Đề kiểm tra một tiết học kì II Địa lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì II Địa lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết học kì II Địa lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
KIỂM TRA HỌC KỲ II
LỚP: 11, NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Địa Lý
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề gồm 03 trang, có 12 câu
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Câu 1. Đông Nam Á lục địa bao gồm các nước
A. Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan.
B. Việt Nam, Lào, Malaysia, Campuchia, Singgapo.
C. Indonexia, Việt nam, Lào, Thái Lan, Philippin.
D. Malaysia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Mianma.
Câu 2. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do
A. có nhiều rong, tảo làm thức ăn cho cá.
B. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
C. sinh vật dồi dào từ các dòng sông đổ ra biển.
D. vùng biển Nhật Bản được bảo vệ môi trường tốt.
Câu 3. Diện tích Trung Quốc rộng lớn được xếp hạng 
A. nhất thế giới. 
B. nhì thế giới. 
C. ba thế giới.
D. tư thế giới.
Câu 4. Việt Nam ra nhập Asean vào năm 
A. 1967. 
B. 1984 . 
C. 1995. 
 D. 1997.
Câu 5. Sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc đứng đầu thế giới là 
A. kê, lúa mì, thịt lợn.
B. lúa mì, lúa gạo, ngô.
C. lúa mì, ngô, đỗ tương. 
D. thịt lợn, bông vải, lúa gạo. 
Câu 6: Ý nào sau đây là sai về kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản 
A. nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
B. diện tích đất nông nghiệp rộng nhưng kém phì nhiêu.
C. tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khỏang 1%.
D. nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. 
Câu 7. Núi Phú Sĩ - ngọn núi lửa nổi tiếng ở Nhật Bản nằm trên đảo
A. Hôn su. 
B. Ki xiu.
C. Hôcaiđô. 	 
D. Xi xô cư
Câu 8. Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp 
A. điện tử, vật liệu xây dựng, dệt may.
B. đồ gốm, dệt may, sản xuất ô tô.
C. vật liệu xây dựng, đồ gốm, dệt may.
D. hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may.
Câu 9. Cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực Đông Nam Á là 
A. cây ngô.
B. cây lúa nước.
C. cây khoai lang
D. cây lúa mì.
Câu 10. Nhật Bản có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế năm 1973- 1974 và 1979- 1980 là do 
A. giá thành nguyên liệu khoáng sản tăng.
B. nhân công đòi tăng lương, năng suất lao động giảm. 
C. khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.
D. năng suất lao động cao nhưng công nghệ sản xuất còn lạc hậu.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm)
CÂU 1. (1 điểm) Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
CÂU 2. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ ( ĐƠN VỊ : %)
Năm
2000
2002
2004
2005
Nông- lâm ngư nghiệp
65,1
61,9
58,8
57,3
Công nghiệp- xây dựng
13,1
15,4
17,3
18,2
Dịch vụ
21,8
22,7
23,9
24,5
a. Vẽ biểu đồ Miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta từ 2000- 2005. 
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta từ 2000- 2005.
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
KIỂM TRA HỌC KỲ II 
LỚP:11, NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN 
ĐỊA LÝ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5đ): 10 câu mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐÁP ÁN
A
B
A
D
D
B
A
C
B
C
 II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ)
Câu
Nội dung chấm
Điểm
1
* Thuận lợi: Đông Nam Á nằm trong hai đới khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo,mang tính chất nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới 
* Khó khăn: nhiều thiên tai động đất; sóng thần, bão, lũ lụt...
å = 1 đ
0,5 đ
0,5đ
2
* Vẽ và nhận xét biểu đồ Miền
å = 4 đ
- Vẽ biểu đồ miền, biểu đồ khác không chấm
- Đảm bảo tính khoa học, đúng tỉ lệ, có số liệu trên biểu đồ
- Khoảng cách năm phải hợp lí
- Có tên biểu đồ và chú giải
(sai hoặc thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 đ)
3đ
 * Nhận xét: 
+Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế nước ta từ 2000- 2005 có sự chuyển dịch rõ nét:
- Tỉ trọng ngành nông- lâm- ngư nghiệp giảm 7,8%
- Tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng 5,1%
- Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 2,7%
* Giải thích: Sự chuyển dịch trên là phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa của đất nước
1đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_1_tiet_dia_li_khoi_11_HK_II.docx