Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 11

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Địa lí lớp 11
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ĐỊA LÝ 11
Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
Câu 1: Toàn cầu hóa là gì? Các biểu hiện của toàn cầu hóa? Hệ quả của toàn cầu hóa?
* Khái niệm: là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt kinh tế, văn hóa đến chính trị, khoa học kĩ thuật Toàn cầu hóa kinh tế có tác dộng mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 
* Biểu hiện của toàn cầu hóa:
- Thương mai thế giới phát triển mạnh : 
+ Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế TG.
+ WTO : 150 nước thành viên (2007) chi phối 95% hoạt đông thương mại thế giới. 
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh :
+ Vốn FDI tăng liên tục từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD.  
+ Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. 
- Thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng : 
+ Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu đã và đang mở rộng .
+ Tổ chức WB, IMF có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới .
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: nắm trong tay khối lượng tài sản lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
* Hệ quả:
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 
+ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học - công nghệ.
+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế. 
- Tiêu cực: làm gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
Câu 2 : Khái niệm khu vực hóa? Nguyên nhân xuất hiện khu vực hóa? Các tổ chức liên kết khu vực? Hệ quả của khu vực hóa hinh tế?
Gợi ý:
* KN: Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, có chung mục tiêu phát triển đã liên kết lại với nhau.
* Nguyên nhân:
+ Do sự phát triển không đều và sức ép, cạnh tranh của các khu vực trên TG.
+ Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội, có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết lại với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. 
* Các tổ chức liên kết khu vực: APEC (thành lập 1989, 21 nước), ASEAN (thành lập 1967, 10 nước), EU (thành lập 1957, 27 nước), NAFTA (thành lập 1994, 3 nước), MERCOSUR (thành lập 1991, 5 nước).
* Hệ quả:
- Tích cực: 
+Tạo động lực thúc sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 
+ Thúc đẩy mở cửa thị trường từng nước, hình thành các thị trường khu vực rộng lớn
 => thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.
-Tiêu cực: 
+ Đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi các quốc gia cần giải quyết.
+Ảnh hưởng tới sự tự chủ về kinh tế suy giảm về quyền lực quốc gia. 
+ Các ngành kinh tế bị cạnh tranh quyết liệt nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ. 
BÀI 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
I, DÂN SỐ :
1. Bùng nổ dân só :
a) Biểu hiện
- Dân số TG tăng nhanh ( nhất là nửa sau TK 20 )
- Năm 2011 đã đạt 7 tỷ người.
- Chủ yếu do các nước dang phát triển ( chiếm 80 % dân số, 95 % dân số tăng hàng năm của TG )
- Các nước đang phát triển: dân đông, tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, gây sức ép đến đời sống.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên của các nước đang phát  triển  >  mức TB của TG  >  các nước phát triển.
 b) Hậu quả :
- Gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên MT, phát triển KT và chất lượng cuộc sống...
- Về kinh tế: 
+ Tăng dân số làm gánh nặng cho xã hội ngày càng nhiều. 
+ Dân số tăng nhanh gây khó khăn cho nhà nước trong việc hoạch định ra những kế hoạch chiến lược kinh tế để phát triển đất nước.
- Về xã hội:
+ Nhiều lao động thiếu việc làm, thất nghiệp
+ Tăng dân số làm cho các phúc lợi xã hội không đảm bảo, các mặt y tế giáo dục... không đáp ứng tốt =>làm gia tăng tệ nạn xã hội.
- Về môi trường: việc khai thác thiên nhiên (mà nhất là rừng và khoáng sản) diễn ra ngày càng nhanh và mạnh khi dân số tăng nhanh...từ từ nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt.
2. Già hóa dân số
a, Biểu hiện
- Dân số thế giới già đi tỉ lệ > 65 tuổi ngày càng tăng, tuổi thọ trung bình tăng.
- Chủ yếu ở các nước phát triển.
- Nước phát triển: dân số ít, tăng chậm, cơ cấu dân số già.
b, Hậu quả:
- Thiếu lao động. 
- Đặt ra những thách thức rất lớn trong việc bảo vệ, chăm sóc người già cũng như giải quyết nhiều vấn đề khác, như: việc làm, thu nhập, nguồn sống cho người già...
II, MÔI TRƯỜNG
Vấn đề môi trường
Hiện trạng
Nguyên nhân
Hậu quả
Giải pháp
Biến đổi khí hậu
– Trái đất nóng lên
– Mưa axit
 – Tầng ô dôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ô dôn ngày càng lớn
– Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính.
– Hoạt động CN và sinh hoạt đưa vào khí quyển một lượng khí thải lớn 
– Băng tan hai cực => mực nước biển tăng ngập một số vùng đất thấp ven biển
– Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và SX
– Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong SX và sinh hoạt, xử lí khí thải, trồng rừng, bảo vệ rừng, sử dụng công nghệ hiện đại và năng lượng mặt trời. 
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương
– Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông, hồ, ngầm, nước biển, đại dương.
– Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí
– Việc vận chuyển và các sản phẩm từ dầu mỏ gặp sự cố: đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.
– Thiếu nguồn nước sạch
– Ảnh hưởng đến sức khỏe
– Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh
– Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải.
– Đảm bảo an toàn hàng hải.
- Sử dụng công nghệ mới
Suy giảm đa dạng sinh học
– Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
– Con người khai thác thiên nhiên quá mức
– Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nhiên liệu..
– Mất cân bằng sinh thái
– Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên
BÀI 6: KINH TẾ HOA KÌ
Đặc điểm chung nền kinh tế hoa kì:
I: Trình bày đặc điểm các ngành kinh tế Hoa Kỳ?
a. Dịch vụ: Phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao 79,4% GDP (2004)
- Ngoại thương:
+ Đứng đầu thế giới.
+ Tổng kim gạch xuất nhập khẩu 2004 là 2344,2 tỉ USD . 
+ Chiếm 12% tổng kim gạch ngoại thương thế giới
+ Thường xuyên nhập siêu: năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD. 
- Giao thông vận tải:
+ hệ thống đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới 
+ có số sân bay nhiều nhất thế giới với 30 hãng hàng không đảm nhiệm 1/3 số khách hàng thế giới 
+ Đường bộ: 6,43 triệu km đường ô tô; 226,6 nghìn km đường sắt 
+ Vận tải biển và đường ống phát triển.
- Tài chính:
+ Hệ thống ngân hàng tài chính phát triển mạnh có mặt khắp thế giới, nguồn thu lớn, nhiều lợi thế.
+ 60.000 tổ chức ngân hàng
+ Thu hút 7 triệu lao động
- Thông tin liên lạc: 
+ Rất hiện đại, cung cấp cho nhiều nước
+ Nhiều vệ tinh, thiết lập hệ thống định vị toàn cầu.
- Du lịch:
+ Phát triển mạnh: 1,4 tỉ lượt người du lịch trong nước, 50 triệu khách nước ngoài ( năm 2001)
+ Doanh thu 2004 là 74,5 tỉ USD.
b. Công nghiệp:
- Là nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của hoa kỳ 
- Nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới 
- Chiếm 33,9% (1960) đến 2004 là 19,7%.	
- Sản xuất công nhiệp gồm có 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến chiếm 84,2% giá trị hàng xuất khẩu của cả nước thu hút 40 triệu lao động (2004).
+ Công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện thủy điện điện nguyên tử điện mặt trời (đứng đầu thế giới)
+ Công nghiệp khai khoáng:đứng đầu thế giới khai thác phốt phát, 2 thế giới về vàng bạc đồng chì than thứ 3 về dầu mỏ 
- Cơ cấu công nghiệp cũng có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các công nghiệp truyền thống tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hiện đại 
- Sản xuất công nghiệp có sự khác nhau giữa các vùng:
+ Trước đây vùng đông bắc tập trung chủ yếu các ngành công nghiệp truyền thống. 
+ Hiện nay, mở rộng xuống vùng phía nam và ven thái bình dương là các ngành công nghiệp hiện đại 
c. Nông nghiệp:
- Nền nông nghiệp đứng đầu thế giới 
- Cơ cấu nông nghiệp đang có sự thay đổi: giảm tị trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp.
- Hình thức chủ yếu là trang trại có diện tích lớn 
- Sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa 
- Là nước xuất khẩu nhiều nông sản nhất thế giới 
Câu 1: Nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Hoa Kì. Giải thích?
	BÀI 7(TIẾT 2): EU- HỢP TÁC, LIÊN KẾT CÙNG PHÁT TRIỂN.
I, Thị trường chung Châu Âu:
1, Tự do lưu thông 
1/1/1993, EU thiết lập 1 thị trường chung với 4 mặt tự do lưu thông:
Tự do di chuyển
Tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc
Tự do lưu thông dịch vụ
Tự do đối với các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kế toán, du lịch
Tự do lưu thông hàng hóa
Các sản phẩm sản xuất ở một nước thuộc EU được tự do lưu thông và bán trong toàn thị trường chung Châu Âu mà không chịu thuế giá trị gia tăng
Tự do lưu thông tiền vốn
Các hạn chế với giao dịch thanh toán bị bãi bỏ. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn khả năng đầu tư có lợi nhất và mở tài khoản ngân hàng trong khối.
LỢI ÍCH:
Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện 4 mặt.
Phát triển KT, tăng khả năng cạnh tranh.
Thực hiện chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
2, Euro- Đồng tiền EU:
Sử dụng từ 1/1/1999 đến 2004: 13 nước sử dụng.
Lợi ích:
Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu.
Xóa bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU.
Đơn giản hóa công tác kế toán doanh nghiệp.
II, Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ:
1, Sản xuất máy bay E-bớt
Chuyên môn hóa cao.
Lợi ích:
 + Cạnh tranh hiệu quả với các hãng hàng không lớn của Hoa Kì.
	+ Nâng cao chất lượng sản phẩm.
	+ Tăng sức cạnh tranh hiệu quả.
 2, Đường hầm giao thông dưới biển Măng –sơ
Nối Anh với Châu Âu.
Lợi ích:
+ Việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi từ Anh sang Châu Âu lục địa và ngược lại.
+ Có thể cạnh tranh với vận tải hàng không.
 III, Liên kết vùng Châu Âu:
	1, Khái niệm: Chỉ một khu vực biên giới của EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, XH và VH trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia.
	2, Ý nghĩa của liên kết vùng:
	+ Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước trong khu vực biên giới.
	+ Cùng nhau thực hiện các dự án chung nhằm tận dụng lợi thế của mỗi nước.
CÂU HỎI BÀI TẬP
Câu 1: Chứng minh rằng trên thê giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển. 
Sự bùng nổ dân số xảy ra ở các nước đang phát triển vì:
+ Do phong tục tập quán lạc hậu
+ Dân trí thấp, đời sống thấp
+ Do những nước đang phát triển thì nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên cần nhiều lao động
+ Do cuộc chiến tranh thứ 2 xảy ra khiến dân số các nước bị thiệt hại nghiêm trọng, có rất nhiều người bị chết nên bây giờ xảy ra bùng nổ dân số thì ta có thể gọi là đẻ bù.
Sự già hóa dân số xảy ra ở những nước phát triển vì:
+ Do y học kỹ thuật cao nên có thể chữa trị được nhiều căn bệnh
+ Do chất lượng cuộc sống cao nên tuổi thọ cao
=> Gây ra sự già hóa dân số
Câu 2: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường cần phải “ tư duy toàn cầu, hành động địa phương”.
Một vấn đề môi trường tuy xảy ra ở một nơi nào đó, nhưng phạm vi lan toả có tính toàn cầu, hoặc khu vực. Khi xem xét một vấn đề môi trường, cần đặt nó trong phạm vi rộng lớn (nguyên nhân, hậu quả, giải pháp). Tuy nhiên, để giải quyết một vấn đề môi trường tại một nơi nào đó, thì chính những người sống tại chỗ phải nỗ lực liên tục, thường xuyên, chứ không thế nhờ vào những người ở nơi khác đến.
Câu 3: Ý kiến cho rằng " Bảo vệ môi trường là vấn đề sông còn của nhân loại " có đúng không? Tại sao?
 Bảo vệ môi trường là vấn đề sông còn của nhân loại. Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại, phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lý tưởng cho con người và ngược lại. Ớ các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên. Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện huy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ thêm nghèo khổ, cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên ngay tại chỗ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xoá đói, giảm nghèo. Hiện nay, một số nước phát triển chuyển giao những công nghệ và máy móc cũ kĩ sang các nước đang phát triển. Một sô' lưu vực của các nước đang phát triển phải gánh chịu các chất thải của các nước công nghiệp. Các nước G8 sử dụng chất feron với tốc độ và khôi lượng lớn là nguyên nhân chính làm thủng tầng ôzôn.
Câu 4: Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và giải thích nguyên nhân.
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia công, đồ nhựa,... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ, điện tử.... 
- Nguyên nhân:
+ Các ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, dệt, may mặc...) bị thu hẹp vì các ngành này đòi hỏi nhiều nhân công và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển. 
+ Hoa Kì đã đạt được nhiều thành tựu về vật liệu mới, công nghệ thông tin nên đã đầu tư phát triển nhiều ngành hiện đại như điện tử, hàng không, vũ trụ, hóa chất, viễn thông.... 
Câu 5: Trình bày những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì? 
- Do tự nhiên của Hoa Kì phân hóa đa dạng, tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp cho mỗi loại cây trồng, vật nuôi. (Ví dụ: ở phía Bắc là các nông sản ôn đới, ở phía Nam là các nông sản cận nhiệt đới, ở phía Đồng là các nông sản ưa ẩm, ở phía Tây là loại nông sản chịu hạn). 
- Thị trường rộng lớn của nông nghiệp Hoa Kì.
 - Hình thức tổ chức sản xuất trang trại với diện tích lớn, tạo ra nhiều sản phẩm theo mùa vụ trên cùng một lãnh thổ.
Câu 6: Vì sao EU thiết lập thị trường chung trong khối? Việc hình thành thị trường chung châu Âu và đưa vào sử dụng đồng tiền chung có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?
- EU thiết lập thị trường chung trong khôi để: 
+ Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở thực hiện bôn mặt của tự do lưu thông: tự do lưu thông con người, tự do lưu thông hàng hóa, tự do lưu thông tiền vốn, tự do lưu thông dịch vụ. 
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. 
- Ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung và đưa vào sử dụng đồng tiền chung: 
+ Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ.
+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế. 
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
+ Việc EU sử dụng một đồng tiền chung, thông nhất có tác dụng thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 7: EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông vận tải?
- Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới.
 - Các nước EU đã thành lập Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA). Cơ quan này đã thực hiện các dự án chế tạo tên lửa đẩy A-ri-an và đã đưa lên quỹ đạo hơn 1200 vệ tinh nhân tạo.
 - Các nước EU đã hợp tác với nhau trong việc hoàn thành đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ nối liền nước Anh với châu Âu lục địa. 
Câu 8: Thố nào là liên kết vùng? Qua thí dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. 
- Liên kết vùng:
+ Liên kết vùng là một khu vực biên giới của EU, ở đó người dân các nước khác nhau thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế - xã hội và văn hoá nhằm mục tiêu chung và vì lợi ích chung của các nước.
+ Liên kết vùng có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm ngoài ranh giới EU (giữa các nước EU và các nước châu Âu khác).
 - Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ: 
+ Hình thành ở biên giới của ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. 
+ Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. + Hàng tháng, ở khu vực này xuất bản một tạp chí bằng ba thứ tiếng. 
+ Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung. 
+ Các con đường xuyên biên giới được xây dựng. -> Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu. 
+ Chính quyền và nhân dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh nhằm tận dụng những lợi thế so sánh riêng của mỗi nước. 
+ Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trong khu vực biên giới.  	
Câu 9: Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ?
- Kinh tế: tăng dân số làm gánh nặng cho xã hội ngày càng nhiều, gây khó khăn cho nhà nước trong việc hoạch định ra những kế hoạch chiến lược kinh tế để phát triển đất nước. 
- Xã hội: tăng dân số làm cho các phúc lợi xã hội không đảm bảo; các mặt y tế, giáo dụcv.v không đáp ứng tốt làm gia tăng tệ nạn xã hội.
- Môi trường: việc khai thác thiên nhiên (mà nhất là rừng và khoáng sản) diễn ra ngày càng nhanh và mạnh khi dân số tăng nhanhtừ từ nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt. Trong quá trình khai thác đó để lại nhiều hậu quả khác: hủy hoại tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, bất ổn, chiến tranh, tệ nạn xã hội, nghèo kiệt và phụ thuộc thậm chí thành nô dịch
Câu 10: Dân số già dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội ?
- Dân số già làm dân số mất cơ cấu ở độ tuổi lao động dẫn đến đất nước chậm phát triển.
- Đặt ra những thách thức rất lớn trong việc bảo vệ , chăm sóc người già cũng như giải quyết nhiều vấn đề khác như: việc làm, thu nhập nguồn sống cho người già 
Câu 11: Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên Trái Đất.
– Có 5 tầng không khí bao ngoài quả đất: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng ion và thượng tầng khí quyển. 
- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu gia tăng:
+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đất thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển. 
+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, ẩm, khô,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khoẻ, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40°c ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,..).
- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sông trên Trái Đất: 
+ Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ của con người và các hệ sinh thái trên Trái Đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thuỷ tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt. 
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: Tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá huỷ diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu. 
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh: Hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loài ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20 m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển do sự tác động của tia cực tím với cường độ mạnh.
Câu 12: Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?
Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:
– Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
– Thực trạng ô n

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_dia_li_11_hoc_ki_1.doc