PHÒNG GD & ĐT TƯ NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN LA HÀ MÔN: LỊCH SỬ 6 HỌ TÊN : ----------------------- THỜI GIAN: 45 PHÚT LỚP : 6--- NĂM HỌC: 2016 – 2017 / HỌC KÌ II Điểm Lời phê của thầy cô giáo A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm) Câu 1: Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành: A/ Hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. B/ Ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. C/ Bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Tượng Lâm. D/ Một quận là Châu Giao. Câu 2: Nhà Hán cho người Hán ở lẫn với dân ta, bắt dân ta theo phong tục tập quán của họ nhằm: A/ Âm mưu đồng hóa dân tộc ta. B/ Âm mưu bóc lột được nhiều của cải. C/ Tìm ra người có tài giúp Trung Quốc. D/ Âm mưu tìm ra các sản vật quý như ngà voi, sừng tê, Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào năm: A/ Mùa xuân năm 43. B/ Mùa xuân năm 42. C/ Mùa xuân năm 41. D/ Mùa xuân năm 40. Câu 4: Hai bà Trưng hi sinh tại: A/ Cấm Khê. B/ Mê Linh. C/ Cổ Loa. D/ Chu Diên. II. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng. (1 điểm) Cột A Cột B Trả lời 1. Năm 542 2. Mùa xuân 544 3. Tháng 5/545 4. Năm 550 a. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế. b. Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. c. Triệu Quang Phục đánh tan quân Lương. d. Nhà Lương lại đem quân xâm lược nước ta. e. Lý Phật Tử bị bắt đưa về Trung Quốc. 1. ghép với 2. ghép với 3. ghép với 4. ghép với III. Điền các cụm từ sau (quận Cửu Chân; đánh phá; Bà Triệu; Giao Châu) vào chỗ trống sao cho đúng. (1 điểm) Năm 248, cuộc khởi nghĩa (1) .bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), Bà đã lãnh đạo nghĩa quân (2) các thành ấp của nhà Ngô ở (3) ...., rồi từ đó đánh khắp (4) .. Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. Bà hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa). B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (4 điểm) Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí, kết quả, ý nghĩa? Câu 2: (2 điểm) Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Câu 3: (1 điểm) Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng? PHÒNG GD & ĐT CÁT TIÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TRƯỜNG THCS NAM NINH MÔN: LỊCH SỬ 6 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÁP ÁN ĐIỂM A/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 3 I. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng. (1 điểm) 1. B; 2. A; 3. D; 4 A 1 đúng/0,25đ II. Ghép thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng. (1 điểm) 1. b; 2a; 3 c; 4 d 1 đúng/0,25đ III. Điền các cụm từ sau (Bà Triệu; đánh phá) vào chỗ trống sao cho đúng. (1 điểm) (1) Bà Triệu; (2) đánh phá; (3) quận Cửu Chân; (4) Giao Châu 1 đúng/0,25đ B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 7 Câu 1: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Kết quả, ý nghĩa? - Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng: + Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục; ở Thanh Trì có Phạm Tu; ở Thái Bình có Tinh Thiều ). Chỉ chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. (1đ) + Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đưa quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.) (1đ) + Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), lập triều đình với hai ban văn, võ. (1đ) + Kết quả, ý nghĩa: Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập. (1đ) 4 Câu 2: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? - Triệu Quang Phục là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa được Lý Bí tin cậy. Sau thất bại ở Hồ Điển Triệt, Triệu Quang Phục được trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương. (1đ) - Ông cho lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên), lợi dụng địa thế vùng Dạ Trạch, tổ chức đánh du kích, tình thế giằng co kéo dài. Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Quân ta phản công, đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. (1đ) 2 Câu 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng? Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của tổ quốc. (1đ) 1 THIẾT LẬP MA TRẬN Bậc nhận thức Nội dung BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TN TL TN TL TN TL Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán I (1đ) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỷ I – giữa thế kỷ X) III (1đ) Khởi nghĩa Lý Bí nước Vạn Xuân (542-602) II (1đ) 1 (4đ) 2 (2đ) Đất nước ta trong các thế kỷ VII - IX 3 (1đ) Tỷ lệ 4 4 2 Tổng 3 1 4 2
Tài liệu đính kèm: