Đề kiểm tra môn sinh 7 kì I

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1050Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn sinh 7 kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn sinh 7 kì I
ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH 7 KÌ I
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Trình bày được khái niệm ĐVNS. Nhận biết được các đặc điểm chung nhất. Nêu được vai trò của ĐVNS với đời sống con người và đối với thiên nhiên.
- Nêu được những đặc điểm chung của ruột khoang.
- Trình bày được các đại diện của ngành giun dẹp. Mở rộng hiểu biết về các giun tròn, cơ chế lây nhiễm và cách phòng trừ.
- Hiểu được vai trò cơ bản của ngành thân mềm.
- Nêu được đặc điểm cấu tạo và hoạt động của đại diện lớp sâu bọ. Giải thích được một số vai trò của lớp giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.
- Trình bày được các tập tính của cá chép. Nêu được ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC VÀ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
* Mục tiêu
1. Kiến thức
- Kiểm tra kiến thức 
+ Ngành động vật nguyên sinh 
+ Ngành ruột khoang
+ Các ngành giun 
+ Ngành thân mềm
+ Ngành chân khớp
+ Động vật có xương sống
2. Kĩ năng
 - Kiểm tra kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
3. Thái độ
 - Tiếp tục giáo dục, củng cố niềm tin với tri thức khoa học góp phần định hướng tương lai
 4. Hình thành và phát triển năng lực học sinh
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, trình bày
+ Năng lực chuyên biệt: Quan sát, tìm mối quan hệ, định nghĩa, hình thành giả thuyết khoa học.
* HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 
- Trắc nghiệm : 30 % 
Chú ý: Nên áp dụng 2trong các hình thức trắc nghiệm khách quan như:
+ Lựa chon Đ – S
+ Điền khuyết
+ Ghép nối
+ Chọn ý đúng nhất
- Tự luận: 70 %
III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI
Tên Chủ đề (nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Ngành động vật nguyên sinh 
Khái niệm ĐVNS. Nhận biết được các đặc điểm chung nhất.
ĐVNS với đời sống con người và đối với thiên nhiên.
Số câu: 2 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu: 2 
số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15 %
1 câu
0,5 đ
(5 %)
1 câu
1 điểm
(10%)
2. Ngành ruột khoang
Đặc điểm chung của ruột khoang
Số câu: 1
số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu: 1
số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
1 câu
0,5 đ
(5%)
3. Các ngành giun
Một số đại diện chính của ngành giun dẹp
Cơ chế lây nhiễm và cách phòng trừ bệnh giun đũa
Số câu: 2
số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25
Số câu: 2
số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
1 câu
0,5 đ
(5 %)
1 câu
2 điểm
(20%)
4. Ngành thân mềm
Giải thích được đặc điểm cơ bản của ngành thân mềm
Số câu: 1
số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 1
số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
1 câu
1 điểm
(10 %)
5. Ngành chân khớp
Đặc điểm cấu tạo ngoài và hoạt động của đại diện lớp sâu bọ
Giải thích được một số vai trò của lớp giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.
Số câu: 2
số điểm: 2.5
Tỉ lệ %: 25
Số câu: 2
số điểm: 2.5
Tỉ lệ %: 25
1 câu
0,5 đ
(5 %)
1 câu
2 điểm
(20%)
6. Động vật có xương sống
Các tập tính của cá chép
 Cá khác với nhện và châu chấu.
Ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người.
Số câu: 3
số điểm: 2
Tỉ lệ %: 20
Số câu: 3
số điểm: 2
Tỉ lệ %: 20
1 câu
0,5 đ
(5%)
1 câu
0,5 đ
(5%)
1 câu
1điểm
(10%)
Tổng số câu 11
Tổng số điểm 10.0
Tỉ lệ % 100%
Số câu 3
Số điểm 1.5
Tỉ lệ 15 %
Số câu 6
Số điểm 5.5
Tỉ lệ 55 %
Số câu 1
Số điểm 2.0
Tỉ lệ 20 %
Số câu 1
Số điểm 1.0
Tỉ lệ 10 %
Tổng số câu: 11
Tổng số điểm: 10.0
Tỉ lệ % :100%
IV. NỘI DUNG ĐỀ:
A. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ngành nào sau đây cơ thể gồm một tế bào, chưa có các cơ quan chuyên hóa:
 A. Ngành động vật nguyên sinh. 	 B. Các ngành giun. 
 C. Ngành thân mềm. 	 D. Ngành chân khớp.
Câu 2. Đặc điểm chung của ruột khoang là:
 A. Cấu tạo cơ thể gồm hai lớp tế bào
 B. Đối xứng hai bên
 C. Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào, đều có gai để tự về và tấn công
 D. Không đối xứng, di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu
Câu 3. Nhóm động vật thuộc ngành giun dẹp là:
 A. Sán lá máu, sán bã trầu, sán dây
 B. Sán lá gan, giun kim, giun móc
 C. Giun rễ lúa, giun đỏ, đỉa
 D. Cả A, B, C
Câu 4. Đặc điểm của lớp sâu bọ là:
 A. Cơ thể có ba phần riêng biệt	 B. Đầu có một đôi râu
 C. Ngực có ba 3 đôi chân và hai đôi cánh	 D. Cả A, B, C
Câu 5. Tập tính của ca phát triển là do:
	A. Bơi bằng vây 
	B. Bộ não phát triển, có một vòng tuần hoàn
	C. Hô hấp bằng mang 
	D. Đầu thon nhọ, gắn chặt với thân
Câu 6. Cá khác với nhện và châu chấu là:
	A. mắt không có mi mắt
	B. Đầu có râu
	C. Có xương sống
	D. Tất cả các ý đều đúng
B. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 7. (1 điểm) Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá
Câu 8. (2 điểm) Trình bày cơ chế lây nhiễm và cách phòng tránh giun đũa.
Câu 9. (1 điểm) Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Câu 10. (2 điểm) Trình bày vai trò thực tiễn của lớp giáp xác đối với đời sống con người? Nêu tên đại diện?
Câu 11. (1 điểm) Vai trò của cá trong đời sống con người?
V. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN:
A. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
1
2
3
4
5
6
A
C
A
D
B
C
B. Phần tự luận:
Câu
Nội dung
Điểm
7
(1 điểm)
Trùng roi xanh, trùng giày, trùng biến hình
Là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho cá
0.5
0.5
8
(2 điểm)
Cơ chế lây nhiễm:
- Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí, phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi...), đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi, rồi lại về ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy.
0.5
0.5
Biện pháp phòng chống:
- Ăn uống vệ sinh: không ăn rau sống, không uống nước lã (ăn chín uống chín) 
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
- Tẩy giun định kì.
0.25
0.25
0.25
0.25
9
(1 điểm)
Chúng cùng có cơ thể là thân mềm, không phân đốt và khoang áo phát triển
1.0
10
(2 điểm)
Có lợi: Làm thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô, nguyên liệu để làm mắm, thực phẩm tươi sống: Tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy...
Có hại: Truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ tàu thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước: Con sun
1.0
11
(1 điểm)
-Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa vì có hàm lượng mỡ thấp. Dầu gan cá nhám, cá thu có nhiều vitmin A và D. Chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván. Da cá nhám dùng đóng giày, làm cặp. Cá ăn bọ gậy của muỗi truyền bệnh
-Nếu ăn phải cá nóc có thể bị ngộ độc chết người
0.75
0.25
Giáo viên ra đề: Lương Văn Tô
Đơn vị: THCS Tây Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_sinh_7_hay.doc