Đề cương ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Giáo dục công dân lớp 7 - Năm học 2016-2017
CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ I LỚP 7
NĂM HỌC: 2016 – 2017
MÔN: GDCD 7
1. Nhận biết: 2 điểm .
2. Thông hiểu: 3 điểm 
3. Vận dụng thấp: 3 điểm 
4. Vận dụng cao: 2 điểm 
* Nội dung thi các bài: 
Bài 5: Yêu thương con người. 
Bài 6: Tôn sư trọng đạo.
Bài 7: Đoàn kết, tương trợ .
Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa . 
Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
* Nội dung thi gồm:
- Câu hỏi lý thuyết (dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng)
- Câu hỏi bài tập vận dụng của các chủ đề nêu trên.
* Lưu ý: Câu hỏi bài vận dụng chỉ mang tính chất tham khảo . Khi ra đề phần bài tập vận dụng không nhất thiết phải sử dụng lại các bài tập đã cho . Giáo viên có thể ra bài tập khác nhưng phải đảm bảo chủ đề và thang điểm đã thống nhất. 
Câu 1: Nêu các biểu hiện của lòng yêu thương con người? Ý nghĩa của lòng yêu thương con người?
- Biểu hiện: Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ những khó khăn, bất hạnh của người khác; biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác; dìu dắt, nâng đỡ những người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra đường đúng đắn ...
- Ý nghĩa : 
+ Đối với cá nhân: Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.
+ Đối với xã hội: Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta, cần được giữ gìn và phát huy. Lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh và trong sáng .
Câu 2: Trường em đã có phong trào gì thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” mà em đã tham gia? 
	 Phong tráo chiếc áo mùa xuân; mua tâm tre nhân đạo, quyên góp tiền, quần áo, sách vở ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt
Câu 3: Hãy kể những việc làm của bản thân thể hiện sự biết ơn thấy cô đã và đang dạy em? 
	 Thăm thầy cô vào ngày 20/11; chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô; quyết tâm học giỏi, rèn luyện đạo đức tốt để không phụ lòng của thầy cô,
Câu 4: Trong giờ học môn GDCD, Lan đem bài tập toán ra làm. Khi cô giáo nhắc nhở, Lan cộc lốc trả lời: “Ở nhà chưa làm kịp nên bây giờ mới tranh thủ làm”. Hãy nêu nhận xét của em về hành vi của bạn Lan?
	- Làm việc riêng trong giờ học là biểu hiện của người không có tính kỉ luật.
	- Giờ GDCD mà đem bài tập toán ra làm là không tôn trọng cô giáo dạy GDCD .
	- Trả lời cô trống không là thái độ vô lễ. Hành vi của Lan thật đáng chê trách .
Câu 5: Nêu các biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống? Ý nghĩa?
- Các biểu hiện: Nhân dân ta đoàn kết chống giặc Pháp, Mĩ xâm lược; Học sinh khá giúp bạn học yếu hơn mình; ...
- Ý nghĩa : 
+ Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý. 
+ Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình 
+ Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Câu 6: Trong lớp 7A có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bay các bạn khác trong lớp.
a. Em hãy vận dụng bài học “Đoàn kết, tương trợ” để nêu nhận xét của em về hành vi của nhóm bạn đó? 
b.Nếu là thành viên của lớp 7A, em sẽ làm gì? 
a. Nhận xét: 
- Hành vi của nhóm bạn trong lớp 7A là không đúng, đáng phê phán.
- Đó là việc làm chia rẽ, mất đoàn kết vì có sự phân biệt đối xử, thiếu sự cảm thông.
- Việc làm đó sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân các bạn và cả tập thể lớp.
b. Nếu là thành viên của lớp 7A, em sẽ: 
- Góp ý cho nhóm bạn đó: Không nên chia thành bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp; không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác.
- Chủ động gần gũi nhóm bạn đó, giúp các bạn nhận ra lỗi của mình.
- Vận động các bạn khác trong lớp tạo điều kiện để nhóm bạn đó sống hòa đồng với mọi người.
Câu 7: Giả sử trong lớp em có bạn A không may bị bệnh phải nghỉ học 1 tuần lễ. Theo em, tập thể lớp nên làm gì để giúp đỡ bạn A? 
- Tổ chức cho lớp đi thăm hỏi, động viên bạn A.
- Phân công các bạn thay phiên nhau chép bài và hướng dẫn bạn A học để theo kịp chương trình.
Câu 8: Tình huống: “Hiền và Quý là đôi bạn thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì”. 
Hỏi: Em có tán thành với việc làm của Quý không? Vì sao? 
- Không tán thành việc làm của cả hai bạn. 
- Giải thích: 
+ Đoàn kết tương trợ theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
+ Trong trường hợp này, hai bạn đã vi phạm nội quy khi kiểm tra: Hiền đã lợi dụng bạn để làm điều xấu; Quý, nể nang, bao che bạn, không làm cho bạn tiến bộ.
Câu 9: Hãy nêu những tiêu chuẩn chính của gia đình văn hóa? Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau: gia đình đông con, gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi đua đòi, gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
- Một gia đình văn hóa có 4 tiêu chuẩn chính: gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; đoàn kết với xóm giềng; làm tốt nghĩa vụ công dân.
- Nhận xét : 
+ Gia đình đông con: nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được.
+ Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi đua đòi: Đời sống vật chất có thể đầy đủ nhưng đời sống tinh thần không lành mạnh, con cái ăn chơi dễ sa vào tệ nạn xã hội, danh dự gia đình bị tổn hại .
+ Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: Đây là gia đình văn hóa, có thể đời sống vật chất đầy đủ hay còn khó khăn, nhưng con cái của gia đình có trách nhiệm và bổn phận với gia đình. 
Câu 10: Hãy kể tên những việc của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
- Những việc của gia đình em có thể tham gia: nấu cơm, quét nhà, trông em, chăm sóc cây trồng, vật nuôi, 
- Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa em dự kiến sẽ: chăm ngoan, học giỏi; vâng lời ông bà, cha mẹ; yêu thương anh, chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự của gia đình.
Câu 11: Trong gia đình, mỗi người đều có thói quen và sở thích khác nhau. Làm thế nào để có sự hòa thuận trong gia đình? 
	- Trước hết mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo.
	- Nhường nhịn nhau.
	- Trao đổi, góp ý cho nhau khi có những thói quen chưa tốt.
Câu 12: Theo em con cái có ảnh hưởng như thế nào đố với hạnh phúc gia đình?
-Ảnh hưởng tốt: Nếu con cái ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm ,học hành thành đạt không làm điều gì ảnh hưởng xấu đến danh dự gia đình  thì cha mẹ vui lòng, gia đình hạnh phúc.
- Ảnh hưởng xấu: Nếu con cái không ngoan, ăn chơi, đua đòi, hư hỏng, làm mất danh dự gia đình thì gia đình sẽ không hạnh phúc.
Câu 13: Nêu một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 
 Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; kiên trì học tập làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn; giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ để nhiều người biết. 
Câu 14: Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao? 
- Suy nghĩ của Minh không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
- Vì: 
+ Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí phấn đấu vươn lên, đây là truyền thống quý báo của gia đình.
+ Minh tự hào về gia đình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trước hết là học hành chăm chỉ để trở thành con ngoan, trò giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì bản thân Minh cũng phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì tuyền thống gia đình mới được tiếp nối và phát triển.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_GDCD_7.doc