Tuần 9 Ngày dạy: ----------- Tiết 9 Lớp dạy: ------------ KIỂM TRA 45 PHÚT HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016-2017 I. Mục tiêu kiểm tra: 1. Về kiến thức: - Kể một số biểu hiện của lối sống giản dị. - Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người 2. Về kĩ năng: - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. - Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. 3. Về thái độ: Giáo dục học sinh lối sống giản dị, tự trọng, tự trọng. II. Những năng lực mà đề kiểm tra hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực tư duy phê phán III. Hình thức kiểm tra: tự luận MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GDCD 7 Cấp độ Chủ đề Chuẩn KT, KN, TĐ cần kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL TL TL 1. Sống giản dị Kiến thức: Kể một số biểu hiện của lối sống giản dị. Kĩ năng: Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống. Từ tình huống nêu một số biểu hiện của lối sống giản dị. Cách thực hiện lối sống giản dị Số câu Số điểm Tỉ lệ 1/2 1,5 15% 1/2 2,0 20% 1 3,5 35% 2 Trung thực Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực. Tìm ví dụ về trung thực Từ câu chuyện rút ra bài học cho bản thân . Nhận xét tình huống, có cách ứng xử phù hợp Số câu Số điểm Tỉ lệ 1/2 1,0 10% 1/2 1,0 10% 1 2,0 20% 2 4,0 40% 3. Tự trọng Kiến thức: Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người Nêu ý nghĩa Nhận xét tình huống Số câu Số điểm Tỉ lệ ½ 2,0 20% ½ 0,5 5% 1 2,5 25% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 3,5 35% 1 1,5 15% 1/2 1,0 10% 1,5 4,0 40% 4 10 100% Trường THCS Tân Đông KIỂM TR 1 TIẾT Lớp --------------------------- MÔN: GDCD Họ tên HS:--------------------- KHỐI: 7 – HKI-L1 Năm học: 2016-2017 Điểm Lời phê Câu 1: (3,5 điểm) Lan thường không quan tâm đến cách ăn mặc của mình, có khi Lan còn đi chân đất ra đường, quần áo xộc xệch.Việc làm đó cho thấy Lan là người như thế nào? Kể hai biểu hiện của lối sống giản dị.Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện lối sống giản dị?( Nêu ít nhất bốn việc làm) Câu 2: (2 điểm) Đọc truyện ngụ ngôn sau đây và trả lời câu hỏi: Chú bé chăn cừu Có một chú bé chăn cừu nọ, trong khi chăn cừu của mình đã nghĩ ra một trò đùa tai quái. Chú kêu thật to “ Có chó sói!” Thế là mọi người khắp nơi trong làng chạy ra giúp đỡ chú, nhưng chẳng thấy sói đâu cả. Lần thứ nhất. Lần thứ hai và đến lần thứ ba thì dân làng đã biết bị lừa. Một hôm khác, chó sói đến bắt cừu thật, chú bé lại kêu to “ Có chó sói! ” nhưng lần này thì chẳng có ai đến giúp chú cả a/ Em rút ra được bài học gì câu chuyện trên? Hậu quả mà chú bé chăn cừu nhận lấy đó là gì? b/ Nêu 2 việc làm thể hiện tính trung thực của bản thân em. Câu 3: (2 điểm) Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn Toán bạn Toàn thấy bạn Tính quay cóp tài liệu mà bạn Toàn không báo với cô giáo. a/ Em có nhận xét gì về hành vi của bạn Toàn và bạn Tính. b/ Theo em, trong trường hợp trên em sẽ làm gì? Câu 4: (2,5 điểm) a/ Câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm” nói lên phẩm chất đạo đức gì của con người. Em hãy nêu ý nghĩa của phẩm chất đạo đức đó. b/ Bạn Yến lười học nên thường bị điểm xấu. Cô giáo đưa ra phê bình, nhắc nhở trước lớp nhiều lần nhưng bạn Yến vẫn không tiến bộ. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Yến? ------ Hết ------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: GDCD 7 – HKI – L1 Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Việc làm đó cho thấy Lan là người cẩu thả, luộm thuộm * Biểu hiện của lối sống giản dị: - Không xa hoa, lãng phí. - Không cầu kì, kiểu cách. * HS thể hiện lối sống giản dị bằng cách: ( HS nêu đúng bốn cách mỗi cách đạt 0.5 điểm) VD: - Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng 0.5 0.5 0,5 2.0 Câu 2 a/- Bài học rút ra từ câu chuyện là con người phải sống thật thà không nên nói dối. - Hậu quả mà chú bé chăn cừu nhận lấy đó là làm mất lòng tin của mọi người đối với mình ( chú bé bị chó sói ăn mất đàn cừu của mình). b/ Việc làm thể hiện tính trung thực: - Tự mình làm bài kiểm tra. - Trả lại của rơi cho người mất. ( HS có thể nêu việc làm khác, nếu đúng vẫn chấm trọn điểm) 0.5 0.5 1,0 Câu 3 a/Toàn và Tính không trung thực b/ Trong trường hợp trên em sẽ bảo bạn đóng tập lại nếu bạn không nghe thì em sẽ báo với cô. 1,0 1,0 Câu 4 a/ Câu tục ngữ trên nói lên phẩm chất đạo đức đó là tự trọng. * Ý ngĩa của tự trọng: - Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình. - Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. - Được mọi người quý trọng. b/ Việc làm của bạn Yến là sai vì bạn không biết tự trọng. 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo cách khác nếu thấy đúng và phù hợp thì GV chấm điểm ------ Hết -------
Tài liệu đính kèm: