PHÒNG GD&ĐT KIẾN XƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS MINH TÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA 45’ Năm học 2016-2017 Môn: GDCD 9 ĐỀ 1 I.Trắc nghiệm: (3đ) Câu 1.Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất 1.(0,5 đ) Em sẽ ứng xử thế nào khi có sự bất đồng, xích mích với bạn ? A. Tranh cãi đến cùng để giành phần thắng. B. Chủ động gặp bạn trao đổi để hiểu nhau, giải quyết bất đồng. C. Nhờ sự giúp đỡ của người khác để áp đảo bạn. D. Nói xấu bạn với mọi người hoặc đe doạ, xúc phạm bạn. 2. (0,5 đ) Việc làm nào thể hiện tính dân chủ A. Các cầu thủ xô xát ngay trên sân cỏ B. Bà H.K tự ý thu tiền của người dân trong khu phố C. Học sinh lớp 8A luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường D. Trong buổi họp Nam thường không phát biểu, đưa ý kiến 3. (0,5 đ) Ý kiến nào dưới đây về dân chủ và kỉ luật là đúng ? A. Dân chủ là mọi người có quyền được nói, được làm bất kì việc gì, ở đâu. B. Trong nhà trường chỉ cần có kỉ luật, không cần có dân chủ. C. Dân chủ đi đôi với kỉ luật sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể. D. Kỉ luật sẽ làm cản trở sự phát huy tinh thần dân chủ và hạn chế tài năng của con người. 4.(0,5 đ)Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của người học sinh năng động, sáng tạo ? A. Tìm đọc tài liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung học tập. B. Luôn học thuộc bài học trong sách giáo khoa. C. Tìm cách giải bài tập mới nhưng kết quả không đúng. D. Thấy bài khó không chịu suy nghĩ, lấy sách giải ra chép. Câu 2(1đ) Điền các từ thích hợp trong ngoặc vào chỗ trống để tạo thành các câu có nghĩa :hành vi,suy nghĩ , tự tin, biết tự điều chỉnh hành vi của mình,tình cảm,bình tĩnh, Người biết tự chủ là người làm chủ được những(1).........................(2).......................... (3)................. ......trong mọi hoàn cảnh tình huống,luôn có thái độ (4)...........................(5).................................và (6)............................................................ II- Tự luận (7đ) Câu 3:(2đ) Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật? Câu 4 : (2.5đ) Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay ?Theo em tính năng động sáng tạo bắt nguồn từ đâu ? Muốn sáng tạo con người cần phải làm gì và có những đức tính gì ? Câu 5: (2.5đ) Sắp tới kì thi học kì Nam bàn với các bạn để có kết quả cao mỗi bạn chia nhau ra soạn câu hỏi và học một đáp án. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 Câu Đáp án Điểm 1 B ,2-C ,3 – C ,4 -A 1 2 1.Suy nghĩ ; 2.tình cảm; 3.hành vi 4.bình tĩnh; 5.tự tin ; 6:biết tự điều chỉnh hành vi của mình 1 3 Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật: là mối quan hệ hai chiều thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật Liên hệ: biết tham gia xây dựng, tôn trọng nội qui trường lớp, thực hiện tốt nội qui của trường, lớp, điều lệ của Đội, Đoàn và các qui định chung của cộng đồng ở địa phương.... 1 1 4 + Ý nghĩa : -Giúp con người vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp . . -Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang ,mang lại niềm vinh dự cho bản thân và đất nước . +Tính năng động sáng tạo bắt nguồn từ : Năng động sáng tạo bắt nguồn từ tình yêu cuộc sống, niềm đam mê trong công việc . . + Muốn sáng tạo con người cần phải : Tìm tòi học hỏi , say mê với công việc và luôn đặt ra mục đích tốt đẹp để hướng tới. . + Để năng động sáng tạo phải có những đức tính : Cần cù, chịu khó ,nhẫn nại ,kiên trì ,mạnh dạn . 2,5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 5 Sắp tới kì thi học kì Nam bàn với các bạn để có kết quả cao mỗi bạn chia nhau ra soạn câu hỏi và học một đáp án. - Không tán thành ý kiến đó. - Vì: + Việc làm của Nam tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất chất lượng, nhưng thực ra không phải như vậy. + Mỗi người chỉ làm một đáp án của một môn nên đây không phải là việc làm có năng suất + Đây là việc làm đối phó, dối trả đối với thầy cô giáo + Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự học, tự ôn tập đầy đủ các môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học và tự làm đáp án, qua đó người làm đáp án sẽ thuộc bài và hiểu bài hơn 2,5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 * Lưu ý: Giáo viên có thể linh động trong các phương án của học sinh để cho điểm
Tài liệu đính kèm: