Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2011-2012

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì II Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2011-2012
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TIẾT 97
Ngày soạn: 22.02.2012 	Ngày duyệt:
I. Mục đích của đề kiểm tra
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng về phần Văn học. Cụ thể: Các kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 6 từ đầu học kì II đến bài “Đêm nay Bác không ngủ”. Sáu văn bản. 
II. Hình thức kiểm tra:
- Hình thức đề kiểm tra: Đề trắc nghiệm và tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài ở lớp (45 phút)
 III. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ 
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
CĐ1:
Tác giả: Xđ đúng tên t/giả
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0.5
5%
CĐ2:
Tóm tắt tác phẩm 
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
3.0
30%
CĐ3: Giá trị ND và NT 
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
4
2.0
20%
CĐ4: So sánh văn học
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0.5
5%
CĐ5: Cảm nhận về nhân vật 
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
4.0
40%
TỔNG CỘNG 
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ:
1
0.5
5%
5
2.5
25%
1
3.0
30%
1
4.0
40%
V. Biên soạn câu hỏi theo ma trận 
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng. 
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm (từ câu 1 đến câu 5). 
Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn nói với Dế Choắt là gì?
a. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
b. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
c. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng nếu không sớm muộn cũng mạng vạ vào mình.
d. Ở đời phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. 
Câu 2: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là gì?
a. Tả cảnh sông nước miền Trung. 
b. Tả cảnh quan vùng cực Nam của Tổ quốc.
c. Tả cảnh sông nước. 
d. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học của truyện “Bức tranh của em gái tôi ?
a. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác.
b. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. 
c. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ cá nhân.
d. Trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu văn Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù ?
a. Dân tộc ấy sẽ không bị đồng hoá, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình. b. Tiếng nói ấy sẽ giúp dân tộc không đánh mất bản sắc của mình.
c. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ. 
d. Gồm cả ba ý trên.
Câu 5: Ý nghĩa của 3 câu kết bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là?
 A. Đêm nay chỉ là một trong rất nhiều đêm không ngủ của Bác.
 B. Cả cuộc đời Bác dành trọn vẹn cho dân, cho nước.
 C. Đó chính là lẽ sống " Nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác.
 D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6: Nối đúng tên tác phẩm với tên tác giả:
a. Dế Mèn phiêu lưu kí.	a. Đoàn Giỏi 
b. Sông nước Cà Mau.	b. Võ Quảng 
c. Vượt thác.	c. Tạ Duy Anh 
d. Bức tranh của em gái tôi.	d. Minh Huệ 
e. Đêm nay Bác không ngủ.	e. Tô Hoài 
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu tóm tắt truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi .
Câu 2: (4 điểm) Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6, tập 2).
VI. Đáp án và thang điểm
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (Câu 1->câu 6 ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Cụ thể:
Câu 1: c Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: d Câu 5: d
Câu 6: Nối đúng tên tác giả với tên tác phẩm. (0.5 điểm)
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu tóm tắt truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi .
* Yêu cầu: Đảm bảo là một đoạn văn từ 6 đến 8 câu. Trình bày rõ ràng, diễn đạt lưu loát, kể tóm tắt. Không sai những lỗi chính tả và ngữ pháp thông thường.
- Nội dung đảm bảo đủ các ý chính, đúng trình tự. 
Câu 2: (4 điểm) Hãy nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6, tập 2).
Yêu cầu: HS trình bày được cảm nhận của mình về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
 Cần đảm bảo các nội dung sau:
- Giới thiệu chung về nhân vật Dế Mèn: Có vẻ đẹp trẻ trung khỏe mạnh của tuổi thanh niên nhưng tính tình còn kiêu căng, xốc nổi .
- Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn: Có điểm đáng yêu song cũng còn có điểm đáng chê trách: Thích sống tự lập, yêu lao động, ăn uống làm việc điều độ, biết ăn năn hối lỗi (d/c). Kiêu căng, tự phụ, hung hăng, hống hách, xốc nổi (d/c). 
- Đánh giá: Mèn là h/a tượng trưng cho lứa tuổi thanh niên giàu sức trẻ, giàu nhiệt huyết luôn muốn khẳng định mình nhưng chưa hoàn thiện về nhân cách. 
VII. Đánh giá ma trận
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_1_tiet_hk2.doc