SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA Môn: Ngữ Văn 11 Thời gian làm bài: 45phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA. - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình Ngữ Văn 11. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. - Rút ra kinh nghiệm làm bài kiểm tra và có thái độ học tập tích cực. *Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị kiÕn thức: + Kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học Việt Nam Ngữ Văn 11. Văn bản đọc hiểu trong chương trình Ng÷ v¨n 11. + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT - MÔN NGỮ VĂN 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1- Tác giả Nam Cao Nhận biết được Đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao trước CM T8 Số câu: 1 Tỉ lệ: 20% Số điểm: 2 2,0điểm 2- Nghị luận về một vấn đề văn học( Tâm trạng chờ tàu của chị em Liên trong tp Hai đứa trẻ...) Phân tích một vấn đề văn học. Cụ thể: Phân tích tâm trạng đợi chờ tàu của hai chị em Liên. - Phát hiện thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua chi tiết tiêu biểu này. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học hoàn thành bài nghị luận phân tích một vấn đề văn học. Số câu: 1 Tỉ lệ: 80% Số điểm: 8 8điểm Tổng cộng: Số câu: 2 Tỉ lệ: 100% 2,0 điểm 8,0 điểm 10 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11 Thời gian làm bài: 45phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm): Hãy nêu đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng Tháng 8? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của mỗi đề tài ? Câu 2. (8 điểm): Hãy phân tích tâm trạng đợi chờ tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam để từ đó thấy được những thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua trang viết? --- Hết --- V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11 (KIỂM TRA 45 PHÚT) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 a. Đề tài chính trong sáng tác của Nam Cao trước CM tháng 8 1 điểm - Người trí thức nghèo - Người nông dân 0,5điểm 0,5điểm b. Một số tác phẩm tiêu biểu : - Người trí thức: Sống mòn, Đời thừa,Trăng sáng... - Người nông dân: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no... 1 điểm 0,5điểm 0,5điểm Câu 2 Hãy phân tích tâm trạng đợi chờ tàu của hai chị em Liên trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam để từ đó thấy được những thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua trang viết? 8 điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc... - Không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. b. Yêu cầu về kiến thức: * Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm: - Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn; có tấm lòng đôn hậu và quan niệm văn chương tiến bộ, có biệt tài về truyện ngắn; chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ nhẹ nhàng mà thấm thía. - Hai đứa trẻ ( Nắng trong vườn) là một truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, miêu tả thành công tâm trạng đợi chờ tàu của hai nhân vật chính với cái nhìn đầy cảm thông , chia sẻ... 0,5điểm * Trên cơ sở hiểu và phân tích tâm trạng đợi chờ tàu của 2 chị em Liên, từ đó nhận ra được những thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua trang viết: 1. Phân tích tâm trạng đợi chờ tàu của hai chị em Liên: Cảm xúc vui, buồn khó tả trước , trong và sau khi chuyến tàu đêm đi qua: - Tàu chưa đến: Khắc khoải, háo hức chờ mong. - Tàu đến: Hân hoan, say sưa ngắm nhìn. - Tàu đi : bâng khuâng , ngậm ngùi , nuối tiếc. 2.Thông điệp nhà văn gửi gắm ( ý nghĩa tư tưởng): - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động: Họ luôn hướng về ánh sáng, ngày mai với niềm tin, hi vọng vào sự đổi đời. - Kêu gọi con người hãy đấu tranh để thay đổi cái ao đời tù đọng bằng phẳng , tối tăm kia để cho những con người ấy vô danh nhưng đừng để họ vô nghĩa, những mầm cây non được đâm chồi, nảy lộc... * Đánh giá chung: - Tâm trạng đợi chờ tàu của hai chị em Liên đã mang đến cho Hai đứa trẻ một vẻ đẹp riêng: Đậm chất trừ tình và đượm buồn, dư ba. Thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của Thạch Lam. . 0,5 điểm 1,5điểm 1,5điểm 1,5 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 0,5điểm (!) Lưu ý: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. + Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. + Cho điểm tối đa với các bài viết sáng tạo. + Chú ý cách trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu....
Tài liệu đính kèm: