MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ 2 LỚP 12 MÔN ĐỊA LÝ Nội dung kiến thức từ bài 32 đến bài 38 địa lý các vùng kinh tế Câu hỏi trắc nghiệm 8 điểm gồm 32 câu, câu hỏi tự luận 2 điểm gồm 2 câu. CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Vấn đề khai thác thế mạnh ở TDMNBB Trình bày được các thế mạnh và hạn chế của ĐKTN, dân cư, cơ sở vật chất của vùng Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng, 1 số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục 3 câu TN_0,75 điểm 2 câu TN_ 0,5 điểm Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH Trình bày được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đưa ra được các định hướng chính của vùng 2 câu TN_0,5 điểm 3 câu TN _ 0,75 điểm Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở BTB Trình bày được cơ cấu công nghiệp của vùng và ý nghĩa xây dựng cơ sở hạ tầng Phân tích được sự cần thiết hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp 3 câu TN_0,75 điểm 3 câu TN_ 0,75 điểm Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải NTB Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển - Đánh giá được thuận lợi khó khăn về mặt TN để phát triển KT – XH - So sánh sự phát triển ngành thủy sản ở BTB và vùng Phân tích được tầm quan trọng của vấn đề công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với việc PTKT 3 câu TN_0,75 điểm 3 câu TN – 0,75 1 câu TL – 1,0 2 câu TN – 0,5 Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Trình bày được đặc điểm về TN, dân cư, cơ sở vật chất KT đối với sự phát triển KT Đánh giá được ý nghĩa đặc biệt của việc phát triển KT ở TN Phân tích được hiện trạng phát triển các thế mạnh của TN - Giải quyết các vấn đề về kinh tế của vùng - So sánh sự khác nhau về chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm giữa TDMNBB và vùng 2 câu TN_0,5 điểm 3 câu TN_0,75 điểm 2 câu TN_0,5 điểm 1 câu TN - 0,25 1 câu TL – 1,0 Tổng số 13 câu TN – 3,75 9 câu TN – 2,25 1 câu TL – 1,0 9 câu TN – 2,25 1 câu TN – 0,25 1 câu TL – 1,0 37,5% 32,5% 22,5% 12,5% Đề kiểm tra Phần trắc nghiệm Câu 1: Nét nổi bật về KT – XH của TDMNBB là: Là vùng có dân cư thưa nhất nước ta, mật độ trung bình dưới 100 người/km2 Cơ sở vật chất kỹ thuật đã có nhiều tiến bộ, nhất là ở trung du Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Á Câu 2: Thế mạnh chính về kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc là Khai thác thủy năng Trồng cây công nghiệp Chăn nuôi gia súc lớn Khai thác khoáng sản Câu 3: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc là do: Địa hình núi cao, cắt xẻ dữ dội Các dòng chảy có hướng đào lòng về phía thượng lưu Lớp phủ rừng bị tàn phá mạnh Mưa mùa tập trung với cường độ lớn. Câu 4: Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên ở TDMNBB, trước hết phải: Sử dụng tốt nguồn lao động tại chỗ Bố trí các cơ sở công nghiệp chế biến gần vùng nguyên liệu Đào tạo cán bộ KH – KT Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông và năng lượng Câu 5: TDMNBB có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do: Khí hậu nhiệt đới, ẩm, nền nhiệt độ cao và ổn định Đất feralit đỏ vàng và đất đỏ đá vôi màu mỡ Đất feralit nâu đỏ khá màu mỡ, khí hậu mát mẻ Khí hậu mát mẻ, đất đai thích hợp Câu 6: Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III Câu 7: Trong cơ cấu nông nghiệp theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, ngành giữ vị trì hàng đầu là ngành A. Chăn nuôi. B. Trồng cây lương thực C. Trồng cây công nghiệp. D. Nuôi trồng thủy sản Câu 8: phát triển kinh tế biển ở ĐBSH nên tập trung vào Giao thông vận tải, du lịch, khai thác – nuôi trồng thủy sản Khai thác dầu khí, giao thông vận tải Làm muối, du lịch và dịch vụ cảng biển Đánh bắt hải sản và du lịch Câu 9: Giải pháp có ý nghĩa lâu dài để giải quyết vấn đề dân số ở ĐBSH là Xuất khẩu lao động Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa Giảm tỷ lệ sinh Câu 10: Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH vì Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dịch vụ, nhưng hiện nay còn phát triển chậm hơn các vùng khác Đây là vùng trọng điểm số 2 về lương thực, thực phẩm của nước ta nhưng sản xuất lương thực ngày càng gặp khó khăn Cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng Để phát huy các thế mạnh và khắc phục những hạn chế, nhằm đưa nền kinh tế phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng Câu 11: ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu của vùng Bắc Trung Bộ là Vật liệu xây dụng Cơ khí – điện tử Chế biến lâm sản Năng lượng Câu 12: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được xây dựng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa lớn đối với việc mở cửa hội nhập của vùng: Hầm đèo Ngang và hầm đèo Hải Vân Các sân bay Vinh, Đồng Hới và Phú Bài Các cảng nước sâu Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây Dự án đường Hồ Chí Minh và các tuyển Đông – Tây Câu 13: tác động lớn nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ là Tạo sự phân công lao động theo lãnh thổ hoàn chỉnh hơn Tạo điều kiện để thu hút mạnh hơn đầu tư nước ngoài Thúc đẩy sự phát triển KT – XH của các vùng phía tây Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên bán đảo Đông Dương Câu 14: Vùng Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp vì: Có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Khai thác các thế mạnh sẵn có của vùng để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vừa tạo cơ cầu ngành vừa tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian Vùng có thế mạnh để phát triển trong khi tỷ trọng công nghiệp còn rất thấp so với cả nước. Câu 15: để tạo thế liên hoàn về không gian trong phát triển kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ cần phải Gắn các vùng sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp và ngư nghiệp Đầu tư mạnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật Chú trọng phát triển kinh tế - xã hội lên vùng cao Hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với đô thị lớn Câu 16: việc hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với Bắc Trung Bộ là do Sự phát triển KT – XH của vùng còn gặp nhiều khó khăn Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam Lãnh thổ gồm các khu vực đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển Không có khả năng phát triển công nghiệp Câu 17: Cảng nước sâu Dung Quất ở Quảng Ngãi gắn liền với Nhà máy sản xuất xi măng Nhà máy lọc dầu Nhà máy đóng tàu biển và tàu sông Nhà máy sản xuất mía đường câu 18: điều kiện thuận lợi nhất cho đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam trung Bộ Ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu kín gió để xây dựng cảng cá Ngoài khơi có nhiều đảo, quần đảo và các bãi cá có giá trị kinh tế cao Thời tiết khá ổn định, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và bão Bờ biển dài, nhiều bãi cá, tôm và các hải sản khác Câu 18: duyên hải Nam Trung bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Trồng trọt Chăn nuôi Kinh tế biển Khai thác khoáng sản Câu 19: khó khăn lớn nhất đối với sản xuất nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là Đất nông nghiệp ít, kém màu mỡ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão Lượng mưa ít thiếu nước Lũ lên nhanh rút nhanh rất nguy hiểm Câu 20: lũ lụt xảy ra đột ngột ở Duyên hải Nam Trung Bộ nguyên nhân chính là do Địa hình đồi núi bị cắt xẻ, dốc đứng về phía đông Sông ngòi ngắn dốc Đồng bằng nhỏ hẹp, bị cắt xẻ do các dãy núi lấn sâu ra phía biển Rừng đầu nguồn bị tàn phá Câu 21: điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở duyên hải Nam Trung Bộ là khí hậu khá ổn định Sông ngòi dày đặc Có nhiều trại giống tôm, cá Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá Câu 22: đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ không mấy thuận lợi để phát triển cây lương thực là ĐB Thừa Thiên Huế ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận ĐB Quảng Ngãi ĐB Phú Yên Câu 23: ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải ở duyên hải Nam Trung Bộ là Tạo điều kiện khai thác nguồn khoáng sản giàu có của vùng Khắc phục những yếu kém về cơ sở hạ tầng do hậu quả của chiến tranh và thiên tai Tạo ra thế mở của hơn nữa cho vùng và sự phân công lao động mới Tạo điều kiện cho việc xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Câu 24: phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp ở duyên hải Nam Trung Bộ? Đã hình thành được một chuỗi các trung tâm công nghiệp Hình thành được một số khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất Rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng Thu hút đầu tư nước ngoài rất nhỏ bé Câu 25: loại khoáng sản có trữ lượng lớn và có mặt nhiều nơi ở Tây Nguyên là Sét, cao lanh Sắt Bôxit Đá vôi Câu 26: bốn cao nguyên xếp tầng nằm phía tây của Tây Nguyên, kể từ bắc vào nam là Gia Lai, Kom Tum, Mơ Nông và Di Linh Kom Tum, Playcu, Đắk Lắk, Mơ Nông Kom Tum, Playcu, Đắk Lắk, Lâm Viên Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng Câu 27: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng là do Có độ cao lớn, có biên giời chung với Lào và Camphuchia Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người Đây là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển Có địa hình hiểm trở với nhiều diện tích rừng rậm Câu 28: vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng của Tây Nguyên về kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng thể hiện ở Nằm gần vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước Vị trí trung tâm của bán đảo Đông Dương, độ cao lý tưởng Rất giàu tài nguyên khoảng sản, năng lượng Rất giàu tài nguyên rừng, đất đai Câu 29: Ngã ba biên giới VN – Lào – Camphu chia là tỉnh Gia Lai KomTum Đắk Lắk Đắk Nông Câu 30: Nhân tố có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển cây công nghiệp lân năm nhiệt đới ở Tây Nguyên là Đất badan và khí hậu cận xích đạo Đất badan và nguồn nước sông hồ Khí hậu cận xích đạo và đất phù sa cổ Nguồn nước sông hồ và địa hình cao nguyên Câu 31: cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên nhờ vào Đất badan màu mỡ ở các cao nguyên Khí hậu nhiệt đới gió mùa ở các cao nguyên Khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên trên 1000m Có một mùa mưa nhiều và một mùa khô Câu 32: biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là Phát triển mô hình trang trại trồng cà phê Kết hợp với công nghiêp chế biến Đa dạng hóa cây cà phê Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Phần tự luận ( 2 điểm) Câu 1: Căn cứ vào bảng số liệu sau: Sản lượng thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ năm 2010 (đơn vị: tấn) Vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Nuôi trồng 97122 77850 Khai thác 252678 684974 So sánh tình hình phát triển ngành thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ Câu 2: Giải thích sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng Tây Nguyên và TDMNBB
Tài liệu đính kèm: