SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP: 11, NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Địa Lý I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ KIỂM TRA Kiểm tra nhằm đánh giá năng lực đầu ra của HS về - Nhật Bản. - Trung Quốc. 1. Kiến thức - Đánh giá khả năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản của HS về vị trí địa lí, lãnh thổ, đặc điểm chung của tự nhiên, dân cư , kinh tế của Nhật Bản, Trung Quốc. 2. Kỹ năng - Đánh giá kĩ năng tính toán xử lí số liệu, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. - Đánh giá kĩ năng đọc bản đồ, nhận xét các bảng số liệu. - Vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tự giác trong khi làm bài kiểm tra. 4. Năng lực - Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh. II. HÌNH THỨC CỦA ĐỀ KIỂM TRA -Hình thức: 40% tự luận và 60% trắc nghiệm -Thời gian làm bài: 45 phút III. KHUNG NĂNG LỰC Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Năng lực Cấp độ thấp Cấp độ cao BÀI 9: NHẬT BẢN - Nhớ được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Nhớ được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và Nhớ được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Nhớ được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt. - Ghi nhớ một số địa danh. - Hiểu được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. - Giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt. - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy logic BÀI 10: TRUNG QUỐC - Nhớ được các đặc điểm dân cư của Trung Quốc. - Trình bày đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. - Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt. -Năng lực tự học KĨ NĂNG -Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường Nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ -Năng lực giải quyết vấn đề IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ Cấp độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Nhật Bản - Nhớ được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản. - Nhớ được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và Nhớ được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Nhớ được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt. - Ghi nhớ một số địa danh. - Hiểu được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. - Giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt. - Số câu: 9 Số điểm: 4,5 đ Tỉ lệ: 45 % 4 câu 2 điểm 20 % 5 câu 2,5 điểm 25 % 9 câu 4,5 điểm 45 % Chủ đề 2: Trung Quốc -Nhớ được các đặc điểm dân cư của Trung Quốc. - Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt. - Trình bày đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Số câu: 4 Số điểm: 2,5 đ Tỉ lệ: 25 % 2 câu 1 điểm 10 % 1 câu 0,5 điểm 5 % 1 câu 1 điểm 10 % 4 câu 2,5 điểm 25 % Chủ đề 4 KĨ NĂNG vẽ và nhận xét biểu đồ Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường. Nhận xét và giải thích Số câu: 1 Số điểm: 3 đ Tỉ lệ: 30 % 0,5 câu 2.0 đ 20% 0,5 câu 1.0 đ 10% 1 câu 3 điểm 30 % Tổng câu: 14 Tổng điểm: 10 đ Tỉ lệ : 100 % Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 7 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 0,5 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 0,5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 14 Số điểm: 10= 100% V. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦA ĐỀ KIỂM TRA 1. Mô tả đề kiểm tra A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 6.0 đ Câu 1. Bốn đảo chính của Nhật Bản theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là: Mức độ nhận biết: 0,5đ Câu 2. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn với nhiều loài cá là do: Mức độ nhận biết: 0,5đ Câu 3. Quy mô dân số Trung Quốc đứng thứ...........thế giới: Mức độ nhận biết: 0,5đ Câu 4. Thủ đô của Nhật Bản là: Mức độ nhận biết: 0,5đ Câu 5. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm: Mức độ nhận biết: 0,5đ Câu 6. Ý nào sau đây là sai về kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản: Mức độ nhận biết: 0,5đ Câu 7. Núi Phú Sĩ - ngọn núi lửa nổi tiếng ở Nhật Bản nằm trên đảo : Mức độ hiểu: 0,5đ Câu 8. Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp: Mức độ hiểu : 0,5đ Câu 9. Cơ cấu kinh tế hai tầng của Nhật Bản là: Mức độ hiểu: 0,5đ Câu 10. Nhật Bản có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế năm 1973- 1974 và 1979- 1980 là do: Mức độ hiểu: 0,5đ Câu 11. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất ở Nhật Bản là: Mức độ hiểu: 0,5đ Câu 12. Ý nào sau đây là không đúng về ảnh hưởng tiêu cực của cơ cấu dân số già ở Nhật Bản đến phát triển kinh tế- xã hội: Mức độ hiểu: 0,5đ B. PHẦN TỰ LUẬN (4.0 điểm) CÂU 1: (1 điểm) Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miền Đông? Mức độ hiểu. CÂU 2: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NHẬT BẢN ( ĐƠN VỊ : %) NĂM 1950 1970 1997 2005 Số dân (triệu người) 83,0 104,0 126,0 127,7 Tốc độ tăng GDP (%) 18,8 7,8 1,9 2,5 a. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện dân số và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản từ năm 1950- 2005: Mức độ vận dụng thấp: 2đ b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi tốc độ tăng GDP của Nhật Bản từ năm 1950- 2005: Mức độ vận dụng cao: 1đ 2. Đề kiểm tra (file kèm theo) VI. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM CỦA ĐỀ KIỂM TRA (file kèm theo) VII. XEM XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: