Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Diêu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Diêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Lịch sử lớp 12 - Trường THPT Nguyễn Diêu
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DIÊU
Chọn câu trả lời đúng nhất.
C©u 1 : 
Lãnh thổ Ấn Độ trước năm 1947 bao gồm những nước nào hiện nay?
A.
Ấn Độ, Bănglađét, Pakixtan.
B.
Ấn Độ, Bănglađét.
C.
Ấn Độ, Bănglađét, Ápganixtan.
D.
Ấn Độ, Pakixtan.
C©u 2 : 
Hình thức đấu tranh phổ biến của cách mạng châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A.
Đấu tranh chính trị.
B.
Kết hợp giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự.
C.
Đấu tranh quân sự.
D.
Đấu tranh chính trị nửa công khai nửa bí mật.
C©u 3 : 
Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mỹ đã rất thành công khi tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp là:
A.
Xuất hiện các trang trại lớn, chuyên canh.
B.
Nổng sản được xuất khẩu sang thị trường châu Âu với số lượng lớn.
C.
Sản lượng nông nghiệp Mỹ có năm bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản.
D.
Nông nghiệp đã cung cấp một khối lượng lớn nguyên liệu cho nền công nghiệp nhẹ trong nước.
C©u 4 : 
Chiêu bài mà Mỹ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” là gì?
A.
Tự do tín ngưỡng.
B.
Ủng hộ độc lập dân tộc.
C.
Thúc đẩy dân chủ.
D.
Chống chủ nghĩa khủng bố.
C©u 5 : 
Với sự phát triển của ngành khoa học vũ trụ đã có tác động như thế nào đối với thế giới?
A.
Sự ra đời của một loại hình du lịch mới.
B.
Nguy cơ rác thải vũ trụ tăng lên.
C.
Con người có khả năng khám phá ra những hành tinh mới.
D.
Tất cả các ý trên.
C©u 6 : 
Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
A.
bước vào giai đoạn kết thúc.
B.
đang diễn ra vô cùng ác liệt.
C.
đã hoàn toàn kết thúc. 
D.
bùng nổ và ngày càng lan rộng.
C©u 7 : 
Mục tiêu nào mà hội nghị cấp cao ASEAN ở Bali (Inđônêxia) năm 1976 không nêu ra ?
A.
xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực.
B.
tiến tới thành lập một khu vực sử dụng chung một đồng tiền thống nhất.
C.
tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
D.
thiết lập một khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á.
C©u 8 : 
Mục đích của “phương án Maobáttơn” nhằm:
A.
Xoa dịu phong trào đấu tranh của người Ấn, gieo rắc sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo ở Ấn Độ.
B.
Trao trả độc lập thực sự cho Ấn Độ trên tinh thần độc lập tự chủ.
C.
Đoàn kết các dân tộc, tôn giáo để xây dựng Ấn Độ thành một quốc gia phát triển, thống nhất.
D.
Cả A, B và C.
C©u 9 : 
Chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mỹ là do ai đề xướng?
A.
Tổng thống R. Rigân.
B.
Tổng thống G. Bush.
C.
Tổng thống B. Clintơn.
D.
Tổng thống Pho.
C©u 10 : 
Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A.
Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B.
Có nước đã nhanh chóng trở thành NICs.
C.
Các nước Đông Nam Á ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á, EU.
D.
Sự ra đời của khối ASEAN.
C©u 11 : 
Sự kiện nào được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính Ai Cập nhằm lật đổ vương triều Pharúc – chỗ dựa của chính quyền thực dân Anh.
B.
Cách mạng Libi bùng nổ và thắng lợi.
C.
Thắng lợi của phong trào cách mạng ở Tuynidi.
D.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri giành được thắng lợi.
C©u 12 : 
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới từ khi nào?
A.
Năm 1945.
B.
Năm 1950.
C.
Năm 1947.
D.
Năm 1949.
C©u 13 : 
Cuộc chiến tranh nào KHÔNG nằm trong các cuộc chiến tranh cục bộ thời kỳ đối đầu Đông-Tây:
A.
Cuộc chiến tranh chống TD Pháp ở Đông Dương (1945-1954) và Mỹ ở Việt Nam (1954-1975).
B.
Cuộc chiến tranh Vùng Vịnh Pécxích năm 1991.
C.
Cuộc khủng hoảng Caribê (1962).
D.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
C©u 14 : 
Yếu tố nào KHÔNG phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
B.
Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mỹ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
C.
Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
D.
Mỹ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
C©u 15 : 
Dấu hiệu nào chứng tỏ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là một trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới?
A.
Sản lượng công nghiệp Mỹ nửa sau những năm 40 chiếm gần 40% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
B.
Kinh tế Mỹ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
C.
Kinh tế Mỹ chiếm gần 50% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D.
Sản lượng công nghiệp Mỹ nửa sau những năm 40 chiếm hơn 60% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
C©u 16 : 
Hệ thống XHCN ở thế kỷ XX là:
A.
Một lực lượng hung hậu về kinh tế-quân sự, chính trị trong thập niên 60.
B.
Một lực lượng hung hậu về kinh tế-quân sự, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học-kỹ thuật.
C.
Một lực lượng kinh tế-chính trị ung hậu trong thập niên 70, có ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị quốc tế.
D.
Một hệ thống XHCN trong nhiều thập niên đã trở thành một lực lượng hung hậu về chính trị - quân sự, kinh tế.
C©u 17 : 
Cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc là
A.
Hội đồng Bảo an.
B.
Đại hội đồng Liên hợp quốc.
C.
Hội đồng kinh tế và xã hội.
D.
Ban thư ký Liên hợp quốc.
C©u 18 : 
Ngày 11/9/2001 diến ra sự kiện gì trong lịch sử nước Mỹ?
A.
Tổng thống đương nhiệm của Mỹ bị ám sát.
B.
Quốc hội Mỹ thong qua Nghị quyết xây dựng hệ thống lá chắn tên lửa NMD bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tấn công từ xa.
C.
Tòa tháp đôi ở Niu Oóc bị sụp đổ do bị các phần tử khủng bố tổ chức tấn công bằng máy bay.
D.
Ngày mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ lớn nhất trong lịch sử.
C©u 19 : 
Nước Cộng hoà Ấn Độ chính thức thành lập vào:
A.
Ngày 3/6/1947
B.
Ngày 26/1/1950
C.
Ngày 15/8/1947
D.
Năm 1971
C©u 20 : 
Một trong những yếu tố thúc đẩy Xô – Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là:
A.
Chạy đua vũ trang đẩy nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh hạt nhân.
B.
Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước giành được thắng lợi lớn, âm mưu của Mỹ trong chiến lược toàn cầu đã thất bại.
C.
Cả Mỹ và Liên Xô đã bị suy giảm vị trí kinh tế trên thế giới.
D.
Chủ nghĩa xã hội đã từng bước sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
C©u 21 : 
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của :
A.
Pháp
B.
Anh, Pháp, Hà Lan và Mỹ
C.
Anh và Pháp
D.
Nhật
C©u 22 : 
Năm nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (8/1967) là:
A.
Philippin, Inđônêxia, Lào, Thailan, Mianma
B.
Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Tháilan.
C.
Philippin, Thailan, Singapo, Mianma, Malaixia.
D.
Việt Nam, Philippin, Lào, Campuchia, Malaixia.
C©u 23 : 
Nguồn năng lượng nào được coi là “năng lượng sạch”, “chất đốt cao thượng”?
A.
Năng lượng nhiệt hạch.
B.
Năng lượng thủy triều.
C.
Năng lượng nguyên tử.
D.
Năng lượng mặt trời.
C©u 24 : 
Những nước nào dưới đây là nước công nghiệp mới ở khu vực Mỹ latinh?
A.
Braxin, Áchentina.
B.
Chi-lê, Braxin.
C.
Mêhicô, Cuba.
D.
Nicaragoa, Áchentina.
C©u 25 : 
Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã khi nào?
A.
Cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha của nhân dân Ănggôla, Môdămbích thắng lợi.
B.
Nước Cộng hòa Dimbabuê tuyên bố thành lập.
C.
Namibia tuyên bố độc lập.
D.
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Angiêri giành được thắng lợi.
C©u 26 : 
Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam?
A.
Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.
B.
Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
C.
Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.
D.
Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.
C©u 27 : 
Nguồn gốc của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII-XIX và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là do:
A.
Những đòi hỏi của cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
B.
Những đòi hỏi của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
C.
Chạy đua vũ trang giữa các cường quốc lớn trên thế giới.
D.
Cả A và B đúng.
C©u 28 : 
Sự khác nhau cơ bản giữa hai giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật là gì?
A.
Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kỹ thuật.
B.
Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.
C.
Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kỹ thuật phát triển.
D.
Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.
C©u 29 : 
Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là 
A.
trừng trị các hoạt động gây chiến tranh.
B.
duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C.
ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường.
D.
thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
C©u 30 : 
Tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh dựa trên cơ sở nào?
A.
Tình hình thế giới thuận lợi, các nước đồng mình Anh, Pháp ủng hộ Mỹ thiết lập trật tự đơn cực.
B.
Liên Xô sụp đổ, Mỹ không còn đối thủ cạnh tranh cân sức trên lĩnh vực vũ khí hạt nhân.
C.
Thực lực của Mỹ trong lĩnh vực kinh tế, quân sự, khoa học – kỹ thuật.
D.
Hầu hết các nước trong thế giới thứ ba đều ủng hộ Mỹ, mong muốn dựa vào Mỹ để phát triển kinh tế trong nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_trac_nghiem_45_phutLSTG_lop_12.doc