Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 134 - Trường THPT Trần Hưng Đạo

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 134 - Trường THPT Trần Hưng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra một tiết Giáo dục công dân lớp 12 - Mã đề 134 - Trường THPT Trần Hưng Đạo
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BRVT
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD
Thời gian làm bài: 45 phút
(40 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Mã đề thi 134
Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: Trong pháp luật Hình sự, tội lớn nhất của công dân là:
A. Tội phản bội Tổ quốc	B. Tội hiếp dâm
C. Tội cố ý giết người	D. Tội cướp giật tài sản
Câu 2: Cá nhân, tổ chức được làm những gì mà pháp luật cho phép hoặc không cấm, gọi là:
A. Sử dụng pháp luật	B. Thi hành pháp luật	C. Tuân thủ pháp luật	D. Áp dụng pháp luật
Câu 3: Điều 22 luật GTĐB quy định quyền ưu tiên cho 5 loại phương tiện khi tham gia giao thông, trong đó thứ tự thứ 5 là “Đoàn xe tang”. Quy phạm pháp luật được thể chế hóa từ câu châm ngôn, thành ngữ nào sau đây?
A. Lá lành đùm lá rách	B. Uống nước nhớ nguồn
C. Nghĩa tử là nghĩa tận	D. Phép Vua thua lệ làng
Câu 4: Cá nhân, tổ chức không được làm những gì mà pháp luật cấm, gọi là:
A. Áp dụng pháp luật	B. Thi hành pháp luật	C. Tuân thủ pháp luật	D. Sử dụng pháp luật
Câu 5:Cơ quan quyền lực cao nhất của Nước CHXHCNVN, thực hiện quyền lập Hiến,lập pháp là:
A. Quốc hội Nước CHXHCNVN	B. Trung ương Mặt Trận Tổ Quốc VN
C. Chính phủ Nước CHXHCNVN	D. Đảng CSVN
Câu 6: Mức hình phạt cao nhất cho người phải chịu trách nhiệm pháp lí là:
A. Tù giam 6 tháng	B. Tù chung thân	C. Tù giam 20 năm	D. Tử hình
Câu 7: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.	B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.	D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 8: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là vi phạm:
A. Dân sự	B. Kỉ luật	C. Hành chính	D. Hình sự
Câu 9: Cá nhân, tổ chức phải làm những gì mà pháp luật bắt buộc làm, gọi là:
A. Tuân thủ pháp luật	B. Áp dụng pháp luật	C. Thi hành pháp luật	D. Sử dụng pháp luật
Câu 10: Bất kỳ công dân nào vi pháp pháp luật đều phải chịu xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật, điều này thể hiện công dân bình đẳng về:
A. Trách nhiệm pháp lí	B. Trách nhiệm kinh tế
C. Trách nhiệm xã hội	D. Trách nhiệm chính trị
Câu 11: Pháp luật hình sự phân chia 4 mức độ vi phạm như sau:
A. Không nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
B. Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
C. Không nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
D. Không nghiêm trọng, ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng
Câu 12: Các quy phạm pháp luật được thể chế hóa từ:
A. Các quy phạm đạo đức trong đời sống xã hội
B. Các quy phạm đạo đức phổ biến trong đời sống xã hội
C. Các quy phạm đạo đức phù hợp với sự tiến bộ xã hội
D. Các quy phạm đạo đức phổ biến, phù hợp với sự tiến bộ xã hội
Câu 13: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:
A. Mọi công dân đều có quyền như nhau
B. Mọi công dân đều có nghĩa vụ như nhau
C. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ nhu nhau
D. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Câu 14: Trong lịch sử lập Hiến của nước ta có 5 bản Hiến pháp được ban hành, đó là các Hiến pháp:
A. 1946, 1959, 1976, 1992 và 2013	B. 1946, 1959, 1976, 1992 và 2012
C. 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013	D. 1946, 1959, 1980, 1992 và 2012
Câu 15: Khi thuê nhà ông A, ông B đã tự ý sữa chửa nhà mà không hỏi ý kiến ông A Hành vi của ông B vi phạm:
A. Dân sự B. Hình sự C. Kỉ luật D. Hành chính
Câu 16: Cảnh sát giao thông không xử phạt A lổi không đội nón bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy, Vậy CSGT đã:
A. Không áp dụng pháp luật	B. Thi hành pháp luật
C. Không thi hành pháp luật	D. Áp dụng pháp luật
Câu 17: A sản xuất và buôn bán hàng giả gây thiệt hại cho công ty B hơn 30 triệu đồng, hành vi của A vi phạm:
A. Kỉ luật	B. Hình sự	C. Hành chính	D. Dân sự
Câu 18: Lịch sử hình thành pháp luật:
A. Pháp luật ra đời khi có các quy tắc đạo dức
B. Pháp luật ra đờitrước khi xã hội có sự phân chia giai cấp
C. Pháp luật ra đời khi loài người xuất hiện
D. Pháp luật ra đời từ khi xuất hiện nhà nước
Câu 19: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền vận dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật, gọi là:
A. Thi hành pháp luật	B. Sử dụng pháp luật	C. Tuân thủ pháp luật	D. Áp dụng pháp luật
Câu 20: Quản lí nhà nước bằng pháp luật nhằm:
A. Đảm bảo tính công bằng nhất	B. Đảm bảo tính dân chủ nhất
C. Đảm bảo tính công bằng và hiệu quả nhất	D. Đảm bảo tính dân chủ và hiệu quả nhất
Câu 21: Câu châm ngôn “Gắp lửa bỏ tay người” được thể chế hóa thành quy phạm pháp luật trong bộ luật Tố tụng Hình sự là quy định về:
A. Tội lợi dụng người khác	B. Tội vu khống người khác
C. Tội đánh người gây thương tích	D. Tội cố ý giết người
Câu 22: Vai trò của pháp luật đối với công dân là:
A. Phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
B. Phương tiện để công dân lợi dụng kẽ hở thực hiện hành vi bất chính của mình
C. Phương tiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
D. Phương tiện để thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của mình
Câu 23: Sức mạnh quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật thể hiện:
A. Văn bản pháp luật và Công chức nhà nước
B. Văn bản pháp luật, Công chức nhà nước và các thiết chế tương ứng
C. Công chức nhà nước và các thiết chế tương ứng
D. Văn bản pháp luật và các thiết chế tương ứng
Câu 24: Pháp luật là:
A. Hệ thống các điều khoản của luật do nhà nước ban hành
B. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
C. Hệ thống các thông tư và nghị định do các cấp có thẩm quyền ban hành
 D. Hệ thống các quy tắc xử sự chung được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
Câu 25: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân
A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân
B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân
C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Câu 26: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật là:
A. Tính hiện đại B. Tính quyền lực, bắt buộc chung C. Tính truyền thống	 D. Tính cơ bản
Câu 27: Người nào sau đây không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Người có nhận thức	B. Người bị bệnh tâm thần
C. Người biết điều khiển hành vi của mình	D. Người đủ tuổi theo quy định của pháp luật
Câu 28: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện:
A. Phù hợp với các quy tắc đạo đức
B. Phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân
C. Phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp trong xã hội
D. Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
Câu 29: A mua bán, tàng trữ và sử dụng ma túy, A đã vi phạm:
A. Không tuân thủ pháp luật	B. Tuân thủ pháp luật
C. Không thi hành pháp luật	D. Thi hành pháp luật
Câu 30: A điều khiền xe sang làn khác ở đoạn đường có vạch kẻ đứt quãng, vậy A đã:
A. Tuân thủ pháp luật	B. Không tuân thủ pháp luật
C. Sử dụng pháp luật	D. Không sử dụng pháp luật
Câu 31: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện:
A. Pháp luật bảo vê quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động
B. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội
C. Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội
D. Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
Câu 32: Một trong các dấu hiệu vi phạm pháp luật là:
A. Có hành vi trái pháp luật	B. Có cử chỉ trái đạo đức
C. Có lời nói không chuẩn mực	D. Có hành động thô bạo với người khác
Câu 33: Quy tắc xử sự trong khái niệm pháp luật chính là:
A. Quy phạm pháp luật	B. Nguyên tắc xử sự trong đời sống
C. Các điều của Hiến pháp	D. Quy tắc đạo đức
Câu 34: A say rượu đánh người gây thương tích, pháp luật hình sự quy định như thế nào về tội của A?
A. Không truy cứu vì mất năng lực nhận thức
B. Truy cứu vì tội lợi dụng chất kích thích để đánh người
C. Không truy cứu vì không điều khiển được hành vi của mình
D. Truy cứu vì tội đánh người gây thương tích
Câu 35: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì Pháp luật là:
A. Khuôn mẫu chung, áp dụng cho tất cả các địa phương trong cả nước
B. Khuôn mẫu chung, áp dụng cho tất cả mọi người
C. Khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, nhiều nơi và cho tất cả mọi người
D. Khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, nhiều nơi
Câu 36: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
A. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội	B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế	D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động
Câu 37: Thấy B đang đi bộ và đội nón hàng hiệu, A điều khiển xe máy đi sát B, giật và cướp luôn chiếc nón của B, hành vi của A vi phạm:
A. Dân sự	B. Hình sự	C. Hành chính	D. Kỉ luật
Câu 38: Văn bản luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất mà các văn bản luật và dưới luật khác không được trái với nó?
A. Bộ luật Dân sự	B. Bộ luật Lao động	C. Hiến pháp	D. Bộ luậ Hình sự
Câu 39: Học sinh đủ 16 tuổi được phép điều khiển các loại xe có dung tích xi - lanh bao nhiêu?
A. Dưới 90cm3	B. Trên 90cm3	C. Dưới 50cm3	D. Trên 50cm3
Câu 40: Quốc hội Nước CHXHCNVN khóa I được bầu vào năm nào?
A. 1930	B. 1945	C. 1946	D. 1975
-----------------------------------------------
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐÁP ÁN
CÂU
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
ĐÁP ÁN
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_45_phut_HKI.doc