KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : 1. Kiến thức : Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh về lịch sử thế giới: - Cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1858 đến 1884 - Thái độ của triều đình và nhân dân khi Pháp nổ súng xâm lược và mở rộng chiến tranh ra cả Bắc Kỳ - Những tấm gương anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp - Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX.(Phong trào Cần Vương). - Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX. 2. Kĩ năng : Biết vận dụng các kĩ năng ghi nhớ sự kiện, giải thích, phân tích, nhận định, đánh giá lịch sử. 3. Tư tưởng : - Giáo dục tính tự giác, làm việc nghiêm túc trong kiểm tra. - Giáo dục ý thức vượt khó vươn lên góp phần công sức xây dựng quê hương đất nước. II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận và trắc nghiệm III/ THIẾT LẬP MA TRẬN Tên chủ đề NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG Cấp độ thấp Cấp độ cao TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL TN KQ TL Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến 1884 Bình Tây Đại nguyên soái”là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp Trình bày nội dung Hiệp ước Hác- măng Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % Số câu:3 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ:30 % Số câu:1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ:5 % Số câu:5 Số điểm: 5,5 55% Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX? Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm: 0,5 5% Số câu:1 Số điểm:2 20 % Số câu:2 Số điểm: 2,5 25% Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Số câu: Số điểm: Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20 % Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lệ:20 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu:4 Số điểm:5 50% Số câu:3 Số điểm:3 30% Số câu:1 Số điểm:2 20% Số câu:8 Số điểm: 10 100% IV/BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: PHÂN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn phương án đúng nhất: Câu 1: “Bình Tây Đại nguyên Soái”là danh hiệu nhân dân phong cho thủ lĩnh: (0,5 đ) A. Trương Định B. Nguyến Hữu Huân C. Nguyễn Trung Trực D. Võ Duy Dương Câu 2: Người nói câu nổi tiếng: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là: (0,5 đ) A. Trương Định B. Nguyễn Hữu Huân. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Đình Chiểu Câu 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là: (0,5 đ) A. Khởi nghĩa Ba Đình B. Khởi nghĩa Bãi Sậy C. Khởi nghĩa Hương Khê D. Khởi nghĩa Yên Thế Câu 4: Sự kiện đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước thực dân Pháp là:(0,5 đ) A. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai B. Quân Pháp tấn công Thuận An C. Hiệp ước Hác măng D. Hiệp ước Pa tơ nốt Câu 5: Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp: (1 đ) Thời gian Nội dung sự kiện 1. 1 - 9 - 1858 A. Pháp tấn công Gia Định 2. 17 - 2 - 1859 B. Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây 3. 10 – 12 - 1861 C. Pháp tấn công Đà Nẵng 4. 24 - 6 - 1867 D. Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ Đông 1. à 2. à 3. à 4. à PHẦN TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? (2 đ) Câu 2: Trình bày nội dung Hiệp ước Hác- măng.(3 đ) Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp (phong trào Cần vương) cuối thế kỉ XIX? (2 đ) V/ ĐÁP ÁN *PHÂN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: 1c, 2a, 3d, 4b *PHẦN TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1: (2 đ) - Những cải cách này mang tính lẻ tẻ, rời rạc. (0,5 đ) - Chưa giải quyết được 2 mâu thuẫn trong xã hội. (0,5 đ) - Điều quan trọng nhất là tư tưởng phong kiến (bảo thủ, cầu an) đã ăn sâu vào nhận thức của vua, quan lại, nhân dân. Nên những đề nghị cải cách thiếu sự ủng hộ, không được chấp nhận.(1 đ) Câu 2:(3 đ) - Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì - Triều đình cai quản Trung Kì, nhưng mọi việc do Khâm sứ Pháp quyết định - Trị an, nội vụ, ngoại thương do Pháp nắm. Câu 3: (2 đ) - Đều thất bại. - Thiếu một lực lượng lãnh đạo có đầy đủ năng lực. - Khủng hoảng đường lối. - Các phong trào thiếu sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tài liệu đính kèm: