Điểm 
Lời phê của thầy, cô giáo.
I TRẮC NGHIỆM (3đ)
 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1 Văn bản “ Tôi đi học” của tác giả:
A. Nam Cao.	B. Ngô Tất Tố.
C. Thanh Tịnh. 	D. Nguyên Hồng.
2 Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả thể hiện thông qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là:
A. Cảm xúc, tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt.
B. Sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo.
C. Hình ảnh so sánh mới mẻ.
D. Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, có cao trào.
3 Truyện kí Việt Nam giống nhau ở chổ:
A. Đều là văn tự sự hiện đại.	B. Có tinh thần nhân đạo.
C. Lối viết chân thực, sinh động.	D. Các ý trên đều đúng.
4 “ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ” là nội dung của văn bản:
A. Lão Hạc.	B. Trong lòng mẹ.
C. Tôi đi học.	D. Tức nước vỡ bờ.
5. Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau đây?
 “ Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niêm mơn man của buổi tựu trường.”
A. Tự sự 	B. Biểu cảm
C. Miêu tả	D. Miêu tả và biểu cảm.
6. Nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” là:
A. Kể lại những nỗi đau của bé Hồng.	B. Kể lại âm mưu độc địa của người cô.
C. Kể lại nỗi nhớ mẹ của bé Hồng.
D. Kể lại nỗi đau khổ bị dày vò và niềm vui sướng, kính yêu của bé Hồng đối với mẹ .
II TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích ”Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố (khoảng 4-> 5 dòng)?
Câu 2: Phát biểu chủ đề của văn bản”Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
Câu 3: Qua các văn bản: Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vở bờ, em hãy khái quát chung về phẩm chất của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trước cách mạng? 
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
 Môn: Ngữ Văn - Lớp 8 
Năm học: 2016-2017
Đề 1:
I TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm.
1C, 2D, 3D, 4A, 5D, 6D.
II TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1(3điểm): Buổi sáng hôm ấy, khi chị Dậu đang chăm sóc anh Dậu vừa mới tỉnh thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng sầm sập kéo vào thúc sưu. Mặc cho những lời van xin tha thiết của chị, chúng cứ một mực xông tới định bắt trói anh Dậu. Tức quá hóa liều, chị Dậu vùng dậy, đánh ngã cả hai tên tay sai độc ác. 
Câu 2(1 điểm): Tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm trong sáng mơn man về ngày đầu tiên đi học.
Câu 3(3 điểm): Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hi sinh quên mình vì chồng con.
Họ và tên:........................... ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.(phần tiếng Việt)
 Năm học:2016-2017
Điểm 
Lời phê của thầy, cô giáo.
I TRẮC NGHIỆM: (5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Câu ca dao sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
“ Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi”
 A. Nói quá.	 C. So sánh.
 B. Nói giảm nói tránh.	 D. Nhân hóa
2. Trợ từ trong câu “ Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi bài tập.” Là:
 A. cả 	 C. mỗi
 B. mà	 D. một
3. Từ “Ô hay” trong câu: ” Ô hay, thế mà tôi tưởng anh biết rồi.” thuộc từ loại gì?
 A. Trợ từ 	 C. Tình thái từ
 B. Thán từ D. Chỉ từ 
II TỰ LUẬN: ( 5đ)
Câu 1. Kể tên những dấu câu mà em đã học ? cho biết tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép?
Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào chổ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau và sửa lại cho đúng chính tả.
 Lũ chuột bò lên chạn ( ) leo lên bác Nồi Đồng ( ) năm sáu thằng xúm lại húc mỏm vào ( ) cố mãi mới lật được cái vung nồi ra ( ) ( ) ha ha ( ) cơm nguội ( ) lại có một bác cá kho ( ) cá rô kho khế ( ) vừa dừ vừa thơm ( ) chít chít ( ) anh em ơi ( ) lại đánh chén đi thôi ( ) ( ) 
Câu 3. Phân tích mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau:
Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
	( Trích: “ Nam Cao” ) 
	Bài làm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
Họ và tên:..................................... ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( đề lẽ)
Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.(phần tiếng Việt)
 Năm học:2016-2017
Điểm 
Lời phê của thầy, cô giáo.
I TRẮC NGHIỆM:(1,5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. vi vu 	 C. trắng xóa
B. lạnh buốt 	 D. vắng teo
2. Từ “chứ “ trong câu: “Bác trai đã khá rồi chứ ?” thuộc tình thái từ:
A. cầu khiến. 	 C. cảm thán.
B. nghi vấn. 	 D. biểu thị sắc thái biểu cảm.
3. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
A. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng) 
C. Bác trai đã khá rồi chứ ? (Ngô Tất Tố)
D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! ( Nam Cao) 
II TỰ LUẬN: (8,5đ)
Câu 1. Kể tên những dấu câu mà em đã học ? cho biết tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép?
Câu 2: Điền dấu câu thích hợp vào chổ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn sau và sửa lại cho đúng chính tả.
 Lũ chuột bò lên chạn ( ) leo lên bác Nồi Đồng ( ) năm sáu thằng xúm lại húc mỏm vào ( ) cố mãi mới lật được cái vung nồi ra ( ) ( ) ha ha ( ) cơm nguội ( ) lại có một bác cá kho ( ) cá rô kho khế ( ) vừa dừ vừa thơm ( ) chít chít ( ) anh em ơi ( ) lại đánh chén đi thôi ( ) ( ) 
Câu 3. Phân tích mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau:
a.Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
b.Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
c.Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
	( Trích: “ Nam Cao” ) 
	Bài làm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn : Ngữ Văn- Lớp 8.(phần tiếng Việt)
Năm học:2016-2017
I TRẮC NGHIỆM: (1,5 điểm)
* Đề lẽ.
Từ câu 1 đến câu 3: 1,5 điểm( mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm).
 1.A, 2.B, 3.D.
* Đề chẵn.
Từ câu 1 đến câu 3: 1,5 điểm( mỗi câu trả lời đúng chấm 0,5 điểm).
 1.A, 2.C, 3.B.
II TỰ LUẬN: (8,5 điểm) ( Cho cả hai đề)
Câu 1: 2,5 điểm( HS kể được 10 loại dấu câu đã học chấm1 điểm; nói được tác dụng chấm 1,5 điểm)
- Tác dụng của dấu hai chấm dùng để : 
+ Báo trước phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
+ Báo trước lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
- Tác dụng của dấu ngoặc kép dùng để: 
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
+ Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mĩa mai.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san dẫn trong câu văn. 
Câu 2: 3,5 điểm (gồm 13 dấu câu)
- Điền đúng 4 dấu câu chấm 1 điểm.
- Sửa đúng các lỗi chính tả chấm 0,5 điểm. 
Câu 3: 2,5 điểm
Câu a. (0,5 điểm) Câu ghép có quan hệ tương phản.
Câu b. (1 điểm) Câu ghép có quan hệ nguyên nhân kết quả.
Câu c. (1 điểm) Câu ghép có quan hệ bổ sung. 
 	..............................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_1_tiet_van_8_lan_1.doc