Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012-2013

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2012-2013
 Ngày soạn: 26 /10/2012 Ngày day: 2 /11/2012 Dạy lớp: 7C
 29 /10 /2012 Dạy lớp: 7D
Tiết 90- Tiếng Việt :
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu bài kiểm tra 
 - HS thể hiện kiến thức cơ bản của phân môn tiếng Việt từ đầu học kì 2 đến nay, vận dụng vào bài kiểm tra một tiết.
 - Rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt về câu rút gọn, câu đặc biệt, thêm trạng ngữ cho câu và tách trạng ngữ thành câu riêng.
 - Giáo dục HS ý thức ôn tập, kiểm tra.
 2. Nội dung đề:
 * MA TRẬN ĐỀ
Lĩnh vực kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Câu rút gọn
Nhận biết về câu rút gọn.
Tác dụng của: Câu rút gọn 
Em hãy viết một đoạn văn ( 6 đến 7 câu chủ đề tự chọn) có sử dụng câu rút gọn. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
2
0,5
0,5
1
0,5
0,5
1/3
1
10
3 + 1/3
2
20
Câu đặc biệt
Nhận biết về câu: Câu đặc biệt
Gạch chân các câu đặc bịêt trong đoạn văn sau và cho biết nội dung thông báo
của câu
Tác dụng của câu đặc biệt.
- Em hãy viết một đoạn văn ( 6 đến 7 câu chủ đề tự chọn) có sử dụng câu rút gọn. 
Số câu 
Sđ 
Tỉ lệ %
1
0,25
0,25
1
1,5
15%
1
0,25
0,25
1/3
1
10%
3 + 1/3
3
30
Thêm trạng ngữ cho câu
Tác dụng của trạng ngữ trong 
Chỉ ra trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành:
- Thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩa và công dụng gì? Đặt một câu có thêm thành phần trạng ngữ.
-Em hãy viết một đoạn văn ( 6 đến 7 câu chủ đề tự chọn) có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt.câu có thêm trạng ngữ
Số câu 
Sđ 
Tỉ lệ %
1
0,25
0,25
1 
1,5
15
1 + 1/3
2,5
25
3 + 1/3
4,25
4,25
Số câu
Sđ
Tỉ lệ %
3
0,75
0,75
1
1,5
15
3
0,75
0,75
1
1,5
15
2
5,5
55
10
10
100
* ĐỀ BÀI
PhầnI: Trắc nghiệm : (3 điểm )
 * Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án đúng:
 Chim sâu hỏi chiếc lá :
Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. 
Câu 1 (0,25 điểm) : Trong đoạn văn có mấy câu rút gọn?
 A- Một C - Ba
 B- Hai D - Bốn
Câu 2(0,25 điểm) : Đoạn văn có mấy câu đặc biệt ?
Một câu. C- Bốn câu.
Hai câu. D- Không có câu đặc biệt
Câu 3 (0,25 điểm) : Câu “ Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” đã lược bỏ thành phần nào của câu?
Thành phần chủ ngữ. 
Thành phần vị ngữ.
Cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Câu 4 (0,25 điểm): Câu đặc biệt trong đoạn văn dùng để làm gì?
Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
Bộc lộ cảm xúc.
Gọi đáp.
Câu 5 (0,25 điểm): Câu rút gọn trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Cầu 6 (0,25 điểm): Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể được tách thành câu riêng để đạt được những mục đích tu từ nhất định?
	 A. Đầu câu B. Giữa chủ ngữ và vị ngữ C. Cuối câu
Câu 7.(1,5 điểm): Gạch chân các câu đặc bịêt trong đoạn văn sau và cho biết nội dung thông báo 
 của câu?
 “Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh”.
PhầnII: Tự luận: ( 7 điểm )
Câu 1 (2,5 điểm): Thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩa và công dụng gì? Đặt một câu có thêm thành phần trạng ngữ.
Câu 2( 1,5 điểm): Chỉ ra trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của câu do trạng ngữ tạo thành:
 Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
Câu 3 (3 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ( 6 đến 7 câu chủ đề tự chọn) có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, câu có thêm trạng ngữ. Yêu cầu gạch chân các loại câu đó và ghi rõ là câu gì.
 3. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
 PhầnI: Trắc nghiệm : (3 đ’)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
 1
 B
0,25
4
D
0,25
 2
 A
0,25
5
A
0,25
 3
 A
0,25
6
C
0,25
 Câu 7: ( 1,5 điểm)
 - Không nên bỏ trạng ngữ : Câu b( 0,5 điểm)
 - Vì lược bỏ trạng ngữ thì nội dung thông báo trong câu sẽ thiếu chính xác.
( 1 điểm)
 PhầnII: Tự luận : (7 đ’)
 Câu 1(2,5điểm) : Thêm trạng ngữ cho câu:
 - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
( 0,5 điểm)
 - Trạng ngữ có những công dụng sau:
 + Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm nội dung cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; (0,5điểm)
 + Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. (0,5điểm)
 - Đặt câu: HS tự chọn câu của mình, đặt câu có thêm trạng ngữ, xác định trạng ngữ trong câu. ( 1điểm )
 Câu 2(1,5 điểm) : 
 - Trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng là: Năm 72. ( 0,5 điểm)
 - Việc tách trạng ngữ chỉ thời gian ( Năm72.) thành câu riêng có tác dụng nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật nói đến trong câu đứng trước. ( 1điểm )
 Câu 3 (3điểm) : - HS viết được đoạn văn có chủ đề (1 điểm)
 - Trong đó có các loại câu : câu rút gọn, câu đặc biệt, câu có thêm trạng ngữ. 
 (1 điểm)
 - Gạch chân các câu đó, ghi rõ là câu gì. (1 điểm) 
 4. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
+ Thời gian toàn bài:.......................................................................................................
 ...........................................................................................................................................
+ Thời gian từng phần:....................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Nội dung kién thức:......................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Phương pháp................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKtra_1_tiet_ngu_van_7_tiet_90.doc