Đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử lớp 12 - Mã đề 151

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử lớp 12 - Mã đề 151", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử lớp 12 - Mã đề 151
KIỂM TRA 1 TIẾT- KHỐI 12
Môn: Lịch Sử
Họ và tên:...............................................................lớp...............Số báo danh:................
Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất, tô đen đáp án chọn với câu hỏi tương ứng
 	01. ; / = ~	10. ; / = ~	19. ; / = ~	28. ; / = ~
	02. ; / = ~	11. ; / = ~	20. ; / = ~	29. ; / = ~
	03. ; / = ~	12. ; / = ~	21. ; / = ~	30. ; / = ~
	04. ; / = ~	13. ; / = ~	22. ; / = ~	31. ; / = ~
	05. ; / = ~	14. ; / = ~	23. ; / = ~	32. ; / = ~
	06. ; / = ~	15. ; / = ~	24. ; / = ~	33. ; / = ~
	07. ; / = ~	16. ; / = ~	25. ; / = ~
	08. ; / = ~	17. ; / = ~	26. ; / = ~
	09. ; / = ~	18. ; / = ~	27. ; / = ~
Mã đề: 151
 Câu 1. Vấn đề đối nội mà Liên Bang Nga phải đối mặt trong những năm 1990-2000 là:
	A.Sự tranh chấp giữ các đảng phái chính trị.
	B.Sự tranh chấp giữ các đảng phái chính trị, xung đột sắc tộc và chủ nghĩa li khai
	C.Sự tranh chấp giữ các đảng phái chính trị và chủ nghĩa li khai ở Trecxia.
	D.Nợ công và nạn thất nghiệp.
 Câu 2. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Nga dưới thời nắm quyền của Tổng thống V. Putin?
	A.Kinh tế dần phục hồi, vị thế quốc tế dần được nâng cao
	B.Chính trị, xã hội ổn định
	C.Phải đối đầu với chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa khủng bố
	D.Có điều kiện thuận lợi để vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp số một thế giới.
 Câu 3. Mốc đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN là:
	A.Việc ký Hiệp ước than thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali, năm 1976).
	B.Việc mở rộng kết nạp thêm thành viên.
	C.Việc chấm dứt cuộc nội chiến tại Campuchia.
	D.Việc các nước ASEAN Ký Hiến chương ASEAN (2007) nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
 Câu 4. Trong những năm 1992-1993, chính sách đối ngoại của LB Nga là:
	A. Ngả về các nước phương Tây
	B.Hợp tác chặt chẽ với các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)
	C.Quan hệ chặt chẽ với các nước phương Đông
	D.Cân bằng chính sách Á- Âu
 Câu 5. Sự kiện nào đã làm đảo lộn "Chiến lược toàn cầu" của Mỹ?
	A.Thất bại của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975).
	B.Chiến tranh Triều Tiên.
	C.Can thiệp vũ trang vào khu vực Trung Đông.
	D.Sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội.
 Câu 6. Liên Hợp quốc hoạt động không dựa trên nguyên tắc nào sau đây:
	A.Hợp tác phát triển có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
	B.Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị củatất cả các nước.
	C.Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
	D.Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
 Câu 7. Năm 1960, được lịch sử ghi nhận là "năm châu Phi" là do:
	A.17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
	B.Các nước châu Phi đã giành được giải phóng hoàn toàn.
	C.Chế độ phân biệt chủng tộc bị lật đổ.
	D.Sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
 Câu 8. Đông Timo trở thành quốc gia độc lập vào năm?
	A.1999	B.2000	C.2001 D.2002
 Câu 9. Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào?
	A.Tháng 2/1945 	B.Ngày 12/3/1947 	C.Tháng 7/1947 	D.Ngày 4/4/1949
 Câu 10. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là: 
	A.Hội đồng Bảo an.	B.Ban Thư ký.	C.Đại Hội đồng. D.Tòa án quốc tế.
 Câu 11. Đâu không phải là lí do để các nước Đông Nam Á thành lập ra tổ chức ASEAN?
	A.Muốn thành lập một liên minh quân sự để chống lại ảnh hưởng của các nước lớn.
	B.Muốn hợp tác để phát triển.
	C.Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
	D.Sự xuất hiện và hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết khu vực đã cổ vũ các Đông Nam Á.
 Câu 12. Quan hệ giữa hai nhóm nước sang lập ASEAN và nhóm các nước Đông Dương trở nên căng thẳng từ cuối những năm 70 đến giữa thập kỷ 80 là do:
	A."vấn đề Campuchia"
	B.Sự thiếu thống nhất trong quan điểm giải quyết các tranh chấp.
	C."vấn đề Biển Đông".
	D.Sự thiếu thống nhất trong vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh chung.
 Câu 13. Sản lượng công nghiệp của Mỹ chiếm hơn 50% tổng sản lượng công nghiệp thế giới vào khoảng thời gian nào?
	A.Nửa sau những năm 40 của thế kỷ XX.	B.Nửa sau những năm 50 của thế kỷ XX.
	C.Nửa sau những năm 60 của thế kỷ XX	D.Nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX.
 Câu 14. Đâu là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ianta?
	A.Thành lập tổ chức Liên hợp quôc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
	B.Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
	C.Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
	D.Khắc phục hậu quả chiến tranh
 Câu 15. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, Nhật Bản là:
	A.Siêu cường tài chính	B.siêu cường công nghiệp
	C.Cường quốc hàng đầu xuất khẩu phần mềm máy tính	D.Đứng đầu thế giới về dự trữ vàng
 Câu 16. Sự ra đời của các tổ chức nào đánh dấu xác lập cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ hai?
	A. NATO và Hiệp ước Vacxava	B.NATO và SEV	C.Liên Hợp Quốc và NATO	D. EU và Hiệp ướcVacxava
 Câu 17. Sau chiến tranh thế giới thứ hai. Một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng là:
	A.Thế giới chia thành 2 phe - Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
	B.Chạy đua vũ trang quyết liệt giữa các nước.
	C.Phân chia phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu.
	D.Chi phối của cuộc chiến tranh lạnh.
 Câu 18. Mục tiêu hàng đầu của "chiến lược toàn cầu" là:
	A.Chống Chủ nghĩa xã hội	B.Khống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mĩ
	C.Đàn áp phong trào cách mạng thế giới	D.Mĩ trở thành bá chủ thế giới
 Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động tổ chức ASEAN?
	A.Thành lập tổ chức ASEAN (1967)
	B.Ký kết Hiệp ước Bali (1976)
	C.Từ năm 1991 trở quan hệ với các nước Đông Dương chuyển sang đối thoại, hợp tác.
	D.Năm 1999, Campuchia gia nhập ASEAN
 Câu 20. Thách thức lớn nhất trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỷ XXI là:
	A.Chủ nghĩa khủng bố	B.Vấn đề di dân	C.Biến đổi khí hậu	D.Xu thế toàn cầu hóa
 Câu 21. Chuyển biến quan trọng nhất về chính trị của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là:
	A.Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc.
	B.Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
	C.Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
	D.Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
 Câu 22. Theo Hiệp định đình chiến Bàn Môn Điếm hai miền Nam - Bắc Triều tiên lấy vĩ tuyến bao nhiêu làm gianh giới phân chia tạm thời?
	A.16	B.17	C.18	D.38
 Câu 23. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên Xô là:
	A.Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
	B.Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
	C.Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, chống lại phong trào giải phóng dân tộc.`
	D.Thực hiện chính sách hòa bình trung lập, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.
 Câu 24. Các nước Đông Bắc Á bao gồm:
	A.CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản
	B.CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản
	C.CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản
	D.CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản.
 Câu 25. Bài học có thể rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:
	A.Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị
	B.Không tiến hành cải cách khi chưa cần thiết
	C.Dân chủ hóa trong lao động sản xuất
	D.Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
 Câu 26. Nước nào được coi là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh?
	A.Cuba	B.Mê - hy - cô.	C.Vê-nê-xu-ê-la. D.Pê - ru.
 Câu 27. Thành tựu nào của Liên Xô đã mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
	A.Phóng thành công tàu vũ trụ "Phương Đông 1".	B.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
	C.Đưa người lên Mặt trăng.	D.Xây dựng trạm vũ trụ ngoài không gian.
 Câu 28. Những nước Đông Nam Á nào đã giành được độc lập ngay trong năm 1945?
	A.Inđônêxia, Việt Nam, Lào.	B.Việt Nam, Lào.	C.Inđônêxia, Việt Nam.	D.Việt Nam, Lào, Campuchia.
 Câu 29. Ngay sau khi giành được độc lập. Năm nước sáng lập ASEAN đã
	A.Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (Chiến lược kinh tế hướng nội).
	B.Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (Chiến lược kinh tế hướng ngoại).
	C.Tiến hành đồng thời hai chiến lược kinh tế.
	D.Tập trung phát triển nền kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại.
 Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?
	A.11/1993,Hiến pháp mới của Nam Phi được thông qua.
	B.4/1994, Nenxơn Manđêna được bầu là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi
	C.3/1990, Namibia tuyên bố giành độc lập
	D.Sau năm 1975, nhân dân Châu Phi đánh đổ hòa toàn nền thống trị của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
 Câu 31. Nhân tố nào chi phối quan hệ quốc tế phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX?
	A. Chiến tranh lạnh	 B.Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
	C.Chính sách đối ngoại của các nước lớn	D.Xu thế toàn cầu hóa
 Câu 32. Mục tiêu hàng đầu của Mĩ trong "chiến lược toàn cầu" là:
	A.Chống chủ nghĩa xã hôi.
	B.Chống phong trào giải phóng dân tộc.
	C.Chống lại phong trào công nhân và phong trào vì hòa bình tiến bộ thế giới.
	D.Khống chế, chi phối các nước đồng minh của Mĩ.
 Câu 33. Bài học có thể rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay từ sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là:
	A.Thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị.
	B.Không tiến hành cải cách khi chưa cần thiết.
	C.Dân chủ hóa trong lao động sản xuất.
	D.Tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Tài liệu đính kèm:

  • docKIEM_TRA_1_TIET.doc