TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC Họ và tên H/S:Lớp 11/8 KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: GDCD- 11 ĐỀ 1. Em hãy khoanh vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Sản xuất của cải vật chất là: A. Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. B. Sự tác động vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. C. Tự nhiên tác động vào con người, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. D. Sự biến đổi của tự nhiên, tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Câu 2. Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của: A. Con người. B. Động, thực vật. C. Xã hội. D. Đời sống. Câu 3. Yếu tố quyết định mọi hoạt động của xã hội là: A. Khoa học. B. Con người. C. Sản xuất của cải vật chất. D. Tự nhiên. Câu 4. Để tiến hành các hoạt động trước hết con người phải: A. Ăn. B. Mặc. C. Học tập. D. Tồn tại. Câu 5. Xã hội sẽ không tồn tại nếu: A. Ngừng sản xuất vũ khí. B. Ngừng sản xuất thép. C. Ngừng sản xuất than. D. Ngừng sản xuất của cải vật chất. Câu 6. Để đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ởcon người phải: A. Nghiên cứu khoa học. B. Bảo vệ tài nguyên. C. Sản xuất của cải vật chất. D. Mở các công ty. Câu 7. Con người ngày càng được hoàn thiện và phát triển toàn diện thông qua: A. Hoạt động học tập. B. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật. C. Hoạt động thể dục thể thao. D. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. Câu 8. Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của 3 yếu tố: A. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu sản xuất. B. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. C. Sức lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động và công cụ sản xuất. Câu 9. Sức lao động là: A. Toàn bộ thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. B. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. C. Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần được vận dụng vào quá trình sản xuất của cải vật chất. D. Toàn bộ thể chất được vận dụng vào quá trình sản xuất của cải vật chất cho đời sống xã hội và con người. Câu 10. Lao động của con người là: A. Sự tiêu dùng sức lao động trong đời sống. B. Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. C. Sự tiêu dùng sức lao động trong công nghiệp D. Sự tiêu dùng sức lao động trong nôngnghiệp. Câu 11. Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người, làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người, là: A. Lao động. B. Nghiên cứu khoa học. C. Học tập. D. Thiên văn học. Câu 12. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người, là: A. Tư liệu lao động. B. Công cụ lao động. C. Đối tượng lao động. D. Phương tiện lao động. Câu 13. Gỗ, quặng là đối tượng lao động: A. Do con người tạo ra. B. Sẵn có. C. Do tác động của lao động. D. Thiên nhiên. Câu 14. Tất cả những nguyên vật liệu nhân tạo đều có nguồn gốc từ: A. Lao động. B. Tự nhiên. C. Nhà máy. D. Tái chế. Câu 15. Đối tượng lao động đã trải qua tác động của lao động, gọi là; A. Vật liệu. B. Nhiên liệu. C. Dược liệu. D. Nguyên liệu. Câu 16. Yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành của tư liệu lao động ,là: A. Công cụ lao động. B. Kết cấu hạ tầng. C. Phương tiện lao động. D. Hệ thống bình chứa. Câu 17. Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành : A. Công cụ lao động. B. Phương tiện lao động. C. Lực lượng sản xuất. D. Tư liệu sản xuất. Câu 18. Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa: A. Tư liệu lao động và đối tượng lao động. B. Sức lao động và tư liệu sản xuất. C. Sức lao động và tư liệu lao động. D. Sức lao động và đối tượng lao động. Câu 19. Một xã hội muốn có nhiều của cải vật chất phải thường xuyên chăm lo phát triển nguồn lực: A. Khoa học - kỹ thuật. B. Trình độ dân trí. C. Con người. D. Hệ thống máy tự động. Câu 20. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội gọi là: A. Kinh tế vĩ mô. B. Kinh tế vi mô. C. Phát triển kinh tế. D. Cơ cấu kinh tế hợp lí. Câu 21. Sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó, gọi là: A. Sự tăng trưởng kinh tế. B. Phát triển kinh tế. C. Phát triển vĩ mô. D. Phát triển vi mô. Câu 22. Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên: A. Phát triển kinh tế ổn định. B. Cơ cấu kinh tế hợp lí, công bằng. C. Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ. D. Vận động trong một cơ cấu nhất định. Câu 23. Hàng hóa là: A. Sản phẩm có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi, mua - bán. B. Sản phẩm của lao động, do một nhu cầu nào đó của con người, đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi, mua - bán C. Sản phẩm của lao động, có một nhu cầu nào đó, đi vào tiêu dùng thông qua qua trao đổi, mua - bán. D. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua- bán. Câu 24. Hàng hóa là một phạm trù: A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Lịch sử. Câu 25. Trong nền kinh tế hàng hóa, muốn tiêu dùng được giá trị sử dụng của hàng hóa, phải: A. Mua được hàng hóa đó. B. Dùng hàng hóa đó. C. Bán hàng hóa đó. D. Sản xuất ra hàng hóa đó. Câu 26. Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi đi vào tiêu dùng phải: A. Sản xuất ra hàng hóa. B. Vận chuyển hàng hóa. C. Bảo quản hàng hóa. D. Thông qua mua - bán. Câu 27. Hàng hóa có hai thuộc tính: A. Giá trị sử dụng và giá cả. B. Giá trị sử dụng và lượng giá trị. C. Giá trị sử dụng và giá trị. D. Giá trị sử dụng và thị trường. Câu 28. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua: A. Giá trị trao đổi. B. Giá trị sử dụng. C. Giá trị. D. Vật ngang giá. Câu 29. Giá trị hàng hóa là: A. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. B. Lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. C. Lao động cá nhân của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. D. Lao động hao tổn trong sản xuất hàng hóa. Câu 30. Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là: A. Thời gian lao động xã hội. B. Thời gian lao động xã hội cần thiết. C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động cá nhân. Câu 31. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí gộp với giá trị sức lao động của người sản xuất hàng hóa, gọi là: A. Hao phí sản xuất. B. Chi phí sản xuất. C. Lợi nhuận. D. Giá trị sản xuất. Câu 32. Giá trị tăng thêm của hàng hóa trong giá trị xã hội của hàng hóa, gọi là: A. Lợi nhuận. B. Giá trị sức lao động. C. Hao phí sản xuất. D. Giá trị sản xuất. Câu 33. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: A. T-H-T B. H-T-h C. H-T-H D. T-H-T’ Câu 34. Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác gọi là: A. Tỷ giá. B. Tỷ suất. C. Tỷ giá hối đoái D. Tỷ lệ trao đổi. Câu 35. Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ: Chặt chẽ với nhau. B. Mật thiết với nhau. C. Thân thiện với nhau. D. Hợp tác với nhau. Câu 36. Tiền tệ là sự thể hiện chung của: A. Giá trị của hàng hóa. B. Giả cả thị trường của hàng hóa. C. Giá trị xã hội của hàng hóa. D. Giá trị lao động của hàng hóa. Câu 37. Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ, gọi là: A. Thương trường. B. Chiến trường. C. Hậu trường. D. Thị trường. Câu 38. Các nhân tố cơ bản của thị trường là: A. Hàng hóa, tiền tệ, giao dịch. B. Hàng hóa, tiền tệ, người bán, người mua. C. Hàng hóa, tiền tệ, tỷ giá, tỷ suất. D. Hàng hóa, tiền tệ, tiêu dùng, giá trị. Câu 39. Nội dung của qui luật giá trị được biểu hiện trong: A. Sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Sản xuất và tiêu dùng hàng hóa. C. Sản xuất và tiêu hao hàng hóa. D. Sản xuất và chi phí sản xuất. Câu 40. Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, thì: Có giá trị khác nhau. B. Có giá trị xã hội khác nhau. C. Có giá trị cá biệt khác nhau. D. Có giá trị thị trường khác nhau.
Tài liệu đính kèm: