Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 9 - Tuần 24 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân Người thẩm định: Phạm Thị Lộc – Trường THCS Văn Lang .................................................... Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1. Môi trường sống của cây cải: A. Nước C. Đất – không khí B. Sinh vật D. Trong đất Câu2. Môi trường sống của cá chép: A. Nước C. Đất – không khí B. Sinh vật D. Trong đất Câu3. Môi trường sống của giun sán ký sinh: A. Nước C. Đất – không khí B. Sinh vật D. Trong đất Câu4. Cây phù hợp với môi trường râm mát là: A. Cây vạn niên thanh C. Cây phi lao B. Cây xà cừ D. Cây bạch đàn Câu5.Loài thú nào ưa hoạt động vào ban đêm A. Chồn , dê , cừu C. Trâu, bò, dơi B. Cáo, sóc, dê D. Dơi, chồn, sóc Câu6. Những cây sống ở vùng ôn đới có đặc điểm: A.Có nhiều mạch dẫn trong thân hơn B. Số lượng lỗ khí nhiều C. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có lớp bần D. Rễ cây phát triển , lan rộng hơn bình thường Câu7. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, lá có đặc điểm: A. Bề mặt lá có tầng cutin dày C. Số lượng lỗ khí tăng B. Số lượng lá nhiều D. Kích thước lá tăng, bản rộng Câu8. Đặc điểm phiến lá của cây ưa ẩm, ưa sáng: A. Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt C. Mô giậu phát triển B. Lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá D. Cả A, B, C đều đúng Câu9. Cây mọng nước sống ở nơi khô hạn, lá cây có đặc điểm: A. Phiến lá dày hoặc tiêu giảm B. Lá và thân có nhiều tế bào kích thước lớn chứa nước C. Lá một số cây biến thành gai D. Cả A, B, C đúng Câu10. Cây lá cứng sống ở nơi khô hạn, lá cây có đặc điểm: A. Phiến lá hẹp C. Gân lá phát triển B. Lá có nhiều lông D. Cả A, B, C đúng Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 9 - Tuần 25 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân Người thẩm định: Phạm Thị Lộc – Trường THCS Văn Lang .................................................... Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1. Quần thể sinh vật là: Tập hợp các cá thể cùng loài Cùng sống trong một khu vực nhất định, vào một thời điểm nhất định C.Có khả năng sinh sản D. Cả A, B, C đúng Câu2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể: A. Tỉ lệ giơí tính C. Mật độ quần thể B. Thành phần nhóm tuổi D. Cả A, B, C đúng Câu3. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể: A.Các cây xanh trong một khu rừng C.Các động vật sống trên đồng cỏ B. Các cá thể chuột sống trên một đồng lúa D. Cả A, B, C đều đúng. Câu4. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể: Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông Các con chim nuôi trong vườn Bách thú C.Các con sói trong một khu rừng D.Các con ong mật trong một vườn hoa Câu5. Trạng thái cân bằng của quần thể là: A.Khả năng duy trì nguồn thức ăn ổn định của quần thể B.Khả năng tạo ra sự ổn định về nơi ở của quần thể C.Khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể ở mức độ cân bằng D.Cả A, B, C đều đúng Câu6. Những đặc điểm có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác: A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân C.Văn hoá,giáo dục, mật độ, sinh- tử B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ,sinh-tử D. Hôn nhân, giới tính , mật độ Câu7. Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người, không có ở các quần thể khác: A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá C.Văn hoá, giáo dục, sinh- tử B.Pháp luật,kinh tế,văn hoá,giáo dục,hôn nhân D.Sinh sản,kinh tế,giáo dục Câu8. Yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và chính sách kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia: A. Tỉ lệ giới tính C. Sự tăng, giảm dân số B. Thành phần nhóm tuổi D. Cả A, B, C đúng Câu9. Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do: A.Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong B. Số người sinh ra bằng số người tử vong C.Số người sinh ra ít hơn số người tử vong D.Cả A, B, C đúng Câu10. Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh là: Điều kiện sống của nhiều người dân được nâng cao hơn Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện Nguồn tài nguyên dự trữ bị khai thác nhiều hơn Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 9 - Tuần 26 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân Người thẩm định: Phạm Thị Lộc – Trường THCS Văn Lang .................................................... Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1.Quần xã sinh vật là: Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau Cùng sống trong một không gian xác định Có mối quan hệ mật thiết , gắn bó với nhau như một thể thống nhất Cả A, B, C đúng Câu2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã: A. Số lượng, thành phần các loài sinh vật C. Thành phần loài B. Số lượng các loài D. Số lượng cá thể Câu3. Đặc điểm có ở quần xã và không có ở quần thể: A. Có số cá thể cùng một loài C.Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài B. Cùng sống trong một không gian xác định D. Có hiện tượng sinh sản Câu4. Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật: A. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật C. Gồm các sinh vật trong cùng một loài B. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật D. Gồm các sinh vật khác loài Câu5. Cân bằng sinh học trong quần xã được biểu hiện: A.Số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường B.Số lượng, thành phần các loài luôn thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh C.Số lượng cá thể luôn thay đổi D. Thành phần các loài luôn thay đổi Câu6. Hệ sinh thái bao gồm: A. Quần thể sinh vật C. Khu vực sống của quần thể B. Quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã D. Cả A,B, C đúng Câu7. Các thành phần của một hệ sinh thái: A. Các thành phần vô sinh C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải B. Sinh vật, sản xuất D. Cả A, B, C đúng Câu8.Trong một hệ sinh thái, thực vật là: A. Sinh vật phân giải C. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ D. Cả A, B, C đúng Câu9. Trong một hệ sinh thái: vi khuẩn, nấm là : A. Sinh vật phân giải C. Sinh vật sản xuất B. Sinh vật tiêu thụ D. Cả A, B, C đúng Câu10. Động vật trong chuỗi thức ăn : Cây xanh -> Sâu ăn lá -> ... -> Chim đại bàng A. Hổ B. Chim ăn sâu C. Sơn dương D. Thỏ Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 9 - Tuần 27 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân Người thẩm định: Phạm Thị Lộc – Trường THCS Văn Lang .................................................... Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1. Sinh vật nào dưới đây không phải là sinh vật sản xuất: A. Sinh vật dị dưỡng C. Vi khuẩn, nấm B. Động vật ăn thịt D. Cả A, B, C đúng Câu2. Những nhân tố vô sinh trong tự nhiên: A. Đất , cát, độ ẩm C. Mái che nắng B. Ruộng bậc thang D. Đất, nước, sinh vật Câu3. Những nhân tố vô sinh do con người tạo nên: A. Đất , cát, độ ẩm C. Mái che nắng B. Ruộng bậc thang D. Ruộng bậc thang, mái che nắng Câu4. Những nhân tố hữu sinh trong tự nhiên: A. Sinh vật sản xuất C. Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật phân giải D. Cả A, B, C đúng Câu5. Những nhân tố hữu sinh do con người tạo nên: A. Giun đất B. Nấm C. Cây trồng,vật nuôi D. Cây cỏ Câu6. Trong một chuỗi thức ăn , loài chuột là: A. Sinh vật sản xuất C. Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật phân giải D. Cả A, B, C đúng Câu7. Chuỗi thức ăn có 4 mắt xích là: A.Cây xanh- Châu chấu- Cáo-Vi khuẩn C. Cây xanh- Mèo- Chuột- Vi khuẩn B.Cây xanh- Thỏ- Chim đại bàng- Vi khuẩn D. Cây xanh-Sói -Thỏ-Vi khuẩn Câu8. Sinh vật nào là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn: A. Cây xanh và động vật C. Động vật, vi khuẩn và nấm B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm Câu9. Số chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn: Chuột Mèo Cây xanh Vi khuẩn Thỏ Cáo A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu10. Mắt xích chung nhất cho lưới thức ăn là: A. Thực vật B.Vi khuẩn C. Động vật D. Thực vật, vi khuẩn Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq môn:sinh học 9 - Tuần 28 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương -Trường THCS Thụy vân Người thẩm định: Phạm Thị Lộc – Trường THCS Văn Lang .................................................... Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời. Câu1. Xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn phát triển theo thứ tự: Thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp Thời kì nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp, xã hội nông nghiệp Thời kì nông nghiệp, xã hội nguyên thuỷ, xã hội công nghiệp Xã hội công nghiệp ,thời kì nguyên thuỷ, xã hội nông nghiệp Câu2. Cách sống của người nguyên thuỷ là: A. Săn bắt động vật C. Đốt rừng và chăn thả gia súc B. Hái lượm D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng Câu3. Con người biết trồng cây lương thực ở thời kì : A. Thời kì nguyên thuỷ C. Xã hội công nghiệp B. Xã hội nông nghiệp D. Cả A, B, C đúng Câu4. Thế kỉ được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp: A.Thế kỉ XVI B.Thế kỉ XVII C. Thế kỉ XVIII D.Thế kỉ XIX Câu5. Nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn xã hội công nghiệp được tiến hành bằng phương tiện: A. Thủ công C. Bán thủ công B. Sức kéo động vật D. Cơ giới hoá Câu6. Thành quả kĩ thuật tạo điều kiện để con người chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là: A. Chế tạo ra máy hơi nước C. Chế tạo ra động cơ điện B. Chế tạo ra máy bay, tàu thuỷ D. Chế tạo ra xe ô tô Câu7. Để bảo vệ tốt môi trường, điều cần làm là: Tăng cường chặt cây rừng và săn bắt thú rừng Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên , khoáng sản Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng Câu8. Rừng có ý nghĩa gì đối với tự nhiên và con người: A. Cung cấp gỗ, củi, thực phẩm C. Điều hoà khí hậu B. Giữ nước ngầm, điều hoà lượng nước D. Cả A, B, C đúng Câu9. Điều không nên làm: A. Sử dụng hợp lí tài nguyên tự nhiên B.Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất gây ô nhiễm C. Bảo vệ tài nguyên rừng D. Phá rừng Câu10. Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi: A. Đất bị xói mòn, thoái hoá C. Đất không giữ được nước B. Thú rừng giảm D. Cả A, B, C đúng Đáp án tnkq sinh 9 Tuần Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Câu7 Câu8 Câu9 Câu10 24 C A B A D C A D D D 25 D D B B C B B D A C 26 D A C B A B D C A B 27 D A D D C C B D C D 28 A D B C D A C D D D
Tài liệu đính kèm: