Đề kiểm tra môn Toán, Tiếng việt lớp 3

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Toán, Tiếng việt lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Toán, Tiếng việt lớp 3
Họ tên học sinh:Trường Lớp:
Kiểm tra
Môn toán
Câu 1: Chọn câu đúng
a) Trong các số sau: 45 990 ; 45 899 ; 45 789 ; 45 555 và 46 000. Số lớn nhất là:
A. 45 990	B. 45 899	C. 45 555	D. 46 000
b) Kết quả của phép tính 4800 : 8 x 4 là:
A. 240	B. 150	C. 400	D. 2400
Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
9561 = 9000 + 500 + 60 + 1
4327 = 4000 + 200 + 30 + 7
1000 + 900 + 80 + 2 = 1982
2000 + 7 = 2007
Câu 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
 25	 31 	 8 7 2	 3 5
x 3	x 2	x	x 4
 675	 2 8	 976	 2
Câu 4: Nối mỗi dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được khẳng định đúng:
5 phút
10 phút
15 phút
25 phút
20 phút
Lan đi từ nhà lúc 7 giờ kém 5 phút. Tới trường lúc 7 giờ 10 phút. Thời gian đi từ nhà đến trường là:
Mai về từ trường lúc 10 giờ. Đến nhà lúc 10 giờ 10 phút. Thời gian Mai đi từ trường về nhà là:
Cúc đi từ nhà lúc 7 giờ kém 15 phút. Tới thư viện lúc 7 giờ kém 10 phút. thời gian Cúc đi từ nhà đến thư viện là:
Trúc về từ thư viện lúc 9 giờ kém 25 phút. Đến nhà lúc 9 giờ kém 5 phút. Thời gian Trúc đi từ thư viện về nhà là:
Câu 5: Chọn câu đúng:
a) Một hình tam giác có độ dài các cạnh là 26cm, 37cm, 41cm thì chu vi hình tam giác đó là:
A. 94cm	B. 104cm	C. 109cm	D. 140cm
b) Đại lý gạo của cô Thu có 9876kg gạo, ngày đầu cô bán được 1560kg gạo, ngày thứ hai cô bán được 3795 kg gạo. Số ki-lô-gam gạo còn lại chưa bán là:
A. 4521kg gạo	B. 5421 kg gạo	C. 4512 kg gạo	D. 5412 kg gạo	
>
<
=
Câu 6: 
a) 284 : 4 x 9 63 x 9
b) 2534 – 1629 2096 – 2067 + 880
?
c) 537 8 x2 4938 + 5818
d) 9630 : 6 1093 + 256 x 2
Câu 7: Đúng ghi Đ sai ghi S
4000 + 2000 x 2 = 6000 x 2 = 12 000 . 	
16 000 – 4000 : 2 = 16 000 – 2000 =14 000 .
24 000 : 6 : 2 = 24 000 : 3 = 8000	 .	
18 000 : 3 x 2 = 18 000 : 6 = 3000	 .	
Họ tên học sinh:Trường Lớp:
Môn Tiếng Việt
Câu 1: Khoanh và chữ cái trước từ không chỉ trí thức.
1) a. bác sĩ	b. kỹ sư	c. công nhân	d. bác học
2) Điền tiếp các từ ngữ chỉ những người trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Bộ đội, chiến sĩ, dân quân,	.
Câu 2: 
a) Đọc đoạn thơ sau rồi gạch dưới những từ ngữ viết sai và viết lại cho đúng các từ ngữ đó vào chỗ trống ở dưới.
Voi là voi ơi	Ta đi qua rừng
Voi đi đánh nhé	Lau che san sát
Voi gầm voi dé	Voi nghe ta hát
Voi xé tơi bời !	Núi rội vang lừng !
Ta bế ta bồng	Ta đi leo đèo
Voi lên ta vác	Ta leo lên dốc
Vai ta vai sắt	Voi ơi khó nhọc
Chân ta chân đồng !	Khó nhọc cũng chèo !
	 (Theo tố hữu)	
b) Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp.
Từ ngữ có tiếng chương
Từ ngữ có tiếng trương
M : chương trình
a. 
M : khai trương
B.
Câu 3: Khoang tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng.
a. gẫy chân	b. gẩy đàn	c. vẩy cá	d. vẫy tay
e. lạnh lẻo	g. nhạt nhẽo	h. gốc rể	cần mẩn
Câu 4: Đọc hiểu:
Một bài học về phép lịch sự
Nhà văn viết cuốn truyện Giu-li-vơ kí vốn không phải là người rộng rãi và lịch sự lắm. Ông thường được những người giàu trong vùng gửi quà đến biếu, nhưng ông không bao giờ thưởng công cho những người hầu mang quà đến cho mình. Một lần ông đã nhận được một bài học về phép lịch sự.
Bữa ấy, một người hầu thường mang quà đến cho ông, xách một giỏ đầy thịt cá và hoa quả, đến gõ cửa nhà ông. Nhà văn ra mở cửa.
Chàng trai nói cộc lốc :
Này, chủ của tôi gửi cho ông một giỏ đầy các thứ đó!
Phật ý về thái độ mất lịch sự của chàng trai, nhà văn liền bảo :
Lại đây chú mình, ta sẽ dạy cho chú cách trao quà như thế nào cho lịch sự hơn một chút. Này nhé, chú tưởng tượng ta là chú còn chú sắm vai ta. Rồi nhà văn ngả mũ một cách rất lễ phép và nói với chàng trai :
Thưa ngài, chủ tôi mang đến biếu ngài chút quà mọn và mong ngài vui lòng nhận cho.
ồ, tốt lắm, chú nói hộ là ta rất cảm ơn, và đây là 50 xu gọi là thưởng công khó nhọc của chú.
Nhà văn vui vẻ phá lên cười và thưởng cho chàng trai 100 xu vì sự thông minh của anh ta.
(Theo nguyễn thị kim oanh sưu tầm)
Chi tiết nào cho thấy nhà văn trong câu chuyện này không lịch sự lắm? Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời.
Chi tiết cho thấy nhà văn trong câu chuyện này không lịch sự lắm là:
Vì sao nhà văn phật ý khi nhận quà từ chàng trai người hầu? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Vì chàng trai làm đổ giỏ quà.
Vì chàng trai nói cộc lốc với nhà văn khi trao quà.
Vì chàng trai không ngả mũ chào nhà văn.
Vì chàng trai đòi nhà văn tiền thưởng.
 3. Nhà văn dạy chàng trai hầu làm gì để thể hiện thái độ lịch sự khi trao quà? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
a. Ngả mũ chào người nhận quà.
b. Nói nhưng lời lịch sự với người nhận quà.
c. Thưởng tiền cho người nhận quà.
d. Đòi tiền thưởng của người nhận quà.
4. Việc làm nào của chàng trai hầu đã làm cho nhà văn học được một cách thể hiện thái độ lịch sự? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
a. Nói lời cảm ơn người gửi quà.
b. Thưởng tiền công cho người mang quà.
c. Ngả mũ chào người mang quà.
d. Nói cộc lốc với người mang quà.
5. Phần cuối câu chuyện, nhà văn đã hiểu ra điều gì? Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
a. Người hầu cũng biết tỏ thái đọ lịch sự.
b. Thể hiện lịch sự không chỉ bằng lời nói mà còn bằng thưởng công xứng đáng.
c. Nhà văn cũng cần phải lịch sự.
Câu 5: Viết ra giấy đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một người lao động em biết và yêu mến theo gợi ý sau:
Người đó tên là gì, có quan hệ với em như thế nào (là người thân hay hàng xóm, người tình cờ quen biết và ngày càng thân hơn)?
Người đó làm nghề gì ? ở đâu ?
Khi làm việc, em thấy người đó thường làm những việc, những động tác cụ thể nào?
Thái độ, sự say mê của người đó với công việc ra sao ?
Em thấy người đó có biểu hiện gì khéo léo, hoặc tài giỏi, thông minh khi làm việc ?
Kết quả công việc làm của người đó ra sao?
Em thấy mình học tập được ở người đó điều gì?
----------Hết-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_lop_3.doc