Đề kiểm tra môn:sinh học 9 - Tuần 19

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn:sinh học 9 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn:sinh học 9 - Tuần 19
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 19
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương –Trường THCS Thụy vân
 Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Biểu hiện của thoái hoá giống là:
 A. Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ C. Năng suất thu hoạch tăng lên
 B.Cơ thể lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ D.Cơ thể lai có sức sống kém dần
Câu2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là:
 A. Giao phấn xảy ra ở thực vật B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật 
 C. Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.
 D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.
Câu3. Giao phối cận huyết là:
 A. Giao phối giữa các cá thể khác bố mẹ B. Lai giữa các cây có cùng kiểu gen
 C. Giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau
 D. Giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
Câu4: ưu thế lai là hiện tượng:
 A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn C. Chống chịu tốt
 B. Sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh D. Cả A, B, C đúng
Câu5: ưu thế lai thể hiện rõ nhất khi thực hiện lai giữa: 
 A. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau C. Các cơ thể khác loài
 B. Các cá thể sinh ra cùng 1 cặp bố mẹ D. Hoa đực và hoa cái trên cùng 1 cây
Câu6. Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai rõ nhất ở thế hệ con lai:
 A. F1 B. F2 C. F3 D. F4
Câu7*. Giao phối gần gây hiện tượng thoái hoá, ở thế hệ sau có biểu hiện:
 A. Sinh trưởng, phát triển yếu C. Quái thai, dị tật bẩm sinh
 B. Khả năng sinh sản giảm, chết non D. Cả A, B, C đúng.
Câu8*. Nguyên nhân di truyền chủ yếu của hiện tượng ưu thế lai là do:
Cơ thể lai F1 sinh ra nhiều cặp gen hơn bố mẹ
Cơ thể lai F1 tập trung được nhiều gen trội có lợi của bố và mẹ
Cơ thể lai có nhiều cặp gen đồng hợp hơn bố mẹ
Cơ thể lai có ít cặp gen dị hợp hơn bố mẹ
Câu9**. Trong chọn giống và sản xuất, việc ứng dụng của tự thụ phấn và giao phối gần nhằm mục đích: 
 A.Củng cố, duy trì 1 số tính trạng mong muốn C. Phát hiện các gen xấu để loại bỏ
 B. Tạo ra các dòng thuần D. Cả A, B, C đúng. 
Câu10**.Trong chăn nuôi để tận dụng ưu thế lai người ta thường dùng phương pháp lai:
 A. Giao phối gần C. Lai kinh tế 
 B. Lai phân tích D. Giao phối ngẫu nhiên
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 20
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương –Trường THCS Thụy vân
 Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1.Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn giống là:
 A. Chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo C. Chọn lọc hàng loạt, chọn lọc cá thể
 B. Chọn lọc chủ định, chọn lọc không chủ định D. Chọn lọc qui mô lớn
Câu2. Phương pháp chọn lọc giống chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là:
 A. Chọn lọc không chủ định C. Chọn lọc hàng loạt 
 B. Chọn lọc qui mô lớn D. Chọn lọc qui mô nhỏ
Câu3. Phương pháp chọn lọc có sự kết hợp dựa trên kiểu hình lẫn kiểm tra kiểu gen là:
 A. Chọn lọc không chủ định C. Chọn lọc hàng loạt 
 B. Chọn lọc qui mô lớn D. Chọn lọc cá thể
Câu4. Trong chọn giống cây trồng , người ta thường sử dụng phương pháp:
 A. Gây đột biến nhân tạo C. Tạo giống ưu thế lai F1 , tạo giống đa bội thể 
 B. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp D. Cả A, B, C đúng
Câu5. Trong các phương pháp chọn giống cây trồng thì phương pháp nào được xem là cơ bản nhất:
 A. Gây đột biến nhân tạo C. Tạo giống ưu thế lai F1 , tạo giống đa bội thể 
 B. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp D. Cả A, B, C đúng
Câu6. Trong chọn giống vật nuôi chủ yếu người ta dùng phương pháp:
 A. Lai giống C. Gây đột biến nhân tạo 
 B. Tạo giống đa bội thể D. Cả A, B, C đúng
Câu7*. Ưu điểm của chọn giống hàng loạt:
 A. Đơn giản , dễ làm C. áp dụng rộng rãi
 B. ít tốn kém D. Cả A, B, C đúng
Câu8*. Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là: 
 A. Lúa , ngô C. Đậu tương
 B. Cà chua D. Cả A, B, C đúng
Câu9**. Nhược điểm của chọn giống cá thể:
ứng dụng không có hiệu quả trên cây trồng
Chỉ có hiệu quả trên cây trồng mà không có hiệu quả trên vật nuôi.
Hiệu quả thu được thấp hơn so với chọn lọc hàng loạt.
Tốn sức lực, đầu tư cho việc triển khai khá tốn kém 
Câu10**.Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống vật nuôi là chọn giống ưu thế lai ở :
 A. Trâu, bò C. Dê , cừu
 B. Lợn , gà D. Cả A, B, C đúng
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 21
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương –Trường THCS Thụy vân
 Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Giao phấn ở cây lúa gồm:
 A.Cắt vỏ trấu -> Khử nhị C. Bao ni lông bảo vệ
 B. Rắc nhẹ phấn lên nhụy D. Cả A, B, C đúng
Câu2. Phương pháp lai lúa được dùng phổ biến là:
 A. Cắt vỏ trấu C.Dùng máy hút chân không để khử nhị
 B. Dùng nước nóng để khử nhị D. Cả A, B, C đúng
Câu3. Dụng cụ tiến hành giao phấn cho cây gồm:
 A. Kéo , kẹp C. Cọc cắm , nhãn ghi công thức lai....
 B. Bao cách li D. Cả A, B, C đúng
Câu4. Tính trạng nổi bật của bò sữa Hà Lan và bò Sin:
 A. Có khả năng chịu nóng C. Cho tỷ lệ bơ cao
 B. Cho nhiều sữa D. Cả A, B, C đúng
Câu5. Tính trạng nổi bật của gà Tam Hoàng: 
 A. Tăng trọng nhanh C. Dễ thích nghi
 B. Đẻ nhiều trứng D. Cả A, B, C đúng
Câu6. Tính trạng nổi bật của giống lúa CR203:
 A. Có khả năng kháng rầy C. Chống hạn kém
 B. Năng suất cao D. Có khả năng kháng rầy, năng suất cao
Câu7*. Thời gian khử nhị và thụ phấn:
A.Cuối buổi chiều - thụ phấn lúc 8 –> 10 giờ hôm sau. 
B. Sáng khử nhị chiều thụ phấn 
C.Đầu buổi chiều - thụ phấn luôn D. Khử nhị xong thụ phấn luôn
Câu8*. Tính trạng nổi bật của giống ngô lai LVN20:
 A. Ngắn ngày C. Năng suất cao
 B. Chống đổ tốt D. Cả A, B, C đúng 
Câu9**. Chọn giống cây để lai giống:
2 giống có cùng thời gian sinh trưởng 
B. 2 giống khác nhau về màu sắc, kích thước hạt
 C. 2 giống khác nhau rõ rệt về chiều cao D. Cả A, B, C đúng.
Câu10**. Tính trạng nổi bật của cá chép lai:
 A. Dễ thích nghi, tăng trọng nhanh C. Phát dục sớm, đẻ nhiều trứng
 B. Tăng trọng nhanh D. Dễ thích nghi
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 22
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương –Trường THCS Thụy vân
 Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
 Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Môi trường sống của sinh vật là:
Nguồn thức ăn cung cấp cho sinh vật 
Các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật
Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật
Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm tác động lên sinh vật
Câu2. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật:
 A. Đất, nước, không khí B. Đất, nước, sinh vật, không khí 
 C. Đất, không khí , sinh vật D. Đất, nước, trên mặt đất-không khí,sinh vật 
Câu3. Yếu tố nào dưới đây là nhân tố sinh thái hữu sinh:
 A. ánh sáng, nhiệt độ C. Con người và các sinh vật khác
 B. Khí hậu, nước D. Độ ẩm, ánh sáng
Câu4. Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái :
 A. Vô sinh B. Hữu sinh C. Hữu cơ D. Cả A, B, C đúng
Câu5. Loại cây nào sau đây là cây ưa bóng:
 A. Cây xương rồng C. Cây phượng vĩ
 B. Cây me đất D. Cây dưa chuột
Câu6. Động vật ưa sáng:
 A. Thằn lằn B. Dơi C. Muỗi D. Cả A, B, C đúng
Câu7*. ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí nào của cây:
 A. Quang hợp C. Hút nước và hút khoáng
 B. Hô hấp D. Cả A, B, C đúng
Câu8*ánh sáng ảnh hưởng tới động vật :
Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật
Giúp động vật định hướng di chuyển trong không gian
ảnh hưởng tới hoạt động , khả năng sinh trưởng và sinh sản.
 D. Cả A, B, C đúng
Câu9**.Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là:
 A. Giới hạn sinh thái C. Tác động sinh thái
 B. Khả năng cơ thể D. Sức bền của cơ thể
Câu10**. Vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng:
ánh sáng chiếu vào cành phía trên nhiều hơn cành phía dưới 
Lá cây bị thiếu ánh sáng -> quang hợp yếu, hút nước kém .
Lượng hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp.
Cả A, B, C đúng
Phòng g d Việt trì đề kiểm tra tnkq 
 môn:sinh học 9 - Tuần 23
 Người ra đề : Nguyễn Thị Mai Hương –Trường THCS Thụy vân
 Người thẩm định: Phạm Thị Lộc - Trường THCS Văn Lang
....................................................
Em hãy chọn 1 phuơng án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu1. Sinh vật có cơ thể biến nhiệt là:
 A.Vi sinh vật, nấm , thực vật C. Động vật không xương sống
 B. Cá lưỡng cư, bò sát D. Cả A, B, C đúng
Câu2. Nhóm động vật hằng nhiệt là:
 A. Cá, chim, thú C. Bò sát, lưỡng cư
 B. Chim, thú, bò sát D. Chim, thú
Câu3. Động vật có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh:
 A. Gấu Bắc cực B. Hươu, nai C. Chim én D. Cừu
Câu4. Các sinh vật cùng loài có quan hệ:
 A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hỗ trợ, cạnh tranh
Câu5. Các sinh vật khác loài có quan hệ:
 A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh C. Đối địch D. Hỗ trợ, đối địch
Câu6.Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ:
 A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hội sinh
Câu7*. Đặc điểm của cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng:
 A. Phiến lá to, rộng, dày C. Phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
 B. Phiến lá tiêu giảm D.Phiến lá mỏng, bản rộng,mô giậu kém phát triển
Câu8*. Địa y sống bám trên cành cây là quan hệ :
 A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh C. Cộng sinh D. Hội sinh
Câu9**. Loài sinh vật có khả năng chịu lạnh tốt nhất:
 A. ấu trùng cá C. Trứng ếch
 B. ấu trùng sâu ngô D. Gấu Bắc cực
Câu10**. Quan hệ cạnh tranh khác loài là:
 A. Lúa và cỏ trên một cánh đồng C. Tảo và nấm trong địa y
 B. Rận và trâu, bò D. Cây nắp ấm và côn trùng
Đáp án tnkq sinh 9
Tuần
Câu1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
Câu7
Câu8
Câu9
Câu10
19
D
C
D
D
A
A
D
B
D
C
20
C
C
D
D
B
A
D
A
D
B
21
D
A
D
D
B
D
A
D
D
A
22
C
D
C
A
B
A
D
D
A
D
23
D
D
A
D
D
B
d
D
B
A

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh9-T19-23.doc